Tóm tắt văn bản tự sự lớp 10
Tóm tắt văn bản tự sự lớp 10
1. Mục đích, yêu cầu tóm tắc văn bản tự sự
a) Mục đích: Trong cuộc sống, việc tóm tắt văn bản tự sự phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Thường chúng ta tóm tắt để dễ dàng ghi nhớ, để hiểu và đánh giá nội dung văn bản. Cũng có khi tóm tắt để ghi chép làm tài tài liệu, làm dẫn chứng trong bài văn hoặc để kể lại cho người khác nghe, để minh hoạ cho một ý kiến nào đó của mình.
b) Yêu cầu: Bản tóm tắt phải ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được nội dung cơ bản hoặc những đặc điểm, những mốc quan trọng trong cuộc đời của nhân vật chính. Bản tóm tắt cũng phải được trình bày theo một bố cục rõ ràng, chính xác theo những yêu cầu chung của văn tự sự.
2. Cách tóm tắc tác phẩm tự sự theo nhân vật chính
– Đọc kĩ văn bản gốc, chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.
– Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Về Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ
a) Trong truyện này, có thể xác định An Dương Vương và Mị Châu là hai nhân vật chính (tuy xét về trò quan trọng thì An Dương Vương nổi bật hơn). Hai nhân vật này xuất hiện ở hầu hết các sự việc chính của câu chuyện. Hơn thế nữa, họ còn là những “mắt xích” quan trọng quyết định chiều hướng phát triển của cốt truyện.
b) Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ theo nhân vật An Dương Vương :
Vua An Dương Vương nước Âu lạc họ tên là Thục Phán. Vua cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Một hôm có cụ già từ phương đông tới nói: Sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp vua xây thành.
Hôm sau vua mừng rỡ cho người ra đón mới biết sứ Thanh Giang là một con rùa vàng.
Thành xây nửa tháng thì xong, vững chãi và kiên cố. Trước khi về biển, rùa vàng còn tháo vuốt đưa cho nhà vua là lẫy nỏ thần chống giặc. Có thành cao, hào sâu lại có nỏ thần, vua Thục rất nhiều lần đã đánh cho quân của Triệu Đà đại bại.
Đà không dám đối chiến, bèn xin hoà và cho con trai là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Vua đồng ý gả con gái cho Mị Châu, lại cho cả Trọng Thuỷ ở lại Loa Thành làm rể. Có được cơ hội tốt, Trọng Thuỷ bên dụ dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi đánh tráo ngay lẫy nỏ.
Quân Triệu Đà phá được nỏ thần bèn ồ ạt tất công. An Dương Vương trong khi ấy cậy có nỏ Liên Châu vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, không bố phòng gì cả. Loa Thành bị vỡ, Vua Thục bèn mang theo con gái chạy xuống phía Nam. Thế nhưng cùng lúc ấy Trọng Thuỷ lại theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu rắc ở đường đuổi theo. Cùng đường, lại nghe sứ Thanh Giang nhắc nhở “Giặc ở ngay sau nhà vua đó”, An Dương Vương bèn tuốt kiếm chém Mị Châu rồi cầm rừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển.
c) Tóm tắc truyện theo nhân vật Mị Châu :
Mị Châu là con gái của Vua nước Âu Lạc, An Dương Vương Thục Phán. Nhân việc Triệu Đà thua trận xin cầu hoà và muốn được cho con trai sang ở rể, nàng được vua cha thuận ý gả cho Trọng Thuỷ.
Mị Châu rất mực yêu chồng lại ngây thơ khờ dại nên đã vô ý đem bí quyết nỏ thần ra nói với người chồng gián điệp. Có được nỏ thần, Trọng Thuỷ muốn xin về, Mị Châu lại nói : Sau này, nếu có gặp cảnh biệt li thì cứ theo dấu chiếc áo lông ngỗng của thiếp mà tìm.
