Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
1. Hãy lựa chọn một hiện tượng (vấn đề) thuộc những mảng đề tài sau để viết một bài văn nghị luận :
– Bệnh vô cảm
– Bệnh thành tích
– Thái độ sai trong thi cử
– Tính ích kỉ và lòng vị tha
– Tai nạn giao thông
Trả lời:
a) Ngoài những nội dung đã nêu trong phần Gợi ý cách làm bài (mục III, SGK), cần nhấn mạnh thêm những điểm sau đây :
– Đề bài không yêu cầu viết về toàn bộ một mảng đề tài như Bệnh vô cảm hay Bệnh thành tích,… Anh (chị) có thể chọn một vấn đề (hiện tượng) vừa sức và phù hợp với điều kiện làm bài thực tế, miễn là không vượt ra ngoài năm mảng đề tài nêu trong bài tập.
– Có thể chọn lựa thao tác lập luận và cách phối họp thao tác lập luận ấy, sao cho phù hợp với nội dung và mục đích nghị luận cụ thể của bài làm.
b) Tham khảo đoạn trích dưới đây :
HÃY COI ĐÓ LÀ TỘI ÁC
Sau tai nạn, người ta thường nói đến số phận, đến ân hận, đến nuối tiếc nhưng rồi tai nạn khác lại đến với những gia đình khác. Tôi nhớ đến những vần thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi :
Ôi những cánh đồng quê chảy máu,
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Đấy là những câu thơ viết trong chiến tranh, diễn tả nỗi đau khổ của một đất nước đang bị giặc ngoại xâm. Song cố nhà thơ đâu có biết rằng ngày nay, khi đất nước đã thanh bình mà đó đây vẫn còn đổ máu, đố đây vẫn cứ khổ đau. Và rằng giờ đây, đang xuất hiện một loại giặc mới. Loại giặc này bám rễ một cách vô thức vào nhiều kẻ trong chúng ta lúc nào không hay. Vội – phóng, say rượu – phóng, vui quá – phóng, buồn quá – cũng phóng. Họ có biết đó là những mầm hoạ của tội ác hay không ?
Đã đến lúc, xã hội nên nhìn nhận những vụ tai nạn theo cách khác – đó chính là tội ác. Hãy gọi những kẻ phóng nhanh vượt ẩu là những kẻ đang “liều chết gây tội ác”. Hãy đưa vào bộ Luật Giao thông một tội danh dành cho những kẻ phóng nhanh vượt ẩu : “Cố ý giết người – gây hậu quả nghiêm-trọng”. Những kẻ đó cần phải được trừng trị thẳng tay, phải bị xã hội lên án, bị người đời khinh bỉ. cần có những hình phạt xứng đáng cho những tội danh này. Ngoài những năm tháng tù tội, những kẻ đó cần phải bị tước bằng lái xe vĩnh viễn. Để có ra tù chúng cũng không có thêm cơ hội gây tai hoạ cho người khác được nửa. Xin đừng bao che cho tội ác, xin đừng coi đó là những năm tháng bồng bột của tuổi trẻ hay vì muôn vàn các lí do nào khác. Hãy để cho những kẻ trước khi có ý định phóng nhanh vượt ẩu ý thức được rằng mình đang có thể giết một ai đó, làm thương tích một ai đó và làm tổn hại cả chính bản thân mình.
Chúng ta hãy nói không với tai nạn giao thông, hãy sống có trách nhiệm với chính mình, với những người thân và với cộng đồng để cho niềm tự hào dân tộc ! có một niềm vui trọn vẹn.
(Theo TA, báo điện tử Vietnamnet, ngày 14 – 11 – 2006)
2. Là một người sống trong thời hiện đại, anh (chị) nghĩ như thê nào về câu hát dân gian xưa :
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Trả lời:
Có thể suy nghĩ và thảo luận về những ý sau :
a) Chúng ta là người dân một đất nước đang phát triển, sống trong thời kì của sự “hội nhập”, trong thời đại đang có xu thế “toàn cầu hoá”, vào lúc người ta đang ngày càng nói nhiều về khái niệm một “thế giới phẳng”.
Để hoà nhập vào một thời đại như thế, chúng ta không thể tự khép mình, sống cô lập với thế giới bên ngoài. Bây giờ là thời điểm xã hội và con người Việt Nam phải “vươn ra biển lớn” chứ không phải cứ bì bõm mãi ở ao nhà, càng không thể tự đắc rằng ao nhà dù có đục cũng còn hơn sông, hơn biển. Câu hát dân gian xưa, vì thế, không còn thật phù họp với thời đại hôm nay.
b) Như thế, câu hát trên, vào lúc này càng trở nên không hoàn toàn đúng. Nhưng cũng không hoàn toàn sai. Vì càng có nhu cầu hội nhập thì lại càng cần giữ gìn bản sắc. Từ đầu thế kỉ trước, đã có người, như Nguyễn An Ninh, nhận thấy : “Chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hoá rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hoá ngoại bang”. Điều đó không chỉ đúng riêng cho vân hoá mà còn cho các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Câu hát dân gian xưa còn đúng ở khía cạnh nhắc nhở chúng ta không quên giữ gìn bản sắc, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của đất nước, dân tộc ta.