Tố Hữu đã từng viết “Ôi! sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”. Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi ấy của Tố Hữu
“Ổi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”. Có rất nhiều người đã trăn trở thổn thức mãi không nguôi về hai từ “sống đẹp”. sống đẹp là sống ra sao? sống như thế nào là đẹp? Có lẽ hai tiếng đầy thiêng liêng, cao cả ấy vẫn mang một vẻ đẹp đầy bí ẩn.
Hai tiếng “sống đẹp” đã khơi gợi thật nhiều suy nghĩ sâu xa trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Quan niệm về sống đẹp không chỉ nói đến quan niệm sống, lí tưởng sống mà còn là quan niệm về giá trị đích thực của cuộc sống. Hiểu được thế nào là sống đẹp là một điều khó nhưng không quá khó, dễ nhưng cũng không hẳn là quá dễ. sống đẹp chính là vẻ đẹp của đời sống nội tâm con người thể hiện qua hành động trong cuộc sống hằng ngày.
Trước hết, sống đẹp phải là sống có lí tưởng cao đẹp, có ước mơ chân chính, có hoài bão cống hiến cho đời những hương thơm mật ngọt. Phải tự luôn hỏi mình xem ta đã làm được gì cho cuộc đời, cho Tổ quốc thân yêu. Có như vậy cuộc sống mới luôn có ý nghĩa.
Sống đẹp là biết sống vì người khác, vì cộng đồng, chứ không phải chỉ sống cho riêng mình; không để mình rơi vào chủ nghĩa vị kỉ. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chân lí ấy một cách rất giản dị và sâu sắc:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thỉ con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Và lẽ sống đẹp ấy đã khiến ông day dứt mãi đến tận khi rời bỏ cõi đời:
Xin tạm biệt cuộc đời yêu quý nhất
Có mấy vần thơ và một nắm tro
Thơ để cho đời, tro bón phân
Sống là cho và chết cũng là cho.
Đã có một thời lẽ sống công hiến ấy dường như đã ăn sâu vào máu thịt của những người Việt Nam yêu nước. Đó là khi đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh thì lớp lớp thanh niên đã lên đường chiến đấu. Với họ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ đã dành tuổi trẻ, máu xương, trút hơi thở cuối cùng cho đất nước. Họ đã nằm lại chiến trường khỉ mãi mãi tuổi hai mươi:
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
(Nguyễn Khoa Điềm)
Nói đến lẽ sống đẹp ở phương diện cống hiến, tôi nhớ đến Bác, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đó là minh chứng hùng hồn và chân thật nhất về một con người đã dành trọn cả cuộc đời cho đất nước. Ba mươi năm bôn ba nơi đất khách quê người, ba mươi năm Người làm những việc bình thường nhất để kiếm sống và hoạt động Cách mạng… Trở về nước Bác đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến thắng lợi và trở thành chủ tịch nước nhưng Bác không bao giờ nghĩ đến những hưởng thụ cá nhân. Bác chọn nhà sàn là nơi làm việc, khoác lên vai chiếc áo kaki đã cũ, đi đôi dép cao su… Cuộc đời Người đã chứng minh cho khát vọng cháy bỏng của mình “Tôi chỉ có một ham muôn, một ham muôn tột bậc là làm sao cho dân tộc ta được độc lập, nước ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác Hồ mãi là tấm gương sáng ngời cho lối sống đẹp, đến ngày nay tư tưởng đạo đức của Người vẫn được kế tục và phát huy:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
Một người sống đẹp còn phải là người có tấm lòng nhân ái, không vô cảm, không thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Trong cuộc sống hiện nay có biết bao hiểm họa luôn luôn có thể đe dọa cuộc sống con người như: bệnh tật, thiên tai, đói nghèo… Nếu con người không có tình thương đồng loại thì không biết cuộc sống sẽ đi về đâu. Sau một dịch bệnh, sau một cơn bão, sau một vụ thiên tai có biết bao nhiêu con người rơi vào cảnh không nhà, không cửa. Lúc ấy con người sống đẹp phải là con người biết đồng cảm chia sẻ. Chỉ một hành động hiến máu cũng có thể cứu sống một con người, chỉ là vài nghìn ăn sáng có thể góp vào giúp một bạn cùng trang lứa đến trường, hay chỉ là một lời động viên an ủi kịp thời cũng có thể cứu vớt một tâm hồn đau khổ… Có biết bao người đã ủng hộ tiền để xây dựng nhà tình thương, giúp những gia đình nghèo khó, mua sách cho các em vùng cao được đến trường… Cũng có người tự nguyện dành thời gian sức lực để chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa hay những thương binh, cha mẹ liệt sĩ lúc cuôì đời… Có một câu chuyện về lô’i sống đẹp đã từng gây xôn xao dư luận: Đó là một học sinh đã nguyện cõng người bạn thân của mình bị bại liệt ở chân nhưng ham học đến trường. Cứ ngày hai lần như vậy, kể cả nắng cũng như mưa. Hành động ấy khiến em vui hơn vì thấy mình đã chia sẻ phần nào nỗi bất hạnh với bạn. Tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng của một nhà văn Pháp “Tình thương là ngọn lửa hồng trong mùa đông giá lạnh”. Vâng, có tình thương con người sẽ sống đẹp và con người sẽ cảm thây cuộc đời này ấm áp, thân tình và đáng sống biết bao.
Không chỉ có vậy, sống đẹp còn cần có lòng kiên trì và quyết tâm vượt qua thử thách chông gai. Cuộc sống luôn có vô vàn khó khăn. Sống đẹp là phải “thắp sáng đam mê và đạp bằng gian khó”. Có thể nói năm 2008 là năm lên ngôi của những thủ khoa con nhà nghèo, có những thủ khoa mà mẹ đi cấy thuê, mẹ đi nhặt ve chai, hay mồ côi cả cha lẫn mẹ. Lối sống của họ thật đáng để ta học tập biết bao.
Có thể nói quan niệm sống đẹp là một quan niệm rất rộng mà ta không thể liệt kê và bình luận hết. sống mà biết nhớ cội nguồn cũng là sống đẹp hay nhỏ hơn nữa là những ứng xử giao tiếp hằng ngày chân thật, giản dị, lễ phép, khéo léo và tế nhị… Đấy cũng là một yếu tố quan trọng, một yêu cầu tất yếu của con người sống đẹp.
Ngày nay, trong sự xô bồ, tấp nập đua chen của nền kinh tế thị trường, có rất nhiều người hiểu không đúng về quan niệm sống đẹp. Nhiều người nghĩ rằng chỉ người có tiền, có quyền mới có thể sống đẹp hoặc họ chỉ chạy theo lối sống hưởng thụ, buông thả, thực dụng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Những lối sống ấy cần phải phê phán và loại bỏ khỏi cuộc sống tốt đẹp của chúng ta.
Mỗi chúng ta hãy tự trả lời thế nào là sống đẹp. Và không chỉ thể hiện sống đẹp bằng lí tưởng, ước mơ mà hãy biến thành hành động thực tế. Tổ quốc thân yêu đang cần những con người như vậy.