Soạn bài Viết đoạn văn trong văn thuyết minh (ngắn gọn)
I.ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1.NHẬN DẠNG CÁC ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
Đoạn văn a và b có câu chủ đề đầu đoạn, có một số từ ngữ chủ đề
2.SỬA LẠI CÁC ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH CHƯA CHUẨN
a. Nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì.
b. Nội dung thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần
II.LUYỆN TẬP
CÂU 1:
Viết mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”
Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.
Kết bài: Em rất yêu trường em. Em muốn góp đôi bàn tay nhỏ bé của mình vào việc xây dựng trường thêm xanh, sạch, đẹp.
CÂU 2:
Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Vốn mang trong tim mình nỗi đau mất nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm đi tìm đường giải phóng dân tộc. Sau khi trở về nước, Bác đã dành toàn bộ cuộc đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Chúng ta hôm nay sống trong không khí hạnh phúc, hòa bình một phần lớn phải kể đến công lao và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Người.
CÂU 3:
Sách “Ngữ văn 8”, tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục: Văn bản, Chú thích, Hướng dẫn soạn bài, Ghi nhớ, Luyện tập.
Giaibaitap.me