Tóm tắt văn bản Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
Tóm tắt văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm giúp các em hiểu khái quát nội dung của tác phẩm, giúp cho việc làm bài được dễ dàng hơn. Chiếu cầu hiền là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn, cũng như ngợi ca tầ nhìn chiến lược và tình cảm đại lượng của vua Quang Trung trong việc vận động trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
TÓM TẮT VĂN BẢN CHIẾU CẦU HIỀN
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Ngô Thì Nhậm
- Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.
- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay: Thanh Trì – Hà Nội)
- Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh
- Khi Lê – Trịnh sụp đỗ, ông theo phong trào Tây Sơn và được vua Quang Trung tín nhiệm giao nhiều trọng trách.
→ ông có những đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn
b. Tác phẩm Chiếu cầu hiền
– Hoàn cảnh sáng tác :
- “Chiếu cầu hiền” được viết vào khoản năm 1788- 1789 khi tập đoàn Lê – Trịnh hoàn toàn tan rã.
– Mục đích :
- Thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng nhiệm vụ xây dựng đất nước mà Tây Sơn đang tiến hành để cộng tác phục vụ triều đại mới.
– Thể loại :
- Chiếu là một thể văn nghi luận chính trị xã hội thời trung đại thường do nhà vua ban hành.
- Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị của triều đại phong kiến phương đông.
- Văn thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.
– Bố cục: Ba phần.
- Phần 1: “Từng nghe.. người hiền vậy”. → Quy luật xử thế của người hiền
- Phần 2: “Trước đây thời thế….của trẫm hay sao?”→ Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước
- Phần 3:“Chiếu này ban xuống ….Mọi người đều biết.” → Con đường cầu hiền của vua Quang Trung
2. Tóm tắt nội dung Chiếu cầu hiền
Bài tóm tắt 1
TÓM TẮT VĂN BẢN CHIẾU CẦU HIỀN NGẮN GỌN NHẤT
Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ (Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.
Bài tóm tắt 2
Bài chiếu là một văn kiện lịch sử quan trọng thể hiện chủ trương, đường lối đúng đắn của vua Quang Trung, đồng thời qua bài chiếu ta thấy được tấm lòng của vua Quang Trung đối với người tài, đối với đất nước, cảm nhận được nhân cách cao đẹp của vua Quang Trung.
Bài tóm tắt 3
Ngô Thì Nhậm (1746 -1803) hiệu là Hi Doãn, người làng TảThanh Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Cha ông là Ngô Thì Sĩ, từng làm quan trong phủ chúa Trịnh. Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm kiếm nhân tài. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước.
Chiếu cầu hiền là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho loại văn bản nghị luận trung đại. Ở loại tác phẩm này, người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ để thuyết phục người nghe. Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều rất sắc sảo, hợp đạo lí.
———-
Trên đây là nội dung tóm tắt văn bản Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm mà đọc tài liệu đã sưu tầm. Hy vọng phần nào đã giúp các em trong việc nắm rõ nội dung văn bản trước khi bắt đầu vào viết bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 11