Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

0

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí

1. Bài tập 1, trang 145, SGK.
Đọc một tờ báo và xác định những thể loại văn bản báo chí trên tờ báo đó.
Trả lời: 
Đây là bài tập yêu cầu phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí qua một bản tin cụ thể :
– Bản tin nói về một sự kiện cụ thể mới xảy ra.
– Nêu địa điểm cụ thể thuộc tỉnh An Giang (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn).
– Mô tả một số chi tiết cụ thể của di tích : diện tích, cấp độ xếp hạng, vẻ đẹp, gắn với sự kiện cách mạng,…
Những điểm trên nói lên tính chất thời sự của bản tin. Còn đặc trưng ngắn gọn thì đã rõ (cả bản tin chỉ có khoảng 100 chữ và tít bài). Tính hấp dẫn thể hiện ở bản thân vấn đề di tích lịch sử cấp quốc gia.
2. Nhận xét về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí nói chung và đặc điểm của thể loại bản tin nói riêng ở bài báo (tin vắn) sau:
Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh, nhimg nhấn mạnh rằng chương trình không gian của mình không đe doạ ai. Trung Quốc cho biết đã thông báo vói nhiều nước khác, trong đó có Mĩ, về vụ thử nghiệm này. (N.T.ĐA -AFC BBC)
(Báo Tuổi trẻ, số 24/ 2007)
Trả lời: 
Phong cách ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản cần xem xét tin vắn (tức băn tin rất ngắn) ở đề bài theo ba đặc trưng đó:
a) Tính thông tin thời sự: Trong tin vắn trích ở đề bài, tính thời sự thể hiện ở việc đưa tin nhanh về một sự kiện mới xảy ra : Trung Quốc xác nhận đã thử nghiệm vũ khí tiêu diệt vệ tinh.
b) Tính ngắn gọn : Cả tin vắn đó chỉ có vài ba dòng, không có đầu đề riêng. Phần in đậm ở đầu tin vắn thay cho đầu đề.
c) Tính sinh động, hấp dẫnThể hiện ở bản thân vấn đề nêu ra (vấn đề liên quan đến một quốc gia lớn, hơn nữa là vấn đề có tính chất toàn cầu).
 
3. Phân tích tính sinh động, hấp dẫn của các tít báo (tên bài báo) sau đây:
a) Tìm thấy nhau sau 32 năm thất lạc
(Báo Tuổi trẻ, số 24/ 2007)
b) 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam
(Báo Tuổi trẻ, số 24/ 2007)
c) Chim hoạ mi vĩnh viễn bay xa… (bài viết về danh ca Năm cần Thơ – người nghệ sĩ có những bài, vở vọng cổ khó quên, trong đó có Chim hoạ mĩ)
(Báo Thanh niên, số 27/ 2007)
d) Thêm một kiểu tỏ tình chấn động chốn giảng đường
(Báo Thanh niên, số 27/ 2007)
Trả lời: 
Trong báo chí, những đầu đề (tít báo) cần thu hút được sự chú ý của người đọc. Thường người đọc, trước hết, xem lướt của tờ báo một lượt. Những tít hay, hấp dẫn sẽ được chú ý đọc. Cho nên đặt tít cho bài báo là cả một nghệ thuật.
a) Tít báo này hấp dẫn, gợi chú ý ở con số cụ thể về thòi gian thất lạc : 32 năm, còn ai thất lạc, vì lí do gì,… sẽ để dành cho nội dung bài báo. Người đọc phải đọc bài mới biết được.
b) Tít này hấp dẫn ở đề tài : người giàu nhất và giới hạn ở con số 100. Hơn nữa còn đề cập đến một hiện tượng có tính thời sự cao vào thời gian những năm 2006, 2007. Đó là vấn đề thị trường chứng khoán.
c) Tít này lấy từ một bài ca nổi tiếng của người nghệ sĩ tài danh làm đầu đề, gợi lại những kỉ niệm đáng nhớ của khán giả với người nghệ sĩ. Hơn nữa, cụm từ vĩnh viễn bay xa nói được sự từ giã cõi đời mà nhẹ nhàng, không đau thương, tang tóc.
d) Tít này hấp dẫn ở bản thân đề tài “kiểu tỏ tình”, hơn nữa lại hợp với lứa tuổi độc giả của báo, lứa tuổi thanh niên chốn học đường.
 
4. Phân tích đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện qua văn bản sau:
TIN TỨC MỌI MIỀN
Hậu Giang: Sáng 23 – 2, nước mặn từ biển Tây đang tiếp tục lấn sâu vào thị xã Vị Thanh và huyện Long Mĩ với nồng độ mặn tăng nhanh. Lúc 6 giờ 10 ngày 23-2 là 2-5,3 phần nghìn.
(Báo Tuổi trẻ, ngày 24 – 2 – 2010)
Trả lời: 
Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí thể hiện ở văn bản đó như sau :
– Tính thông tin thời sự : đưa tin nhanh chóng (sự việc xảy ra ngày 23-2 thì báo ngày 24-2 đưa tin) và rất cụ thể (thời gian, địa điểm, số liệu,…).
–  Tính ngắn gọn : cá văn bản chỉ có 2 câu và đề bài (tít báo).
– Tính sinh động, hấp dẫn : vấn đề thời sự, liên quan đến đời sống con người nên cần quan tâm.
 
5. Trong một tờ báo có thể đăng một bài thơ, một truyện ngắn, có thể có một bài báo bình luận về tình hình thời sự, chính trị, có thể có bài hướng dẫn sử dụng một loại thuốc chữa bệnh. Những bài đó có thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí không ? Vì sao ?
Trả lời: 
Tuy được đăng trên một tờ báo, nhưng những văn bản như thơ, truyện vẫn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ; bài bình luận về vấn đề thời sự, chính trị thì thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận ; còn văn bản hướng dẫn sử dụng kiến thức thuộc về phong cách ngôn ngữ khoa học. Xét về nội dung, mục đích, phương tiện ngôn ngữ,… chúng không thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Leave a comment