Top 10 Địa điểm hấp dẫn bạn không nên bỏ lỡ khi đến Campuchia

0

Vương quốc Campuchia là điểm đến du lịch phổ biến của khu vực Đông Nam Á, thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới bởi những khu di tích cổ kính như quần thể di tích Angkor Wat hay Angkor Thom, cảnh thiên nhiên kì vĩ như Biển Hồ Tonle Sap và sông Mekong, cùng với những bãi biển, hòn đảo tuyệt đẹp như Sihanoukville, Koh Rong, Koh Thmei. Du lịch Campuchia là trải nghiệm tuyệt vời đối với những tín đồ Phật giáo, những người thích khám phá tàn tích của quá khứ cũng như những du khách mê đắm cảnh đẹp hoang sơ của tạo hóa. Campuchia là một trong những vương quốc giàu có và hùng vĩ của châu Á. Đất nước này có tổng diện tích là 69.898 mét vuông, giáp với các quốc gia Thái Lan, Lào và Việt Nam. Mặc dù chỉ xếp hạng thứ 88 về tổng diện tích, nhưng đất nước này có rất nhiều địa điểm du lịch thú vị không kém gì các quốc gia rộng lớn. Hãy cùng Review.tip.edu.vn tìm hiểu những địa điểm bạn không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến “đất nước của những nụ cười” này.

Cung điện Hoàng gia Campuchia

Cung điện Hoàng Gia Campuchia được ví von như một viên ngọc quý nằm ngay trung tâm thủ đô Phnom Penh, là một tổ hợp các công trình kiến trúc kiên cố gồm nhiều tháp cao chót vót, một phong cách không thể lẫn vào đâu được của đất nước này. Cung điện là nơi Quốc Vương và các thành viên Hoàng tộc sinh hoạt và thực hiện các lễ nghi quan trọng của quốc gia. Các công trình trong cung điện được trang trí rất công phu, hoa văn tinh xảo, kèm theo đó là những vườn hoa khoe sắc rực rỡ như tô điểm thêm vẻ đẹp, khiến nơi đây luôn là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến thăm đất nước chùa tháp Campuchia. Cung điện Hoàng Gia Campuhia với tổ hợp nhiều công trình lộng lẫy tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô Phnom Penh. Toàn bộ công trình được ngăn cách với con đường phía ngoài bằng một bức tường thành với nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo. Hiện nay, ngoại trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia tại Cung điện Khemarin, các nơi khác trong Hoàng Cung và Chùa Bạc được mở cửa cho du khách đến tham quan. Cổng chính để vào Hoàng Cung nằm trên đường Sothearos.

Hoàng cung Campuchia có rất nhiều công trình được thiết kế nguy nga, hoàng tráng, nhiều họa tiết, hoa văn trang trí tinh xảo, đậm đà văn hóa của đất nước Campuchia. Một số điểm đến trong Hoàng Cung sau đây cho phép du khách đến tham quan. Cung điện Hoàng Gia Campuchia được xây dựng vào năm 1866 sau khi vua Norodom dời kinh đô từ Oudong về Phnom Pênh, có tên gọi đầy đủ theo tiếng Khmer là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk. Đến năm 1871, Cung điện được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng đến năm 1873, bức tường bao xung quanh mới được xây xong, toàn bộ công trình mới chính thức hoàn thành. Nhiều năm sau đó, một số công trình khác được tiếp tục xây dựng hoặc phá đi xây mới như Điện Chanchaya và phòng khánh tiết. Người Campuchia rất tôn kính vua, hoàng hậu và các thành viên hoàng gia. Vì vậy, bạn nên bày tỏ thái độ kính trọng khi nhắc đến Hoàng gia Campuchia.

Địa chỉ: Samdach Sothearos Blvd, Phnom Penh, Campuchia.

Cung điện Hoàng gia Campuchia
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Cung điện Hoàng gia Campuchia

Chùa Bạc

Wat Preah Morakat còn được gọi là Chùa Bạc hay Chùa Phật ngọc lục bảo, là một ngôi chùa nổi tiếng của Campuchia. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc vì ngôi chùa có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125 g. Ngôi chùa có chức năng văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị. Bức tượng Phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng ngọc lục bảo, có những thông tin khác nhau bức tượng được làm bằng ngọc lục bảo hay pha lê. Đứng trước tượng lục bảo là tượng Phật Di-lặc (đức phật tương lai) đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc, các bảo vật của Vương hậu Kossomak Nearirith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và vương thất.

Bên trong ngôi chùa có một sảnh đường rộng trang trí bằng những bức tranh tường nói về sử thi Reamker (phiên bản Khmer hóa từ sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ). Một số phần của bộ tranh tường đã bị hư hỏng do thời tiết. Những bức tranh tường được vẽ vào năm 1903 – 1904 bởi một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của họa sĩ Vichitre Chea và kiến trúc sư Oknha Tep Nimit Thneak. Trong thập niên 1930, sảnh đường này được sử dụng như là nơi học đạo của những nhà sư. Sảnh đường này hiện nay không còn nguyên vẹn qua năm tháng. Bức tranh sử thi đã hư hại rất nhiều, nhất là phần dưới, khiến việc chiêm ngưỡng bức tranh dành cho du khách không trọn vẹn. Thư viện có một thư viện nhỏ ngay cạnh chánh điện là nơi lưu giữ những cuốn kinh tôn nghiêm và bức tranh voi đực Nandin và một vài bức tượng Phật. Bức tượng Nandin làm bằng bạc nguyên chất và được coi là có nguồn gốc từ rất lâu, bức tượng được tìm thấy ở tỉnh Kandal năm 1983. Trong thư viện có nhiều thầy bói làm việc, nếu có phiên dịch đừng quên hỏi thầy bói về vận mệnh của mình chỉ với một chút đóng góp tùy hỉ.

