Soạn bài Thề Non Nước của Tản Đà
Soạn bài Thề Non Nước của Tản Đà
Ngoài những chi tiết nghệ thuật vịnh bức cổ họa, bài thơ “Thề non nước” còn ca ngợi một mối tình chung thuỷ sắt son của đôi lứa, đồng thời gửi gắm một tình yêu nước thầm kín sâu nặng.
Mời các em học sinh tham khảo thêm bài:
Bài thơ Thề Non Nước
I. Tác giả
Tản Đà (1889-1939) là bút danh của Nguyễn Khắc Hiếu. Quê ở Khê Thượng, Bất Bạt, nay thuộc Ba Vì, Hà Tây. Tinh thông Hán học, phong tình tài hoa.Là thi sĩ tài ba, tên tuổi chói sáng trên thi đàn Việt Nam những năm hai mươi của thế kỷ này. Viết văn làm thơ. Tác phẩm gồm có: Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Khối tình con, Tản Đà, v.v… Ông là người dịch thơ Đường hay nhất ở nước ta. Cái Tôi lãng mạn bay bổng là hồn thơ Tản Đà: đằm thắm, thiết tha, buồn nhiều mà vẫn gắn bó với quê hương đất nước. Hoài Thanh xem Tản Đà là “người của hai thế kỷ” vì thơ ông là cái vạch nối giữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại.
II. Xuất xứ, chủ đề.
III. Phân tích.
1. Hình ảnh bức tranh sơn thủy.
Nói là bức cổ họa sơn thủy, nhưng không có “thủy” vì “nước đi đi mãi không về cùng non”. Chỉ có núi: “Non cao những ngóng cùng trông”. Có suối nhưng suối đã cạn kiệt bao giờ, nay chỉ còn “suối khô dòng lệ…). Có cây mai già trụi lá trơ cành: “xương mai”. Có sương tuyết và mây phủ dày trên đỉnh núi.
Có màu xanh của ngàn dâu. Và có màu vàng của tà dương:
“Trời tây ngả bóng tà dương,Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.”
Bức cổ họa rất đẹp mà buồn, thấm đượm màu tang thương ly biệt và chờ mong.
2. Nước non nặng một lời thề.
“Nước non nặng một lời thề,Nước đi đi mãi, không về cùng non.
Bi kịch của mối tình là đã nặng lời thề nhưng sau đó “nước đi đi mãi”…
– Cảnh đợi chờ. Đó là hình bóng một giai nhân. Vò võ, buồn thương, đau khổ, tàn phai. Những ẩn dụ đầy gợi cảm: dòng lệ, xương mai, tóc mây, vẻ ngọc, nét vàng… Những vần thơ đẹp như câu Kiều:
“Non cao những ngóng cùng trôngSuối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày. Xương mai một nắm hao gầy,Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.Trời tây ngả bóng tà dươngCàng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha”
– Có trách móc giận hờn:
“Non còn nhớ nước, nước mà quên non”
– An ủi, vỗ về:
“Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.Nước non hội ngộ còn luôn,Bảo cho non chớ có buồn làm chi…”
– Thủy chung sắt son!
“Nghìn năm giao ước kết đôiNon non nước nước chưa nguôi lời thề”
Tóm lại, một bị kịch tình yêu. Có ly biệt, nhớ mong, đau khổ, nhưng mãi mãi tái hợp, sum họp. Buồn thương nhưng không tuyệt vọng. Mối tình ấy được Tản Đà diễn tả bằng những vần thơ giàu hình tượng và truyền cảm với một nhạc điệu du dương, thắm thiết.
3. Nước đi chưa lại.
– Nhan đề bài thơ là “Thề non nước”, nghĩa là thề vì nước vì non. Bài thơ đã xuất hiện trong tác phẩm Tản Đà trên 2 lần, đó là một ẩn ý vừa kín đáo vừa cảm động. Thi sĩ Tản Đà cũng có vài bài thơ “Vịnh bức dư đồ” của đất nước:
“Nọ bức dư đồ thử đứng coi,Sông sông núi núi khéo bia cười.Biết bao lúc mới công vời vẽSao đến bây giờ rách tả tơi?…”
Có đặt bài thơ “Thề non nước” bên cạnh các bài thơ “Vịnh dư đồ…”, “Chim họa mi trong lồng”,… ta mới cảm nhận được tình cảm yêu nước thiết tha của Tản Đà. Ông không phải là một chiến sĩ cách mạng. Ông là một thi sĩ, ông đã gửi gắm tấm lòng của mình với giang sơn Tổ quốc một cách kín đáo và đầy tính chất nghệ thuật.
IV.Bút pháp nghệ thuật điêu luyện.
1. Thơ lục bát trau chuốt. Có lúc mang hồn quê dân dã, phảng phất ca dao dân ca:
“Dù cho sông cạn đá mòn,Còn non còn nước hãy còn thề xưa”Có lúc tinh luyện, cổ điển, mượt mà như câu Kiều:“Xương mai một nắm hao gầy,Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương”…
2. Sử dụng thủ pháp phân – hợp ngôn từ rất tinh tế để gợi tả, biểu cảm. Non và Nước xuất hiện ở tần số cao trong bài thơ. Lúc gắn bó thề nguyền thì “Nước Non”, lúc biệt ly xa cách thì Nước… Non”:
“Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non”… Ngày mai tái hợp, sum họp thì “Non non nước nước chưa nguôi lời thề”.
Hai từ “ngóng, trông”, cũng vậy: “Non cao những ngóng cùng trông…”.
3. Sáng tạo trong vận dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ… để xây dựng hình ảnh mĩ lệ, đầy chất thơ:
V.Kết luận.
“Thề non nước” là “bài thơ tuyệt tác” như thi sĩ Lưu Trọng Lư đã ngợi ca. Một bài thơ đa nghĩa, có chuyện vịnh cảnh, có màu sắc phong tình tài hoa, và còn có tấm lòng thiết tha gắn bó của thi sĩ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền. Sắc điệu trữ tình thiết tha của “Thề non nước” mãi mãi hòa quyện hồn người và hồn nước thiêng liêng.