Tóm tắt Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn Ngắn Gọn

0

Tóm tắt Chiếu Dời Đô của Lý Công Uẩn Ngắn Gọn vừa được review.tip.edu.vn cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.

Bố cục tác phẩm Chiếu dời đô

I. Tác giả, tác phẩm

Lý Công Uẩn (974 -1028) hay còn gọi là Lý Thái Tổ người có công sáng lập ra nhà Lý, ông là vị vua tài giỏi, xuất chúng, có tầm nhìn sâu rộng và thương dân như con.

Tác phẩm Chiếu dời đô đ­ược ban hành vào năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất. Năm 1010, sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thời gian này kinh đô của nhà Tiền Lê đang đóng tại Hoa Lư­ (Ninh Bình).

Chiếu dời đô thuộc thể loại chiếu do vua chúa thường dùng và sử dụng khi có mệnh lệnh cần ban bố với thiên hạ.

II. Bố cục, tóm tắt

Bố cục bài chiếu gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu bài cho đến….không thể không dời đổi: Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô.

– Phần 2. Tiếp theo cho đến….đế v­ương muôn đời: Đưa ra lý do chính để chọn Đại La làm kinh đô.

– Phần 3. Đoạn còn lại: Quyết định dời đổi.

Tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô

Tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô mẫu số 1

Lịch sử Trung Quốc chứng minh các triều đại vì muốn đất nước được hưng thịnh nên đã quyết định dời đô. Còn ở nước ta, nhà Đinh và nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp, không theo ý trời – không chịu đổi dời nên vận nước ngắn hạn, nhân dân lầm than. Trước những bài học của các thế hệ đi trước đó, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La -xét về mọi mặt, mọi phương diện địa lí, lịch sử thì Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc rời đô là đúng đắn.

Tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô mẫu số 2

Lý Thái Tổ đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vương triều ở đây đã từng dời đô để làm lý lẽ cho các phần sau của bài chiếu. Những cuộc dời đô trong lịch sử đều đem lại sự hưng thịnh cho đất nước mình, việc lựa chọn dời đô là điều có lý, không có gì trái với lẽ thường cả.

Tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô mẫu số 3

Có các triều đại ở Trung Quốc đã nhiều lần dời đô cho nên vận nước lâu dài, nhân dân ấm no. Vậy mà hai nhà Đinh, Lê lại không dời đô nên triều đại không hưng thịnh. Lí Thái Tổ, xét thấy thành Đại La có đủ các điều kiện thuận lợi về vị thế, đặc điểm thuận lợi để làm kinh đô của các bậc đế vương muôn đời nên quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Thăng Long, Hà Nội).

Tóm tắt tác phẩm Chiếu dời đô chi tiết mẫu số 1

Mở đầu Thiên đô Chiếu, tác giả nói đưa dẫn chứng từ nhà Thương đến vua Bàn Canh, năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh nên nhà vua rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.

Phần tiếp theo của Thiên đô chiếu, tác giả nói đến sự thuận lợi của thành Đại La, nơi trung tâm của trời đất, ở thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa thế rộng bằng, đất đai cao mà thoáng, dâ chúng không phải khốn khổ ngập lụt. Xem khắp đất Việt, chỉ có nơi này là thắng địa, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Từ đó nhà vua đưa ra lựa chọn và muốn quần thần suy nghĩ, đưa ra ý kiến.

Leave a comment