Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

0

Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Bài tập
1. Ý kiến nào dưới đây là đúng ?
A – Sơn Tinh là yêu quái trên núi, Thuỷ Tinh là yêu quái dưới nước.
B – Sơn Tinh là Thần Núi, Thuỷ Tinh lầ Thần Nước.
C – Sơn Tinh, Thuỷ Tinh không phải là những danh từ chỉ người.
D – Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những danh từ chung.
2. Có người cho rằng : Khi kén rể, vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh, nhưng vua cũng không muốn mất lòng Thuỷ Tinh nên mới nghĩ ra cuộc đua tài tìm sản vật quý về nộp sính lễ. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào ?
3. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là một truyện kể (dân gian). Theo em, truyện kể gồm những yếu tố nghệ thuật cơ bản gì ? Để trả lời câu hỏi này, em hãy kẻ vào vở bảng liệt kê sau đây và đánh dấu X vào những yếu tố đó :

Lời kể

 

Cốt truyện

 

Nhân vật

 

Cảm xúc trữ tình

 

Chi tiết nghệ thuật

 

Vần điệu

 

4. Câu 3, trang 34, SGK.
5. Chú thích (★) ở trang 7, SGK Ngữ văn 6, tập một viết :
“Truyền thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.”
Hãy chứng minh truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã thể hiện được những điều nêu trong định nghĩa trên.
Gợi ý làm bài
1. Ý kiến B là đúng.
2. Hãy dựa vào một trong những chi tiết dưới đây để trả lời câu hỏi :
a) Hai vị thần – Sơn Tinh, Thuỷ Tinh – đều có tài, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
b) Vua Hùng “không biết nhận lời ai, từ chối ai”.
c) Yêu cầu mà vua Hùng đưa ra đối với hai vị thần là giống nhau.
d) Đồ sính lễ vua Hùng yêu cầu là những sản vật thuộc vùng Sơn Tinh cai quản, Sơn Tinh dễ tìm hơn Thuỷ Tinh.
3. Bài tập này nhằm kết hợp kiểm tra kiến thức ở cả hai phân môn Văn và Tập làm văn. Để thực hiện bài tập này, em cần dựa vào nội đung phần Ghi nhớ ở Bài 2 (trang 28) và Bài 3 (trang 38) trong SGK để trả lời.
4. Đọc kĩ phần Ghi nhớ, trang 34, SGK để thực hiện bài tập này.
5. Để thực hiện bài tập này, em cần :
a) Đọc lại chú thích (★) về định nghĩa truyền thuyết và ghi các ý chính trong đó.
b) Chứng minh truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã thể hiện những đặc điểm của thể loại truyền thuyết. Để chứng minh, cần chú ý trả lời các câu hỏi sau :
– Truyện kể về những nhân vật nào, về những sự kiện gì ? Các nhân vật, sự kiện đó liên quan tới thực tế và thời kì lịch sử nào của dân tộc ?
– Yếu tố tưởng tượng kì ảo thể hiện trong truyện như thế nào ? Ý nghĩa của nó là gì ?
– Nhân dân đã có thái độ và cách đánh giá như thế nào đối với các nhân vật và sự kiện trong truyện ?

Leave a comment