Soạn bài Thánh Gióng
Soạn bài Thánh Gióng
Bài tập
1. a) Ý kiến nào dưới đây nói đúng về nhân vật Thánh Gióng ?
A – Là nhân vật không có thật
B – Là nhân vật có thật
C – Là nhân vật vừa không có thật vừa rất thật
b) Để khẳng định điều đó, em dựa vào lí do (lời giải thích) nào dưới đây ?
A – Gióng là nhân vật tưởng tượng kì ảo.
B – Gióng là nhân vật được xây dựng trên cơ sở thực tế lịch sử.
C – Gióng là nhân vật tưởng tượng kì ảo nhưng cũng là nhân vật được xây dựng trên cơ sở thực tế lịch sử, thể hiện được lòng yêu nước, tinh thần quật khởi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
2. Câu 3, trang 23, SGK.
3. Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Còn kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài thì kết thúc với hình ảnh “tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre”.
Em hãy nêu sự khác nhau và giống nhau của hai cách kết thúc ấy.
4. Hãy nêu một số hiểu biết của em về Hội Gióng.
Gợi ý làm bài
1. a, b) Ý kiến C là đúng. (Em cần phân tích để làm sáng tỏ sự khẳng định này.)
2. Đọc kĩ phần Ghi nhớ, trang 23, SGK, để thực hiện bài tập này.
3. Sự giống nhau và khác nhau giữa cách kết thúc truyền thuyết Thánh Gióng và kịch bản phim Ông Gióng:
Giống nhau:
– Trong cả hai cách kết thúc, Gióng đều không trở về triều đình để nhận phần thưởng.
– Trong cả hai cách kết thúc, Gióng đều sống mãi với nhân dân, với quê hương đất nước.
Khác nhau :
– Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Gióng ra đời thần kì, đuổi giặc xong, ra đi cũng thần kì. Nhân dân bất tử hoá Thánh Gióng bằng cách để nhân vật hoá thân vào đất nước, trời mây vĩnh hằng. Gióng và ngựa sắt còn là biểu tượng cho khả năng và sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc, đất nước : khi cần thì xuât hiện, khi xong nhiệm vụ lại giấu mình đi.
– Kết thúc kịch bản phim Ông Gióng của Tô Hoài thể hiện ý nghĩa tượng trưng khác : Khi đất nước có giặc, “Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt” (Chế Lan Viên); khi đất nước thanh bình, các em vẫn là những đứa trẻ chăn trâu hồn nhiên ở mọi làng quê Việt Nam.
4. Để thực hiện bài tập này, em có thể hỏi người thân hoặc tìm hiểu trên in-tơ-nét (vào trang http://vi.wikipedia.org).
.com