Soạn bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu

0

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu

I.Đọc- hiểu văn bản

Câu 1:

“Phú sông Bạch Đằng” mang những đặc trưng cơ bản của thể phú. Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật và phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời.

Bố cục của bài:

+Đoạn 1- “Khách có lẻ… luống còn lưu”: giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc của khách hi du ngoạn qua sông Bạch Đằng.

+Đoan 2: “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”: cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão.

+Đoạn 3: “ Rồi vừa đi… lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão.

+Đoạn 4 – còn lại: lời kết- bình luận của nhân vật khách- tác giả.

-Vị trí của chiên thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài sông Bạch Đằng trong văn học:

Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông, nằm giữa Quảng Nin và Hải Phòng, nơi ghi dấu nhiều chiến công trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Đáng nhớ nhất là các trận thủy chiến: năm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán ; năm 1288, Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên. Từ đó sông Bạch Đằng trở thành một di tích lịch sử quen thuộc.

Nhiều tác giả viết về đề tài sông Bạch Đằng như: Trần Minh Tông (Bạch Đằng Giang), Nguyễn Sưởng( Bạch Đằng Giang), Nguyễn Trãi( Bạch Đằng hải khẩu), Nguyễn Mộng Tuân (Hậu Bạch Đằng giang phú,…). Trong đó nổi tiếng nhất là Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đăng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bài phú được viết vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên thắng lợi. Điều này vẫn còn là 1 ẩn số.

Câu 2:

Nhân vật khách có thể là chính tác giả, cũng có thể do tác giả sáng tạo ra theo kết cấu thường gặp của bài phú.

 Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của nhân vật khách:

–   “khách” giương buồm giong gió lướt bể chơi trăng nhưng mục đích không chỉ dể thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tìm hiểu mảnh đất từng ghi nhiều dấu ấn chiến công của dân tộc.

–  Khách xuất hiện với tư thế của người đi nhiều, hiểu biết rộng, có tâm hồn phóng khoáng, chí hướng lớn lao: “Nơi có người đi…bốn phương vẫn còn tha thiết”.

 Tâm hồn, tráng chí của khách: được gợi lên thông qua hàng loạt địa danh. Những địa danh này gồm 2 loại :

–   Loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc: tác giả đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng tưởng tượng. Những địa danh này gắn liền với không gian rộng lớn, phù hợp với “tráng chí bốn phương”.

–  Loại địa danh gắn với không gian cụ thể trên đất nước Việt Nam (của Đại Than, bến Đông Triều…): đây là những địa danh có thực, được tác giả miêu tả rất hùng vĩ và hoành tráng. => Nhân vật “khách” có tầm hiểu biết rộng về lịch sử dân tộc, có tráng chí tự do và tâm hồn phóng khoáng.

Nhưng ở đoạn đầu, tất cả những địa danh lừng lẫy mà khách điểm tên và kể rằng đã từng đi qua thì hoàn toàn là những điển cố lấy từ văn chương Trung Quốc. Nghĩa là qua đọc sách, và hoàn toàn là tưởng tượng từ sách vở – những chuyến đi trong tưởng tượng. Tất cả chỉ để thể hiện tráng chí hải hổ của chim bằng, chim phượng, bậc đại trượng phu tung hoành thiên hạ mà thôi.

Câu 3:

Cảnh vật thiên nhiên hiện lên trước mắt nhân vật khách thật bao la, hùng vĩ, hoành tráng của “sóng kình” (sóng to, dữ như cá kình- ẩn dụ tượng trưng) lớp lớp, biển trời một sắc xanh xòe đuôi trĩ long lanh, rực rỡ. Lại nhớ câu thờ Đường “Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”. Mặt khác cảnh vật hai bên bờ sông lại vắng vẻ, hoang vu, hiu hắt. Những dấu tích chiến trường xưa, theo dòng thời gian ngày càng hoang phế, điêu tàn:

“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”

Trước cảnh tượng ấy, lòng khách sao khỏi dấy lên nhiều cảm xúc khác nhau, vui buồn lẫn lộn, vừa hân hoan vừa sầu thảm, vừa nuối tiếc vừa tự hào. Hân hoan trước cảnh sông nước oai hùng thơ mộng, tự hào với dòng sông từng ghi bao chiến công diệu kì hiển hách của cha ông nhưng lòng khách cũng không khỏi sầu thảm tiếc thương cho cảnh chiến trường xưa oanh liệt, bao sự nghiệp anh hùng ngày nào chói lọi đang bị thời gian làm cho mờ mịt, quạnh hiu.

Khách có cảm giác vừa vui vừa buồn, vừa tự hào vừa nuối tiếc => Khách có tráng chí bốn phương, yêu nước, tự hào dân tộc.

– Khách vui, tự hào: vì cảnh bát ngát, thướt tha, nước trời một sắc => cảnh non sông hùng vĩ, như thơ, như mộng. Tự hào vì dòng sông ghi bao chiến công hiển hách.

– Khách buồn, nuối tiếc: vì những dấu tích oanh liệt ngày xưa nay đìu hiu, ảm đạm. Dòng thời gian đang vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ.

Câu 4:

Nhân vật các “bô lão” là hình ảnh tập thể, xuất hiện như một sự hô ứng. Tác giả tạo ra nhân vật này- hình ảnh có tính lịch đại- nhằm tạo không khí đối đáp tự nhiên, kể cho “khách” nghe về những trận thủy chiến ở đây.

