Soạn bài Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

0

Soạn bài Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

1. Vẻ đẹp hoà quyện giữa tình yêu đôi lứa và thiên nhiên thơ mộng qua đoạn trích Tinh yêu và thù hận.
Trả lời:
Đoạn trích toát lên một vẻ đẹp đặc biệt : vẻ đẹp của tình yêu và vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng làm bối cảnh cho tình yêu ấy. Từ đây sẽ dẫn tới các ý chính để phân tích và bình luận :
(1) Tình yêu lứa đôi và thiên nhiên thơ mộng
a) Vẻ đẹp của tình yêu :
– Vẻ đẹp toát lên từ hoàn cảnh khác thường : Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét ra đòi trong hoàn cảnh thù địch, giữa hai dòng họ thù địch. Mối tình đó có dẫn tới sự thay đổi tình thế, hoàn cảnh và quan niệm sống không ?
– Vẻ đẹp toát lên từ sự đồng cảm, đồng điệu và tự nguyện 
+ Tình yêu ở đây là kết quả của sự gặp gỡ giữa trai tài và gái sắc. về Rô-mê-ô thì chính Ca-piu-lét cũng phải thừa nhận bằng một câu nói đầy ấn tượng : “Cho ta tất cả của cải trong thành này, ta cũng không thể làm điều gì xúc phạm tới anh ta”. Còn về vẻ đẹp của Giu-li-ét có thể thì thấy được qua nhận xét của Rô-mê-ô khi chàng đứng ngắm nàng trong đêm. Phân tích lời thoại thứ nhất và lời thoại thứ sáu để làm nổi bật các ý trên.
+ Tình yêu ở đây là tình yêu tự nguyện, không bị một sự ép buộc, xếp đặt nào mà là tình yêu của con tim đến vói con tim, là sự hoà điệu của tâm hồn và tình cảm. Họ đến với nhau bằng tình yêu tự nguyện xuất phát từ việc họ nhận thức được : họ sinh ra là để cho nhau, không có cái gì có thể chia lìa họ được. (Những ý nào trong các lòi thoại cho thấy điều đó ?)
– Vẻ đẹp toát lên từ sự hiểu nhau và tôn trọng lẫn nhau :
Tình yêu ở đây hiện ra với vẻ đẹp trong sáng. Họ ca ngợi nhau, tỏ tình với nhau bằng những lời hoa mĩ nhưng hết sức chân thành vì đó không phải là lời nói của cửa miệng mà lòi nói của trái tim.
b) Vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng
– Thiên nhiên hoà hợp :
Thiên nhiên ở đây trở thành bạn của con người, tạo ra bối cảnh thơ mộng cho cuộc tình của đôi trai gái. Thiên nhiên tự nó cũng có vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của thiên nhiên tôn tạo cho vẻ đẹp của con người, trở thành đối tượng để so sánh với vẻ đẹp của con người.
– Thiên nhiên thanh bình
Thiên nhiên tạo ra bức bình phong che chở cho cặp tình nhân, tạo cho họ cảm giác yên bình. Thiên nhiên hiện ra ở đây không dữ dội, không đe doạ. Đêm tối trở thành môi trường của tình yêu. Đêm tối ngăn không cho những cặp mắt rình mò xoi mói, bắt cái hận thù phải chìm trong giấc ngủ nặng nề, bắt mọi vật phải im tiếng để cho tình yêu lên tiếng, cho tình yêu có cơ hội giãi bày. Đây là kiểu thiên nhiên hoà cảm thường gặp trong văn thơ có tác dụng nhân lên sức mạnh của tình yêu, thúc đẩy sự phát triển của tình yêu.
(2) Sự hoà quyện giữa tình và cảnh
– Đây là một vẻ đẹp riêng của mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thể hiện trong tình có cảnh, trong cảnh có tình. Tình và cảnh hoà quyện với nhau không tách rời nhau và càng không thể chia lìa, tách bạch giữa tình và cảnh. Tình ấy phải ở trong cảnh ấy và chỉ cảnh ấy mới nảy sinh tình ấy. (Anh (chị) có suy nghĩ gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí của U. sếch-xpia ở đây ?)
– Vẻ đẹp của tình yêu được lồng trong bối cảnh thiên nhiên thơ mộng cho thấy khát vọng bình yên, mong muốn hạnh phúc trọn vẹn của con người, không chỉ trong thời Phục hưng mà ở mọi thời đại.

