Soạn bài Tây Tiến (ngắn gọn) – Quang Dũng
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Bố cục bài thơ
Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:
+ Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Nói về những cuộc hành quân vất vả của những người chiến sĩ cách mạng và khung cảnh nơi các chiến sĩ hành quân.
+ Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo): đây là đoạn thơ nói về những kỉ niệm của những người chiến sĩ cách mạng.
+ Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành): đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình.
+ Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến.
Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng của chặng đường hành quân đầy gian khổ: các địa danh hành quân được nhắc đến như Sài Khao, Mường Lát. Đoàn quân Tây Tiến phải đi từ rất sớm khi trời vẫn còn sương và về khi đêm đã buông kín lối. Con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ của người lính vẫn tiếp tục. Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiện lên hùng vĩ và thơ mộng.
Câu 3: Bức tranh thiên nhiên ở đoạn 2.
Bức tranh thiên nhiên và con người ở đây lại mang những vẻ đẹp mới khác với bức tranh trên, nhưng lại bổ sung cho bức tranh Tây Tiến thêm hoàn mĩ với những sắc màu đầy ấn tượng, khó quên. Đó là bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời. Có vẻ đẹp rực rỡ, mĩ lệ mang màu sắc của xứ lạ, phương xa trong một đêm liên hoan quân dân nơi biên giới Lào – Việt; có vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của “thi trung hữu họa” trên sông nước Châu Mộc như một bức tranh thủy mặc phương Đông. Có thể xem đây là những nét bút rất tài hoa của Quang Dũng biểu hiện một hồn thơ lãng mạn, hào hoa, tinh tế.
Câu 4:
Bằng ngôn từ linh hoạt, tác giả cho người đọc thấy được hiện thực trần trụi về hình ảnh người lính:
– “không mọc tóc“: có thể hiểu là sốt rét làm cho các chiến sĩ rụng hết tóc, cũng có thể hiểu là cắt tóc đi để tiện những trận đánh giáp lá cà.
– “xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.
– “dữ oai hùm”: Tuy “xanh màu lá” nhưng có sức khỏe như hổ báo.
– “dáng kiều thơm”: đây là hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp. Ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.
Câu 5: Nỗi nhớ Tây Tiến (đoạn 4)
Giữa nhà thơ và những ngày Tây Tiến có cả một khoảng cách thời gian và không gian thăm thẳm (Đường lên thăm thẳm một chia phôi). Nhưng hồn người Tây Tiến thì vẫn gắn với “Tây Tiến mùa xuân ấy,có nghĩa là gắn với những ngày tháng đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến, một đoàn quân đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích không thể nào quên.
II.LUYỆN TẬP
Câu 1: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ:
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn (khác với Chính Hữu dùng bút pháp tả thực trong bài Đồng chí). Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.
Câu 2: Chân dung người lính Tây Tiến
* Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến
* Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến
– Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.
Giaibaitap.me