Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

0

Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. CẤU TẠO TỪ MỚI LÀ MỘT TRONG NHỮNG HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

a) Các từ ngữ mới thường được tạo ra bằng cách ghép các yếu tố có sẵn lại với nhau để tạo nên từ ngữ biểu thị những nội dung mới trong cuộc sống. Theo em, gần đây có những từ ngữ mới nào được tạo ra trên cơ sở các từ ngữ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Thử giải thích nghĩa của các từ ngữ mới đó.

Gợi ý: điện thoại di động (điện thoại nhỏ, không dây, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của hãng cho thuê bao), kinh tế tri thức (nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, giao dịch, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao), sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu đối với sản phẩm của trí tuệ được pháp luật phân định), đặc khu kinh tế (khu vực kinh tế ưu đãi, dành riêng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài).

b) Cho mô hình sau: X + tặc. Hãy tìm những từ ngữ trong tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chú ý tìm những từ ngữ mới.

Gợi ý: không tặc, hải tặc, lâm tặc, tin tặc,…

2. HÌNH THỨC MƯỢN TIẾNG NƯỚC NGOÀI

a) Đọc các đoạn trích sau và cho biết có những từ ngữ Hán Việt nào đã được sử dụng:

(1)                     Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử, giai nhân Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

(2) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Gợi ý: thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân; bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.

b) Từ mật độ các từ ngữ Hán Việt trong các đoạn trích trên, hãy rút ra nhận xét về việc mượn tiếng Hán.

Gợi ý: Mượn tiếng Hán để làm giàu thêm vốn từ vựng của ta là hiện tượng phổ biến. Đây là một hình thức phát triển từ và giao lưu văn hoá.

c) Hãy tìm những từ ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài được sử dụng để biểu thị các khái niệm sau:

(1) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong;

(2) Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,…

Gợi ý: AIDS, maketing.

d) Tại sao lại phải mượn những từ ngữ có nguồn gốc nước ngoài?

Gợi ý: Đời sống xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, giao lưu quốc tế không ngừng được mở mang. Khi những khái niệm mới xuất hiện mà bản ngữ không có từ ngữ tương đương để biểu thị thì một trong những hình thức tích cực nhất là mượn nguyên bản những từ ngữ của nước ngoài để biểu thị. Cách làm này phù hợp với bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm thêm những từ ngữ thay vào vị trí của tặc trong mô hình tạo từ ngữ mớiX + tặc và cho biết những từ ngữ nào có thể được tạo ra từ mô hình ấy?

Gợi ý: Ví dụ:

2. Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy.

Gợi ý: Giải thích một số từ ngữ trong số các từ ngữ: truyền hình cáp, in-tơ-nét, hội chứng viêm đường hô hấp cấp, thương hiệu, an ninh mạng, thư điện tử, fax, vinaphon, toàn cầu hoá,…

3. Trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

Gợi ý: Các từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.

4. Từ vựng được phát triển bằng những hình thức nào?

Gợi ý: Phát triển nghĩa của từ; Tạo từ ngữ mới; Mượn tiếng nước ngoài.

5. Một bạn đưa ra nhận định: Từ vựng của một ngôn ngữ là bất biến. Bằng những kiến thức đã học về sự phát triển của từ vựng, hãy bác bỏ ý kiến này.

Khi đọc, chú ý giọng đối thoại và giọng của tiểu thuyết chương hồi.

Leave a comment