2. Phân tích lời thoại sau đây của Giu-li-ét : “Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế ? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua, và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây.” để làm rõ nỗi lo lắng đang giằng xé tâm can người con gái này.
Trả lời:

Đây là một lời thoại rất tiêu biểu của Giu-li-ét cho thấ những giằng xé trong nội tâm của người con gái này. Trở ngại trong tình yêu giữa hai người được thể hiện qua hình ảnh các bức tường hữu hình và vô hình.

a) Nỗi lo lắng về bức tường hữu hình
Là bức tường cụ thể, bức tường vây quanh nhà Giu-li-ét : “Tường vườn này cao, rất khó trèo qua”. Dưới con mắt của Giu-li-ét thì tường là cao và rất khó trèo qua. Trong cách nói đó, có sắc thái cảm thông và động viên không ? Và tường có thể rất cao thì Rô-mê-ô có dám trèo qua không ? Đây không chỉ là thử thách về sức lực mà chính là thử thách lòng can đảm.
b) Nỗi lo lắng về các bức tường vô hình
– Bức tường vô hình thứ nhất là bức tường của thù hận, thể hiện qua lời thoại của Giu-li-ét : đây là “nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây”, “anh làm thế nào tới được chốn này”. Sự đe doạ được nhấn đi nhấn lại ở đây bằng trực cảm về cái chết. Thử thách này đòi hỏi Rô-mê-ô phải có đủ dũng cảm để có thể đến với người yêu.
– Bức tường vô hình thứ hai chính là tình cảm của Rô-mê-ô : “Anh ơi, và tới làm gì thế ?”. Đây mới là bức tường vô hình quan trọng nhất, mới là điều mà Giu-li-ét cần Rô-mê-ô vượt qua nhất. Nàng muốn thử thách tình yêu của Rô-mê-ô, muốn kiểm tra động cơ hành động của chàng, cần chú ý là trước đó, những lời độc thoại của Giu-li-ét đã được chính Rô-mê-ô nghe thây. Việc có mặt của Rô-mê-ô lúc đó cần phải được giải thích hợp lí là trái tim đến với trái tim, là tình yêu đi tìm tình yêu, là những người yêu nhau đi theo tiếng gọi của tình yêu.
3. Tổ chức toạ đàm về đề tài : “Thế nào là một tình yêu chân chính, lành mạnh trong xã hội hiện nay ?”
Trả lời:
Một số gợi ý định hướng cho buổi toạ đàm:
– Tình yêu phản ánh và khẳng định giá trị con người.
– Tình yêu cần chân thành, tự nguyện, không ép buộc, không vụ lợi.
– Tình yêu mang trong nó tính chất hồn nhiên, thể hiện khát vọng sống qua sự yêu đời và sự quý trọng lẫn nhau, gắn với sự tôn trọng và đề cao nhân cách của nhau, là để giúp nhau tự hoàn thiện mình, giúp nhau vươn tới thế giới toàn thiện toàn mĩ.
– Phải có quan niệm yêu đương đúng đắn : vị tha, nhân ái, không dễ dãi, không buông thả, không sống gấp. Trong thời đại hiện nay, những người yêu nhau cũng cần có những hiểu biết vẻ giới tính và các căn bệnh xã hội, căn bệnh thế kỉ có khả nâng lây nhiễm cao.
– Tình yêu đòi hỏi cỏ sự tin cậy lẫn nhau, chung thuỷ với nhau.

Leave a comment