Soạn bài: Tì bà hành của Bạch Cư Dị

0

Soạn bài: Tì bà hành của Bạch Cư Dị

Mời các em học sinh tham khảo thêm :

NLXH5: Nghiện Internet trong giới trẻ

I. Tác giả và xuất xứ bài thơ.

1. Bạch Cư Dị (772 – 846) đậu tiến sĩ năm 28 tuổi, làm qua đời Đường tại kinh đô Tràng An. Có một thời gian bị giáng chức xuống làm Tư mã ở quận Cửu Giang. Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường, để lại trên 3000 bài thơ. Thơ ông chứa chan tinh thần nhân đạo.

2. “Tì bà hành” là bài hành nói về tiếng đàn tì bà của một giai nhân bạc mệnh trên bến Tầm Dương một đêm trăng thu. Năm 816, Bạch Cư Dị bị giáng chức xuống làm quan Tư Mã, quân Cửu Giang. Một đêm trăng thu đẹp mà buồn, ông được nghe người ca nữ gảy đàn tì bà và kể về cuộc đời nhiều bất hạnh của nàng, Bạch Cư Dị cám cảnh “Cùng một lứa bên trời lận đận…” đã khóc “sướt mướt” trong bữa tiệc hoa sau khi ca nữ ngừng đàn.

Bài thơ dài 88 câu thất ngôn gồm có (7×88) – 616 tiếng. Bản dịch thành thơ song thất lục bát, cũng 616 từ. Bản dịch thơ này, lâu nay nói là của Phan Huy Vịnh, gần đây có ý kiến là của Phan Huy Thực, thân sinh của Phan Huy Vịnh. Hầu như không có một nghệ nhên hát ca trù nào lại không thuộc và hát hay “Tì Bà Hành”

II. Chủ đề.

Bài thơ tả tiếng đàn tì bà huyền diệu của một ca nữ trên bến Tầm Dương trong một đêm trăng thu hiu hắt, qua đó nói lên cuộc tương ngộ và sự đồng cảm cho số phận cay đắng giữa giai nhân và tài tử.

* Bố cục bài thơ

1. Câu 1 – 8: cuộc đưa tiễn bạn buồn lưu luyến giữa một đêm trăng thu hiu hắt trên bến Tầm Dương.

2. Câu 9 – 38: Gặp ca nữ và nghe nàng đàn.

3. Câu 39 – 62: Ca nữ ngậm ngùi nói về cuộc đời nhiều bất hạnh của mình.

4. Câu 63 – 82: Nhà thơ thương người rồi tự thương mình lận đận.

5. Câu 83 – 88: Ca nữ đàn lần thứ hai. Tiệc hoa đầy lệ.

Leave a comment