Tình yêu quê hương đất nước trong những bài ca dao mà em đã được học và đọc thêm
Trong kho tàng ca dao, nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều đó.
Phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. Mỗi lời ca dao là một lời ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, nên thơ của quê hương đất nước.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”.
Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành.trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi đây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy.
Sống gắn bó với quê hương đất nước chính là cơ sở để dân gian tạc rõ hình hài của từng dòng sông, từng ngọn núi vào trong tâm thức. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:
“Sông nào bên đục bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”
“Nước sông Thương bên đục bển trong
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh”.
Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Cảnh trí xứ Huế được phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biếc. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh hoạ đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví vỡi tranh (đẹp như tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.
Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn”
Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cẩnh đẹp, về truyền thông lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.
Vi vậy, bài thơ kết lại bằng một câu thơ đầy ý nghĩa:
“Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
Đó là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của Thủ đô, nó đã trở thành biếu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.
Tình yêu quê hương đất nước được dân gian thể hiện qua ca dao là tình cám có chiều sâu và giàu tính nhân văn. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thuần túy của tự nhiên, ca dao còn nhắc đến công lao của những con người đã công hiên, hi sinh cho mảnh đất ấy, qua đó gợi niềm tự hào đồng thời nhắc nhở ý thức bảo vệ và giữ gìn non sông của mỗi chúng ta.