Soạn bài Viết bài văn số 4: văn thuyết minh

0

Soạn bài Viết bài văn số 4: văn thuyết minh

1. Đoạn trích dưới đây có thuộc kiểu văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?
Năm 1070, vua Lí Thánh Tông sai lập Văn Miếu ở phía ngoài cửa tây nam thành Thăng Long. Sáu năm sau, vua Lí Nhân Tông sai mở rộng Văn Miếu thành Quốc Tử Giám, cho hoàng tử và con cái bậc đại quan vào dự học. Theo nhà bác học Phan Huy Chú thì các vị đứng đầu Quốc Tử Giám có nhiệm vụ “phụng mệnh nhà vua trông coi nhà Văn Miếu, rèn tập sĩ tử, trước khoa thi một năm phải thông báo rộng rãi cho mọi thí sinh được biết, hàng tháng theo đúng kì cho tập làm văn, để gây dựng nhân tài, giúp việc thực dụng cho nước”. Như vậy, ta thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám vừa đóng vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lại vừa làm nhiệm vụ của trường Đại học như hiện nay.
(Theo Lê Minh Quốc, Hỏi đáp giáo dục Việt Nam, tập I,
NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001)
Trả lời:
Đoạn trích thuộc kiểu văn bản thuyết minh, bởi vì chúng được viết với mục đích cung cấp những tri thức đúng đắn, chuẩn xác, khoa học, khách quan cho người đọc (văn bản có số liệu, năm tháng cụ thể, có tên tuổi nhân vật lịch sử, có địa danh xác định,…). Văn Miếu được giới thiệu cho người đọc biết về lịch sử ra đời, mục đích thành lập và nội dung hoạt động,…
2. Anh (chị) phải chuẩn bị để viết một bài giới thiệu kinh nghiệm học Văn (hoặc Làm văn). Hãy cho biết:
a) Anh (chị) dự định giới thiệu kinh nghiệm cụ thể nào (tìm hiểu văn bản, sưu tầm tư liệu, xây dựng bố cục, trau chuốt lời văn,…) ?
b) Anh (chị) sẽ giới thiệu kinh nghiệm đó theo dàn bài cụ thể nào ?
Trả lời:
Anh (chị) có thể trình bày kinh nghiệm học tập của mình theo những cách khác nhau. Nhưng dù theo cách nào, anh (chị) cũng nên :
– Nêu tên vấn đề mình chọn để rút kinh nghiệm.
– Nói rõ lí do chọn vấn đề đó.
– Nêu nội dung cụ thể của kinh nghiệm.
– Nói thêm, khi vận dụng kinh nghiệm này, cần chú ý điều gì để có được kết quả tốt nhất.
3. Diễn đạt một vài ý của dàn bài trên (nói về kinh nghiệm học Văn) thành một (hoặc hai, ba) đoạn văn (chú ý viết sao cho các câu trong đoạn thật chuẩn xác về ý và về ngữ pháp).
Trả lời:

Có thể tham khảo đoạn trích sau đây :
[…] Tôi có một kinh nghiệm thế này : Trong quá trình suy nghĩ tất nảy ra những thắc mắc, những câu hỏi. […] Hãy ghim những câu hỏi ấy trong đầu như những cái đinh đóng trên tường để treo mũ, mắc áo thường ngày.
Đọc sách, đọc báo, nghe giảng bài hay nghe nói chuyện mà trong đầu không có sẵn những cái “đinh” kia thì kiến thức nghe được, đọc được cũng tuột đi mất, vì nó không khắc sâu vào trí nhớ ta được. Nhiều kiến thức rất thú vị đến với ta một cách bất ngờ và ngẫu nhiên do đọc sách hay trò chuyện với ai đó. Nhưng nếu không có sẵn những cái “đinh” kia trong đầu thì có khi cũng không bắt lấy được và đê tuột mất. […] Một cái “đinh” nào đấy khi đã móc được nhiều ý kiến rồi thì khi đó ta sẽ có đủ khả năng, có đủ luận điếm để giải quyết được một thắc mắc, một câu hỏi […].
Một lần, nhân đọc cuốn tiểu thuyết Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp của Đô-xtôi-ép-xki, tôi thấy có một nhân vật nói thế này : “Tôi càng yêu nhân loại nói chung thì lại càng ít yêu con người nói riêng, tức là tách bạch ra từng con người riêng rẽ. Những lúc mơ ước, nhiều khi tôi đã có dự định say mê phụng sự nhân loại […] thế nhưng tôi lại không thể sống chung với bất kì ai trong một căn phòng”. Đó là loại người chỉ có cái mà Đô-xtôi-ép-xki gọi là “tình yêu mơ mộng” chứ không có tình yêu thật sự. Câu nói của nhân vật này khiến tôi liên hệ đến tình cảm nhân đạo vừa mênh mông bao trùm cả nhân loại vừa rất cụ thể, thiết thực của Bác Hồ thể hiện trong Nhật kí trong tù – đây cũng là một cái “đinh” ghim sẵn trong đầu tôi khi nghiên cứu văn thơ Hồ Chí Minh. Tôi hiểu ra rằng “Bác Hồ không vì những mục đích xa mà quên những mục tiêu gần, không vì chú trọng lợi ích lâu dài mà bỏ qua lợi ích trước mắt của quần chúng, không vì quan tâm đến cái nhân loại lớn mà thờ ơ với cái nhân loại nhỏ hẹp quanh mình (tức là những bạn tù) mà những vui buồn sướng khố hằng ngày đã dệt nên những cuộc đời cụ thể…”.

Như thế là những kiến thức có tác dụng giải quyết những đề tài của bài viết của mình nhiều khi nằm ở những tài liệu chẳng có liên quan gì trực tiếp đến đề tài cả. Tuy nhiên muốn thu lượm được những kiến thức như thế, trong đầu lúc nào cũng phải ghim sẵn những cái “đinh” như đã nói ở trên.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn,
đặc san Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3 – 2003)
4. Ngoài những phạm vi đã được gợi ý trong SGK, anh (chị) còn có thể giới thiệu hiểu biết của bản thân về đề tài nào khác? Hãy viết một bài văn thuyết minh để trình bày rõ những tri thức khoa học, khách quan về đề tài đó.
 Sachbaitap.com

Leave a comment