Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội
1. Những suy nghĩ của em về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Để viết bài văn này, em cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau :
– Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh có gì đặc biệt ? Vẻ đẹp và ý nghĩa của cuộc đời, sự nghiệp ấy là gì ?
– Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi cho em những suy nghĩ gì về lí tưởng, đạo đức, lối sống,… ?
– Bài học cho bản thân em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung từ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Lập dàn ý cho đề bài sau : Suy nghĩ của em về tấm gương một người không chịu khuất phục số phận.
Trả lời:
Để làm được đề bài này, em cần hiểu thế nào là người không chịu khuất phục số phận. Tìm trong lịch sử và trong cuộc sống các tấm gương có thật về những người như thế.
Khi đã có tư liệu, người viết có thể xây dựng dàn ý cho bài văn theo gợi ý sau :
a) Mở bài : Giới thiệu nhân vật chính của bài văn. (Nêu khái quát đó là ai ? Người ấy có gì đặc biệt về số phận và nghị lực vượt khó ?…)
b) Thân bài : Nêu những sự việc cùng suy nghĩ của em về con người không chịu thua số phận được giới thiệu khái quát ở phần Mở bài.
– Những sự việc thể hiện số phận khó khăn, khắc nghiệt.
– Những sự việc thể hiện phẩm chất của con người được giới thiệu.
– Những suy nghĩ của em về phẩm chất và nghị lực của người đó.
– Những bài học được rút ra từ tấm gương con người vượt lên số phận.
c) Kết bài : Nêu khái quát ý nghĩa và tác động của những tấm gương vượt lên số phận đối với cuộc sống.
3. Phát biểu suy nghĩ và bày tỏ thái độ của em trước một hiện tượng hoặc một thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày.
Trả lời:
Để có ý cho bài viết, cần tập trung vào một số nội dung như :
– Thế nào là một hiện tượng và thói quen xấu trong cuộc sống ?
– Hiện tượng và thói quen xấu mà em định bàn luận là hiện tượng gì, thói quen nào ?
– Phân tích hiện tượng hoặc thói quen xấu ấy có gì đáng phê phán, phê phán ở chỗ nào ? Vì sao đáng phê phán ?…
– Bài học rút ra từ các hiện tượng và thói quen xấu vừa phân tích, phê phán.
– Kêu gọi hành động.