Soạn bài Trình bày một vấn đề
Soạn bài Trình bày một vấn đề
1. Bài tập 1, trang 150, SGK.
Trả lời:
Đọc kĩ các câu đã cho. Nên nhớ rằng các câu này được sử dụng trong các tình huống khác nhau : bắt đầu trình bày, trình bày nội dung chính, chuyển qua chủ đề khác, tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày.
a) Các câu bắt đầu trình bày :
– Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là… (trình bày trước bạn bè cùng trang lứa).
– Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là… làm việc ở cơ quan… / Công ti… (trình bày trước bạn bè hoặc cố ý làm cho không khí thân mật).
– Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở Công ti… trong… năm… (trang trọng, lịch sự, có thể nói với nhiều đối tượng khác nhau).
b) Các câu chuyển qua chủ đề khác :
– Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án…
– Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để bảo đảm công việc xử lí phế thải…
– Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất…
c) Các câu tóm tắt và kết thúc nội dung trình bày :
Giờ tôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu…
2. Anh (chị) định giới thiệu bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trước lớp với một số nội dung sau đây :
– Giới thiệu xuất xứ bài thơ.
– Nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
– Thủ pháp nghệ thuật hoành tráng với những hình ảnh kì vĩ.
– Đánh giá chung về bài thơ.
Hãy chuẩn bị trước :
– Lời mở đầu bài giới thiệu.
– Câu chuyển từ ý 1 sang ý 2, từ ý 2 sang ý 3,…
– Lời kết thúc và chào hỏi mọi người.
Trả lời:
– Đọc lại bài thơ Tỏ lòng và bài giảng của thầy (cô) giáo.
– Tham khảo các mẫu câu ở bài tập 1 rồi đặt câu cho sát với người nghe và nhiệm vụ đặt ra theo yêu cầu của đề bài.
3. Lập dàn ý và dự kiến cách thức trình bày (lời mở đầu, chuyển ý, chuyển đoạn, kết thúc, cảm ơn và chào tạm biệt) một số đề tài sau đây trước các bạn trong Chi đoàn :
– Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
– Thân ái và tôn trọng bạn khác giới.
– Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
– Lựa chọn trang phục tuổi học đường.
Trả lời:
a) Có thể lựa chọn một trong các đề tài đã cho hoặc đề tài khác mà anh (chị) hứng thú.
b) Sau đây là một số gợi ý về nội dung :
– Đề tài : Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm môi trường đang đe doạ cuộc sống của mỗi người chúng ta. Quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người. Con người phải làm gì để bảo vệ môi trường ? Trường, lớp ta phải làm gì để góp phần giữ gìn môi trường ?
– Đề tài : Thân ái và tôn trọng bạn khác giới.
Tại sao cần có thái độ thân ái và tôn trọng bạn khác giới ? Thực trạng quan hệ tình bạn hiện nay giữa các bạn khác giới ? Làm gì để thực sự thương yêu, quý trọng bạn khác giới ?
– Đề tài: Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
Tắc đường và tai nạn giao thông đang là vấn nạn hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng tắc đường và các tai nạn giao thông ? Làm gì để “đường thông hè thoáng” và kiềm chế tai nạn giao thông ?
– Đề tài: Lựa chọn trang phục tuổi học đường.
Trong cuộc sống, việc lựa chọn trang phục hợp lí có tầm quan trọng như thế nào ? Với lứa tuổi học sinh, trang phục có ý nghĩa không ? Thế nào là trang phục đẹp và hợp lí đối với lứa tuổi học sinh ? Nên chọn trang phục như thế nào ?…
b) Theo Gợi ý làm bài trên và ở bài tập 1, anh (chị) hãy lập dàn ý và dự kiến cách thức trình bày.
Sachbaitap.com