Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh (ngắn gọn)

0

I. ĐẶC ĐIỂM CÔNG DỤNG

   – Từ tượng hình: móm mém, xồng xộc, vật vã, rữ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

   – Từ tượng thanh: hu hu, ư ử .

b. Tác dụng:

   Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

II.LUYỆN TẬP

Câu 1. Từ tượng hình và  tượng thanh trong những câu trích trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.

   – Từ tượng hình: rón rén, lực điền, chỏng quèo .

   – Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm .

Câu 2 

Năm từ tượng hình tả dáng đi của người: lom khom, thoăn thoắt, khệnh khạng, thướt tha, khúm núm ,…

Câu 3. Phân biệt ý nghĩa tượng thanh tả tiếng cười:

   – Ha hả: tiếng cười to, sảng khoái.

   – Hì hì: cười vẻ đang thẹn thùng e thẹn.

   – Hô hố: cười to, có vẻ thô lỗ.

   – Hơ hớ: cười to, thoải mái, không che đậy, …

Câu 4. Đặt câu:

   – Lắc rắc vài hạt mưa.

   – Nước mắt rơi lã chã.

   – Những nụ hoa lấm tấm nở.

   – Đường núi khúc khuỷu rất khó đi.

   – Những bóng đèn lập lòe góc tối.

   – Chiếc đồng hồ tích tắc kêu.

   – Mưa rơi lộp bộp trên mái hiên.

   – Con vịt bầu lạch bạch đi về chuồng.

   – Người đàn ông nói giọng ồm ồm.

   – Nước chảy ào ào từ vách núi.

Câu 5* : Một số bài thơ sử dụng từ tượng hình, tượng thanh:

   – Chú bé loắt choắt

   Cái xắc xinh xinh

   Cái chân thoăn thoắt

   Cái đầu nghênh nghênh.

            (Lượm – Tố Hữu)

Giaibaitap.me

Leave a comment