Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ

0

Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ

Bài tập
1. Nêu cách hiểu về các vần chân, vần lưng, vần liền và vần cách; tìm ví dụ cho mỗi loại vần (ngoài các ví dụ nêu trong bài học này của SGK). Trình bày theo bảng sau:

TT

Tên vần

Cách hiểu

Ví dụ

1

Vần chân

 

 

2

Vần lưng

Là vần được gieo ở giữa dòng thơ

Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi

3

Vần liền

 

 

4

Vần cách

 

 

2. Xác định vần cho các đoạn thơ bốn chữ nêu ở phần Đọc thêm, trang 86 – 87, SGK.
3. Sau đây là một bài thơ bốn chữ bị bỏ đi mất một số chữ có vần. Em hãy khôi phục lại các chữ có vần đó theo ý của mình.
Chú ếch ăn trăng
Một đêm mùa hạ
Trời đầy trăng sao
Có một chú ếch
Ngồi ở bờ/… /
Mồm luôn đớp đớp
Uống bóng trăng /… /
Cá rô thấy lạ
Mới hỏi làm /… /
Ếch bảo cố đớp
Ăn hết trăng /… /
Cho trời tối lại
Thành cơn mưa (…)
Cá rô nghe vậy
Cười sủi cả (…)
(Dương Thuấn)
Gợi ý làm bài
1. Xem cách hiểu về các vần này ở trang 84 – 85, SGK. Các ví dụ minh hoạ cho mỗi loại vần HS tự tìm ngoài SGK (có thể tìm trên mạng in-tơ-nét bằng công cụ tìm kiếm google với từ khoá thơ bốn chữ).
2. Phần Đọc thêm, trang 86 – 87, SGK có nêu bốn đoạn thơ bốn chữ. HS đọc từng đoạn, sau đó đối chiếu với cách hiểu về các vần để xác định vần cho mỗi đoạn.
Chẳng hạn ở đoạn 1, tác giả sử dụng vần lưng (nhỏ, cỏ, rõ) và vần chân (xanh, thanh) :
Đường đi thì nhỏ
Bờ cỏ thì xanh
Trời cao thì thanh
Em ơi ! Có rõ.
Theo cách làm này, hãy xác định vần cho ba đoạn thơ còn lại.
3.
Chú ếch ăn trăng
Một đêm mùa hạ
Trời đầy trăng sao
Có một chú ếch
Ngồi ở bờ ao
Mồm luôn đớp đớp
Uống bóng trăng treo
Cá rô thấy lạ
Mới hỏi làm sao?
Ếch bảo cố đớp
Ăn hết trăng treo
Cho trời tối lại
Thành cơn mưa rào
Cá rô nghe vậy
Cười sủi cả ao

Leave a comment