Soạn bài Số phận con người – Sô-lô-khốp – SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2

0

Soạn bài Số phận con người – Sô-lô-khốp – SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2

I. Soạn văn
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của An-drây Xô-cô-lôp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a?
–  Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
Năm 1944, sau khi thoát khỏi ách nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đă bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Bóc-lin. Nhưng đúng sáng ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.
Anh đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra”, trở thành “người mất hồn”. Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.

–  Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống – lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.

–  Xô-cô-lốp không cầm được nước mắt trước hình ảnh cậu Va-ni-a. Nỗi đau không thể diễn tả thành lời, chỉ có thể diễn tả bằng những giọt nước mắt.
Hình ảnh Xô-cô-lốp không những thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, mà còn nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên – đây là yếu tố tạo nên sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
2. Việc An-đrây nhận cậu bé Va-ni-a làm con nuôi có tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a, và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được hiểu như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?
–    Giữa lúc đang làm vào tâm trạng, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ni-a cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động. Việc làm đó đà tác động sâu sắc đến cả hai người: một đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa và một người già cũng đã mất hết người thân vì chiến tranh.
–   Tâm hồn ngây thơ của cậu bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây đã được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động: khi hiểu rõ tình trạng của Va-ni-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trong Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Khi nghe Xô-cô-lốp tuyên bố như vậy, lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít la vang ca buồng lái… Còn Xô-cô-lôp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”. Sức mạnh của tình yêu thương sưởi ấm trái tim cô đơn, đom lại niềm vui sống. Với lòng nhân bậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ni-a, chăm sóc nó.
–   Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật, vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.
3. An-đrây Xô-có-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào? Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp:
–    Khó khăn củá Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ni-a làm con trong công cuộc thường nhật: việc nuôi dưỡng chăm sóc, những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức, vết thương tâm hồn vẫn còn đau đớn.
–  Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
4. Thái độ của người kể chuyện, ý nghĩa lời trữ tình ngoại để ở cuối truyện?
Thái độ người kể chuyện:

–  Thái độ của người trần thuật là đồng cảm và tin tưởng.
–   Đoạn kết tác phẩm là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với số phận cá nhân (hình ảnh “những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng”, giọt nước mắt “trong chiêm bao”.
5. Theo anh (chị) trong đoạn trích này, tác giả đã nghĩ gì về số phận con người.
Gợi ý tên truyện nguyên văn bằng tiếng Nga là Sutba delveka có nghĩa là “số phận một con người”. Vậy đề tài của truyện là phản ánh số phận một con người cụ thể: cậu bé Va-ni-a hoặc Xô-cô-lốp chứ không phải số phận con người nói chung. Tuy nhiên, đây là tác phẩm viết về thời hậu chiến, nên những nỗi đau mất mát quá lớn của con người sau chiến tranh cũng là chủ đề cửa truyện ngắn này. Sô-lô-khốp đã trăn trở về vấn đề cuộc sống, sinh mạng con người, cũng như vấn đề hạnh phúc của những người sống sót sau chiến tranh.
–   Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người, tin tưởng vào nghị lực phi thường của cách mạng có thể vượt qua số phận.
II. Luyện tập
1. Tìm nét mới của truyện ngăn số phận con người trong việc miêu tả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống, chiến tranh một cách toàn diện, chân thực, đổi mới cách mô tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, qua đó thấy được tính cách anh hùng, nhân hậu của người Xô-viết, nhiều sự thật được coi là “táo bạo” bao trùm lên từng trang viết.

Leave a comment