Soạn bài Ra – ma buộc tội
Soạn bài Ra – ma buộc tội
1. Phân tích thái độ và hành động của Ra-ma khi gặp lại vợ để làm rõ xung đột nội tâm của nhân vật.
Trả lời:
Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể lại câu chuyện tái ngộ của hai vợ chồng Ra-ma và Xi-ta. Nhân vật Ra-ma xuất hiện ở đây với một thái độ khác thường, một mặt là thái độ của một người anh hùng, một đức vua trọng danh dự, luôn đề cao danh dự, mặt khác là thái độ của một người chồng có chút ghen tuông. Vì vậy, cần phân biệt ở Ra-ma hai tư cách : tư cách của một ông vua đòi hỏi phải tuân thủ mọi quy ước của cộng đồng, đặc biệt là quy ước về danh dự cá nhân – danh dự cộng đồng và tư cách của một người chồng có vợ bị quỷ vương cưỡng đoạt.
a) Thái độ của Ra-ma
– Thái độ của người anh hùng, của đức vua: Theo quan niệm của sử thi, vua phải tuân thủ mọi quy ước của cộng đồng, trong đó đặc biệt là quan niệm về danh dự.
+ Quan niệm về danh dự được biểu hiện qua những khía cạnh nào ?
+ Trách nhiệm bảo vệ danh dự được Ra-ma ý thức như thế nào ?
+ Danh dự cá nhân có quan hệ gì với danh dự cộng đồng không ?
+ Cách quan niệm về danh dự của Ra-ma có tuân thủ tập tục truyền thống không ? Ra-ma đã so sánh cách hành động của mình với những ai ?
+ Ra-ma thường nhấn mạnh những điều gì ? Việc Ra-ma tiêu diệt Ra-va-na có mang tính chất trả thù riêng tư, cá nhân không ?
– Thái độ của người chồng:
+ Với tư cách một người chồng có vợ bị quỷ vương xúc phạm, Ra-ma nghĩ thế nào ?
+ Ra-ma có ghen tuông, ngờ vực không ?
b) Hành động của Ra-ma
– Hành động chối bỏ Xi-ta của Ra-ma cũng ở hai tư cách : vua và chồng. Hành động đó cho thấy vị quân vương luôn luôn đứng trên quyền lợi của cộng đồng và chứng tỏ người chồng biết nghĩ xa trông rộng, bởi lẽ tình yêu thương bao giờ cũng đi liền với danh dự.
– Đi đến quyết định đó không phải là dễ dàng. Xung đột nội tâm của Ra-ma được biểu hiện như thế nào ?
– Hành động chối bỏ vợ của Ra-ma có mang vẻ đẹp của nhân vật anh hùng sử thi không ?
– Hành động của Ra-ma có tính chất công khai, minh bạch không ? Vì sao ?
– Nơi diễn ra hành động chối bỏ Xi-ta của Ra-ma là một không gian công cộng. Không gian đó có tính chất gì liên quan tới tiêu đề đoạn trích ?
– Việc chối bỏ Xi-ta có đồng nghĩa vói việc Xi-ta đã chết về mật tinh thần trong quan niệm của Ra-ma và mọi người không ?
– Cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật Ra-ma cho thấy lí tưởng của thời đại sử thi, cho thấy vẻ đẹp của các nhân vật anh hùng sử thi.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Xi-ta.
Trả lời:
Diễn biến tâm trạng của Xi-ta :
– Trước khi gặp chồng: Xi-ta nóng lòng mong muốn gặp lại người chồng yêu quý. Thậm chí nàng không muốn trang điểm, bỏ qua tục lệ tắm rửa vì muốn tới gặp chồng cho nhanh. Việc làm đó của Xi-ta chứng tỏ tình yêu nồng nàn mà nàng dành cho chồng.
– Khi gặp chồng :
+ Xi-ta bị đặt vào những tình huống như thế nào ?
+ Xi-ta có bị bất ngờ không ? Phản ứng của nàng trong các tình huống ấy như thế nào ?
+ Từ hi vọng chuyển sang thất vọng, Xi-ta đi đến quyết định gì ? Vì sao ?
3. Phân tích cách lập luận tự bênh vực mình của Xi-ta.
Trả lời:
Cách lập luận của Xi-ta :
– Cách xưng hô thân mật chàng – thiếp của Xi-ta nhằm mục đích gì ?
– Phản ứng lại Ra-ma, Xi-ta đã có những nhận xét như thế nào về lời lẽ của chàng ?
– Nếu Ra-ma dùng danh dự để buộc tội Xi-ta thì Xi-ta đứng trên lập trường nào để tự bênh vực, bảo vệ mình ?
– Tại sao Xi-ta lại nhấn mạnh hoàn cảnh “mình đang chết ngất đi” ?
– Việc Xi-ta viện dẫn dòng dõi thần linh của mình khi đối đáp với Ra-ma có ý nghĩa gì ?
– Tại sao Xi-ta lại nhấn mạnh tình yêu của mình đối với Ra-ma ?
– Lời đối thoại của Xi-ta cho thấy nàng có những tư cách nào ?
– Cách lập luận đó dẫn tới hành động nào ? Ý nghĩa của hành động đó ?
Lập luận của Xi-ta trước những lời buộc tội của Ra-ma cho thấy bản lĩnh của người phụ nữ thuỷ chung, của tình yêu son sắt. Xi-ta dũng cảm chấp nhận cái chết để chứng minh sự trong trắng toàn vẹn của mình. Đây cũng là một mẫu anh hùng tiêu biểu của sử thi.
4. So sánh cảnh gặp mặt của vợ chồng Uy-lít-xơ (trong Uy-lít-xơ trở về) và của vợ chồng Ra-ma (trong Ra-ma buộc tội).
Trả lời:
Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.
Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.
a) Sự giống nhau :
– Về nội dung :
+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.
+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.
+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.
+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi của các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.
+ Các nhân vật đều gắn với thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.
+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.
+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.
– Về nghệ thuật :
+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.
+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đời, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thời đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.
b) Sự khác nhau :
Anh (chị) tự so sánh theo các nội dung sau :
– Ai là người bị thử thách ?
– Mức độ thử thách ?
– Người đặt điều kiện thử thách ?
– Lĩnh vực thử thách ?
– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?