Thuỷ về nhà, rồi cùng cha đem đội quân sang đánh. Loa Thành đại bại, Mị Châu theo cha chạy xuống phương Nam nhưng vừa đi nàng lại vừa sắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thuỷ. Chạy ra bờ biển vua cha nổi giận tuốt gươm ra chém. Trước khi chết, Mị Châu còn khấn: Nếu có lòng phải nghịch thì khi chết đi nguyện biến thành cát bụi, bằng không thì xin được biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù. Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Xác nàng được Trọng Thuỷ đêm về mai táng ở Loa Thành, Trọng Thuỷ thương nhớ Mị Châu, sau đó cũng lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông đem về giếng ấy mà rửa thì ngọc càng thêm sáng.
d) Có thể rút ra cách thức tóm tắt tác phẩm theo tự sự theo nhân vật chính như sau:
Để tóm tắc tác phẩm tự sự theo nhân vật chính cần:
– Xác định mục đích tóm tắt (tóm tắt phục vụ mục đích gì? Hơn nữa có tác phẩm có thể có nhiều nhân vật chính nên có thể có rất nhiều cách tóm tắt khác nhau).
– Đọc kĩ văn bản để xác định nhân vật chính (những nhân vật xuất hiện nhiều và có vai trò quyết hướng tới sự phát triển hoặc đổi thay chiều hướng truyện). Đặt nhân vật này trong mối quan hệ vợi các nhân vật khác và diễn biến các sự việc trong cốt truyện để dễ dàng tóm tắt hay lược bỏ.
– Viết văn bản tóm tắc bằng lời văn của mình để giới thiệu nhân vật, nêu rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (để khắc hoạ nhân vật, có thể kết hợp trích dẫn nguyên văn một số từ ngữ, câu văn trong tác phẩm).
– Kiểm tra lại và sửa chữa văn bản tóm tắt cho phù hợp với mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt.
2. a) Căn cứ vào nội dung văn bản, có thể thấy Từ điển văn học đã chọn cốt truyện làm định hướng để tóm tắt truyện Tấm Cám. Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã dựa vào tính cách nhân vật Trương Sinh để tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương.
b) Nguyễn Đình Thi tóm tắt truyện để làm dẫn chứng minh họa cho bài văn nghị luận, vì thế mà định hướng tóm tắt có khác với Từ điển văn học (tóm tắt truyện Tấm Cám nhằm giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm).
Từ điển văn học đã tóm tắt sự việc “Bụt hiện lên an ủi, giúp đỡ Tấm” trong một câu và sự việc “Tấm biến hóa nhiều lần” được kể lại bằng ba câu. Chuyện người con gái Nam Xương vốn gồm mấy trăm câu, nhưng Nguyễn Đình Thi đã gói gọn lại chỉ trong sáu câu văn ngắn.
Qua hai cách làm này, có thể rút ra kinh nghiệm : Dù định hướng tóm tắt theo cốt truyện hay theo nhân vật thì điều quan trọng vẫn là phải biết cách lược đi những sự việc, những chi tiết phụ ; chọn lấy những sự việc, những chi tiết chính. Hơn nữa, trong khi viết, kĩ thuật “nén câu dồn ý” sẽ làm cho bài tóm tắt thêm cô đọng hơn.
3. Tóm tắc Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ theo nhân vật Trọng Thuỷ :
Triệu Đà nhiều lần cất quân đánh sang Âu Lạc những điều thất bại bèn sai con trai sang hỏi Mị Châu để cầu hoà. Sau khi An Dương Vương đồng ý gả Mị Châu, Trọng Thuỷ xin ở lại Loa Thanh để chờ có cơ hội dò xét “bí quyết’ đánh giặc của An Dương Vương. Một hôm trong khi nói chuyện, Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Xem xong, Thuỷ ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt vàng rồi xin phép Thục Phán được về phương bắc thăm cha. Trước khi ra đi, Trọng Thuỷ còn cùng với Mị Châu hứa hẹn: nếu sau này lỡ chẳng may li tán thì cứ theo dấu lông ngông rứt ra từ chiếc áo của Mị Châu mà tìm.