Qua lời kể của các “bô lão” chiến tích sông Bạch Đằng hiện lên thật vĩ đại và hào hùng:

– Theo trình tự diễn biến trận đánh, từng cảnh, từng việc hiện ra qua lời kể vắn tắt và rất sinh động như là đang, vừa diễn ra trong hiện tại. Khí thế quân sĩ và vũ khí, trang bị, thuyền bè, tinh kì cờ quạt…tất cả đều mạnh mẽ, oai hùng với khí thế “Sát thát”, chủ động dụ giặc, chủ động chờ giặc, chủ động tiến công giặc. Tình thế trận đán quyết liệt gay go, căng thẳng. Biện pháp khoa trương phóng đại được sử dụng rất đúng lúc.

– Giọng văn hào hùng sôi nổi, khinh bỉ kẻ thù cậy mạnh, hung đồ lừa dối: nào Lưu Cung, nào Tất Liệt…tham vọng khôn cùng, kiêu căng, ngạo mạn…đã làm trái lòng người…càng chuốc lấy thảm bại mà thôi.

– Qua lời bình luận của các bô lão

(Từ đoạn “Tuy nhiên…lệ chan) ta đã thấy: Ta thắng vì ta được lòng trời, lòng người, ta có chính nghĩa, nhân nghĩa, giặc cậy mạnh hung đồ giả dối, phi nghĩa làm trái lòng trời nên đại bại là tất nhiên. Đó là thiên thời. Tiếp theo là địa lợi: địa hiểm, sóng nước Bạch Đằng con nước thủy triều cũng góp phần thằng giặc. Sau nữa là nhờ có nhân tài – có người tài giỏi giữ nước. Đặc biệt là có Đại vương Hưng Đạo thần cơ diệu toán, mưu cao mẹo giỏi, biết xem thế giặc “kim niên tặc nhàn năm nay đánh giặc dễ” để bày mưu đặt kế giúp hai vua thắng giặc.

Ý nghĩa của trận đánh là rửa nhục cho đất nước, tái tạo công lao để tiếng thơm còn mãi với lịch sử với thời gian.

Câu 5:

Lời ca của các “bô lão” khằng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách ở đây, đồng thời khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của chân lí lịch sử: “bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu dan thiên cổ”.

Lời ca của “khách” (theo lối liên ngâm) cũng tiếp nối niềm tự hào về non sông hùng vĩ, nhưng thể hiện quan niệm về nhân tố quyết định trong cuộc đánh giặc giữ nước không chỉ ở địa thế hiểm yếu mà là vai trò quan trọng đặc biệt hơn hẳn của con người (yếu tố quyết định là con người) trước hết là “anh minh hai vị thánh quân”. Đó là một quan niệm tiến bộ, có ý nghĩa nhân văn của tác giả.

Câu 6:

Giá trị về nội dung: bài thơ đã mang lai một giá trị về nội dung vo cùng sâu sắc: thể hiện được tư tưởng yêu nước tập trung qua việc ca ngợi tinh thần anh hùng bất khuất, niềm tự hào dân tộc qua chiến thắng trên sông Bạch Đằng, vẫn sáng ngời hào khí Đông A. bên cạnh đó, ca ngợi và khẳng định truyền thống đạo lí chính nghĩa, nhân nghĩa sáng ngời, đề cao ca ngợi con người.

Giá trị về nghệ thuật:kết cấu chủ (bô lão) – khách (tác giả) đối đáp: bố cục rõ ràng, đơn giản mà chặt chẽ; hình tượng nghệ thuật sống động. Đặc biệt, hình tượng hoàng tráng mà trữ tình: dòng sông Bạch Đằng trong quá khứ oai hùng và trong hiện tại bát ngát hoang vu, hiu quạnh. Hai không gian, hai thời gian và một truyền thống dân tộc được nối kết, thống nhất, nghệ thuật hóa hoàn hảo. Lời văn khoa trương, tự nhiên, phóng túng…

II. Luyện tập

Bài 1: Học sinh học thuộc lòng một số câu thơ trong bài mà mình thích.

Bài 2: So sánh đoạn kết bài “Phú sông Bạch Đằng” với bài thơ “Sông Bạch Đằng” (Nguyễn Sưởng).

*Gần gũi:

 – Cùng ca ngợi chiến thắng Bạch Đằng thời Trùng Hưng

– Cùng ca ngợi các yếu tố thiên nhiên và con người làm nên chiến thắng.

– Cùng nhấn mạnh thiên nhiên hiểm trở, hùng tráng, càng nhấn mạnh yếu tố con người.

– Cùng viêt bằng chữ Hán.

*Khác biệt:

– Về thể loại: Bài “Sông Bạch Đằng” được viết theo thể thơ Đường luật (ngắn); bài “Bạch Đằng giang phú” viết theo thể phú cổ thể (dài)

– Về quan hệ giữa thiên nhiên và con người: bài thơ “Sông Bạch Đằng” không thật nổi rõ, hơn yếu tố con người. Không rõ yếu tố phẩm chất người anh hùng. Còn bài phú của Trương Hán Siêu; khằng định yếu tố quyết định nhất là con người anh hùng với phẩm chất đạo đức cao cả.

Giaibaitap.me

Leave a comment