Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính) ngữ văn 11 ngắn gọn hay

0

Bố cục

Phần 1 (4 câu đầu): khởi nguồn cho tâm trạng tương tư

– Phần 2 ( 12 câu tiếp theo): tỏ bày tâm tư tương tư

– Phần 3 (còn lại) khao khát hạnh phúc muôn đời của tình yêu đôi lứa.

Câu 1 (trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai

– Tâm trạng mong nhớ tha thiết “chín nhớ mười mong”

– Trách móc để bộc lộ nỗi tương tư của mình (cớ sao bên ấy chưa sang bên này?)

– Tâm trạng mong ngóng, trông đợi, mòn mỏi:

+ Câu thơ “ngày qua ngày lại qua ngày”, ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” diễn tả vòng thời gian trôi lặp lại trong sự vô vọng

+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc “lá xanh” thành “lá vàng” chỉ thời gian chờ đợi

+ Nỗi nhớ mong kéo dài theo năm tháng

→ Cách diễn đạt tinh tế, giàu ý nghĩa

– Những ước vọng xa xôi:

+ Trong ao ước có sự vô vọng: hình ảnh bến, hoa, đò khó “gặp” nhau.

+ Chàng trai quê sống những nỗi tương tư, vẫn mang những niềm ước vọng xa xôi

+ Đáng lí phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng tác giả nói chệch đi, nỗi nhớ nhung vẫn không thay đổi.

– Nỗi mong nhớ kéo dài tới cuối bài thơ nhưng không được đền đáp để tâm trạng nhân vật trữ tình bộc lộ tha thiết, sâu sắc.

Câu 2 (Trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von:

– Giọng điệu tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn

– Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến đò, hoa, bướm, trầu cau

– Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, kín đáo, ý nhị, có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn, chàng trai quê

– Sử dụng hình ảnh thân thuộc, gợi hình gợi cảm

Câu 3 (trang 50 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” ( Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở:

+ Cách biểu hiện cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ

+ Chất liệu, hình ảnh đậm màu dân gian, đậm chất chân quê

+ Lối nói chân chất, thật thà

+ Thể hiện tinh tế, giàu sức gợi cảm

Leave a comment