Soạn bài: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành – Ngắn gọn)

0

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Nhan đề của tác phẩm:

– Đặt tên cho tác phẩm là Rừng xà nu dường như đã chứa đựng được cảm xúc của nhà văn và linh hồn tư tưởng chủ đề tác phẩm.

– Rừng xà nu còn ẩn chứa cái khí vị khó quên của đất rừng Tây Nguyên, gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, man dại- một sức sống bất diệt của cây và tinh thần bất khuất của cả dân tộc Việt Nam.

– Rừng xà nu mang nhiều tầng nghĩa bao gồm cả ý nghĩa tả thực lẫn ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp ý nghĩa này xuyên thấm vào nhau toát lên hình tượng sinh động của xà nu, đưa lại không khí Tây Nguyên rất đậm đà cho tác phẩm.

b. Cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác:

– Nằm trong “tầm đại bác”, ngày 2 lần bị bắn, “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào cây xà nu cạnh con nước lớn”.

– Hàng vạn cây không cây nào không bị thương.

⇒ Nằm trong thư thế của sự hủy diệt bạo tàn, trong tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết.

c. Hình ảnh những ngọn đồi, cảnh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp cho đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm: gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng và bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên, cả miền nam và của cả dân tộc.

Câu 2 (trang 48 – 49 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể chính là Tnú với những phẩm chất đáng quý:

– Sớm gắn bó và trung thành Cách mạng:

+ Từ nhỏ đã hăng hái làm công tác giao liên.

+ Khi bị họng súng của giặc “chĩa vào tai”, Tnú đã nuốt lá thư vào bụng.

+ Có niềm tin tuyệt đối vào Đảng.

+ Quyết vượt qua sự hạn chế của bản thân, khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay, Tnú không thèm kêu van.

– Gan góc – dũng cảm – mưu trí:

+ Trước sự khủng bố của kẻ thù, Tnú vẫn dám đi liên lạc.

+ Xông ra cứu vợ con, bất chấp nguy hiểm.

+ Với bài tay tật nguyền, Tnú giết được tên chỉ huy.

– Giàu lòng yêu thương:

+ Với quê hương: xúc động khi về thăm làng.

+ Với cụ Mết: dành tặng cụ một ít muối

+ Với vợ con: quyết ra cứu vợ con, luôn giữ kỉ niệm về Mai.

– Tính kỉ luật cao:

+ Ý thức bảo vệ bí mật của Tổ quốc, khi bị bắt nuốt luôn lá thư.

+ Vượt qua bi kịch cá nhân quyết tâm chiến đấu.

+ Tuân thủ nghiêm phép của cấp trên khi về thăm làng.

⇒ Tnú mang vẻ đẹp tiêu biểu của con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước: gan góc, dũng cảm, yêu thương, mưu trí, trung thành với Đảng.

* Nếu nhân vật A Phủ được Tô Hoài miêu tả chủ yếu với cái nhìn bên ngoài thông qua ngoại hình và hành động thì Tnú được Nguyên Ngọc khám phá từ những xung đột, giằng xé nội tâm từ bên trong.

b. Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc lại tới bốn lần việc Tnú không cứu được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” như một điệp khúc đau thương, day dứt nhằm nhấn mạnh:

“Khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất cũng không cứu được”.

⇒ Khắc sâu chân lí: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống laị bọn phản cách mạng, đó là chân lí đấu tranh ngàn đời của dân tộc. Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

c. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man làm sáng ngời chân lí của dân tộc ta trong thời địa bấy giờ: chỉ có cầm vũ khí đứng lên là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ những gì thiêng liêng nhất, và mọi thứ sẽ thay đổi.

d. Vai trò của các nhân vật:

Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.

+ Cụ Mết: hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.

+ Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

+ Bé Heng là thế hệ tiếp nối đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

⇒ Mỗi người một nét riêng, một tính cách riêng nhưng họ là một tập thể nhân dân anh hùng, số phận và phẩm chất của họ tiêu biểu cho một thế hệ con người Việt Nam sinh ra trong thời đại đau thương mà anh dũng của dân tộc

Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Hình tượng cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có một sự gắn kết hữu cơ hết sức sâu sắc, mà ở đó sức sống mãnh liệt, sự kiên định trường tồn thể hiện sinh động, mạnh mẽ, kiêu hãnh. Vẻ đẹp sức sống và sự gắn bó của cây rừng xà nu cùng với nhân vật Tnú trở thành một phần sự sống của Tây Nguyên, đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn.

Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm:

+ Khuynh hướng sử thi thể hiện đậm nét ở tất cả các phương diện: đề tài, chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật, giọng điệu… Cách thức trần thuật: kể theo hồi tưởng qua lời kể của cụ Mết (già làng), kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể ” khan”- sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những bài “khan” được kể như những bài hát dài hát suốt đêm.

+ Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.

+ Chất Tây nguyên đậm nét: Từ nhân vật, đến ngôn ngữ, bối cảnh…

+ Xây dựng cốt truyện và tình huống xung đột.

+ Kết cấu mở.

+ Sắp xếp đan xen thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật ⇒ Chuyện một đời người được kể một đêm qua lời cụ Mết đan xen với lời kể ở ngôi thứ ba.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm

Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Hình ảnh đôi bàn tay Tnú:

– Bàn tay Tnú gắn liền với cuộc đời nhân vật, đi dọc theo tác phẩm và trở thành điểm nhấn của tác phẩm.

– Đôi bàn tay khi nguyên vẹn: đôi bàn tay của nghĩa khí, của nghị lực viết chữ, đôi bàn tay lành lặn, đôi bàn tay hừng hực của ngọn lửa chiến đấu, căm thù, ý chí mạnh mẽ, gan góc, kiên cường.

– Bàn tay khi bị giặc đốt, được chữa lành, anh vào lực lượng, tiếp tục chống giặc, vẫn vững vàng cầm vũ khí.

⇒ Chủ nghĩa anh hùng ca.

Leave a comment