Trọng Thuỷ về phương Bắc chế nỏ rồi cùng cha kéo quân xuống phương Nam. Thế quân đang mạnh lại gặp lúc An Dương Vương có ý chủ quan nên chẳng mấy chốc quân của Trọng Thủy đã chiếm được Loa Thành. Không thấy vợ ở trong thành, Thuỷ tức tốc phi ngựa theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo. Thế nhưng đến sát bờ biển, Thuỷ đã thấy Mị Châu đã chết tự bao giờ. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem về Loa Thành an táng. Một hôm trong khi đi tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước bèn cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau đồn rằng đem nước ở giếng này mà rửa ngọc minh châu thi thấy ngọc cứ ngày một sáng thêm lên.
4. Tóm tắc truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm (hoặc Cám)
a) Tóm tắt truyện theo nhân vật Tấm :
Tấm mồ côi cha từ nhỏ. Cô phải sống cùng với mụ dì ghẻ và cô em gian ác. Trong mọi việc, Tấm luôn là người phải chịu thiệt thòi. Đi bắt tôm bắt tép, Tấm bị Cám lừa trút hết giỏ tép đầy. Tấm nuôi được con cá Bống, mẹ con Cám lại lừa giết thịt ăn. Ngày nhà vua mở hội, mụ dì nghẻ lại lấy gạo và thóc trộn lẫn với nhau bắt Tấm nhặt xong mới được đi xem. Trong tất cả những lần như thế Tấm đều được Bụt hiện lên an ủi và giúp đỡ. Nhờ có Bụt, ngày hội Tấm có quần áo đẹp, khăn đẹp và giầy đẹp. Đi xem hội, Tấm sơ ý đánh rơi mất chiếc giầy nhưng cũng may nhờ chiếc giầy ấy, Tấm trở thành hoàng hậu. Ghen ghét, mẹ con cám lập mưu giết Tấm rồi đưa Cám vào cung để thế chân. Tấm chết, biến hoá nhiều lần thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửa. Mỗi lần như thế lại là một lần Tấm bị mẹ con Cám lập mưu hãm hại. Cuối cùng Tấm biến thành quả thị, âm thầm giúp việc nấu cơm, quét dọn cho bà hàng nước. Nhưng rồi bà cụ cũng phát hiện ra. Bà xé tan vỏ thị và thế là từ đấy Tấm sống cùng bà. Một hôm nọ vua đến quán này uống nước, ăn miếng trầu cánh phượng, vua thấy quen và thế là vua nhận ra người vợ yêu quý của mình. Tấm thẳng tay trừng trị mẹ con nhà Cám rồi trở lại cuộc sống hạnh phúc bên vua.
b) Tóm tắt truyện theo nhân vật Cám :
Cám xấu tính nhưng lại phải sống bên người chị cùng cha khác mẹ hiền lành, xinh đẹp nên lúc nào cũng tỏ ra ganh ghét. Được mẹ đứng sau hậu thuẫn, Cám luôn tìm cách để đày đọa chị. Cùng đi hớt tép nhưng Cám lười nhác không bắt được con nào. Cám lừa chị hụp xuống ao để trút giỏ tép mang về. Thấy Tấm nuôi được con cá Bống, Cám lại lừa bắt và giết thịt. Ngày hội, Cám sắm sửa quần áo đẹp đi chơi. Thấy vua mời các thiếu nữ thử giầy kén vợ, Cám cũng len vào nhưng không được.
Ghen tức vì Tấm được làm hoàng hậu, nhân ngày dỗ cha, Cám và mẹ lừa Tấm trèo cau rồi giết Tấm. Cám vào cung thay chị. Một hôm đang giặt áo, Cám lại nghe tiếng chim vàng anh hót lời của Tấm. Cám tức giận bắt chim làm thịt rồi nói dối vua. Tưởng đã an tâm nhưng một thời gian sau ở vườn ngự lại mọc lên hai cây xoan đào rất đẹp. Nhà vua lấy làm yêu thích lắm. Biết chuyện Cám lại sai cho lính chặt cây đóng thành khung cửi. Thế nhưng cứ mỗi lần ngồi vào khung cửi, cám lại nghe thấy tiếng chửi rửa mình. Không chịu được, Cám đốt quách khung cửi rồi đổ tro ra mãi bên đường.
Lạ thay một hôm không biết từ đâu Tấm trở về. Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa thì tỏ ra ham muốn. Cuối cùng Cám chết một cách thích đáng vì sự tham lam và ngu ngốc của mình.