Soạn bài Tác phẩm Văn Học ( Lớp 7)

0

Đọc bài “Cảm nghĩ về một bài ca dao” của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

Gợi ý:

Gợi ý: Bài văn được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Hệ thống ý được triển khai theo 4 phần tương ứng với 4 cặp lục bát của bài ca dao. Cảm nghĩ về hai câu đầu, cũng là mở đầu cho bài văn, là những liên tưởng về hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài ca dao, người viết hình dung ra một người đàn ông “đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng,…”. Cảm nghĩ về hai câu tiếp, người viết trình bày cảm nhận của mình về cảnh tượng ngóng trông, trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình. Cảm nghĩ về hai câu tiếp là những liên tưởng, suy ngẫm về hình ảnh sông Ngân Hà với tình cảnh Ngưu Lang – Chức Nữ. Phần cuối của bài văn là những cảm nghĩ về hai câu kết của bài ca dao với hình ảnh sông Tào Khê, chốt lại bài văn ở cảm xúc vì nhớ mà buồn.

Gợi ý: Đối tượng biểu cảm là tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học là một đối tượng mang tính nghệ thuật, biểu cảm về đối tượng này cần lưu ý các phương diện cảnh, người trong tác phẩm; tình cảm, số phận của con người được thể hiện trong tác phẩm; nghệ thuật sử dụng ngôn từ; tư tưởng của tác phẩm. Biểu cảm về tác phẩm văn học nghĩa là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm,… về các phương diện ấy của tác phẩm.

Gợi ý: Trước khi vết bài, cần lập được dàn ý. Ví dụ về bài Cảnh khuya chẳng hạn.

– Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

– Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ (tiếng suối như tiếng hát).

– Vẻ đẹp trừ tình của trăng.

– Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

Gợi ý: có thể xây dựng dàn ý như sau:

– Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

– Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).

– Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

– Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

– Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

Chinh sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

Leave a comment