Địa chỉ: Oknha Chhun St, Phnom Penh, Campuchia.

Chùa Bạc
Chùa Bạc
Chùa Bạc
Chùa Bạc

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng

Nhắc đến đất nước Campuchia, chúng ta không thể nào không nghĩ đến nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra. Những tháng năm ấy có lẽ in sâu trong mỗi người dân Campuchia. Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, nơi được sử dụng làm địa điểm tra tấn của Khmer Đỏ. Nơi đây là lời nhắc nhở đanh thép về tội ác kinh hoàng mà loài người có thể phạm phải. Đến thăm địa danh này có thể để lại trong lòng du khách nỗi buồn thương da diết. Và lòng tưởng nhớ tới những sinh mệnh đã ra đi dưới chế độ Khmer Đỏ man rợ. Toul Sleng trong tiếng Khmer có nghĩa là một ngọn đồi độc dược – cái tên như phản chiếu chính câu chuyện lịch sử của nó vậy. Bảo tàng Diệt chủng là nơi được sử dụng làm địa điểm tra tấn của Khmer Đỏ. Bảo tàng có diện tích 600x400m và đã từng giam hơn 17000 người. Điều khiến chúng ta rùng mình đó là chỉ có 14 người còn sống sót. Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng bao gồm 4 dãy nhà chính và một số ngôi nhà xung quanh, vốn là trụ sở, phòng tra hỏi và tra tấn tù nhân của chính quyền Khmer Đỏ. Năm 1962, bảo tàng vốn là trường trung học Ponhea Yat. Và tháng 05/1976, trường đã được chính quyền Khmer Đỏ cải hoán thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.

Những dãy buồng giam dài được xây dựng kín bằng gỗ, gạch san sát nhau chìm trong bóng tối của tội ác. Họ bị đối xử vô cùng tàn bạo. Bị xích chân bằng sợi xích to chôn chặt vào tường hoặc bị xích một hoặc cả hai chân vào những thanh cùm ngắn hoặc dài. Thoạt nhìn sơ qua bảo tàng, chúng ta chỉ nghĩ đây là một khối nhà màu xám xịt bình thường nhưng khi vừa bước qua cánh cổng sắt, cảm giác ghê rợn liền ùa ập đến. Ai đã từng đến Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng có lẽ không biết những bức tường quấn đầy dây thép gai. Những bức tường dài màu xám quấn đầy những sợi thép gai đã hoen gỉ, xỉn màu, trông như một ngôi trường hơn là bảo tàng. Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng còn gây sợ hãi bởi những căn phòng chứa đầy những dụng cụ tra tấn vô cùng tăm tối, ngột ngạt. Trong phòng không có gì ngoài những chiếc giường sắt đã rất cũ, chiếu rách, kềm, búa, hộp đạn tiểu liên… Một không gian trống trải, đầy tăm tối, ma mị. Phòng chứa những bức tranh vẽ cảnh tra tấn ở bảo tàng diệt chủng Campuchia cũng là một nỗi ám ảnh của khách tham quan. Ở tầng hai, qua những dãy cầu thang u ám hơn là căn phòng chứa những bức tranh vẽ lại cảnh tượng tra tấn man rợ bởi quân Khmer Đỏ.

Địa chỉ: St 113, Phnom Penh 12304, Campuchia.

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng

Cánh đồng chết Choeung Ek

Nhắc đến Campuchia, nhiều người vẫn hình dung đây là một quốc gia nằm sát biên giới Tây Á với một nền kinh tế tiêu điều, những cánh đồng hoang vu có từ thời diệt chủng và niềm kiêu hãnh về một kỳ quan thế giới có chăng chỉ còn là tàn tích. Nhưng không, hẳn mọi người đã nhầm! Phải du lịch Campuchia một chuyến, bạn sẽ thấy ngỡ ngàng khi những chóp mái vàng ruộm đã hiện ra, kiêu hãnh như đã từng về một đế chế hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á và cánh đồng chết Choeung Ek năm nào vẫn còn sống mãi, vẫn rực rỡ như một chứng nhân lịch sử đáng tự hào mà du khách không nên bỏ lỡ mỗi khi đặt chân đến đây. Cánh đồng chết Choeung Ek của Campuchia nằm ở vùng ngoại ô cách trung tâm thủ đô Phnom Penh hơn 15 km. Để đến được đây, phương tiện di chuyển phổ biến nhất là xe Tuk tuk. Những chiếc xe giản dị này sẽ đưa bạn đi qua những con đườn rải nhựa thơ mộng, len lỏi giữa rừng già khiến bạn ngỡ như mình đang rơi vào một bộ phim phiêu lưu kỳ thú.

Trong thực tế, cánh đồng chết Choeung Ek được xem là những ngôi nhà tinh thần – một truyền thống của người dân Campuchia để chôn cất những linh hồn đã mất và bị tra tấn trong qua khứ. Trải qua thời cuộc, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng dành cho những du khách yêu lịch sử và mê khám phá. Điểm đến đầu tiên tại cánh đồng chết ở Campuchia mà bạn không nên nỏ lỡ đó là bảo tàng diệt Tuol Sleng. Bảo tàng này nằm khuất trong khu phố nhỏ Toul Svay Prey ở phía Nam Phnom Penh. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bạn là những chiếc sọ người xám xịt, buồn bã nằm chồng chất trong tủ kính bởi nơi đây từng là cánh đồng chết với những nấm mồ chôn tập thể và là bối cảnh của bộ phim cùng tên của điện ảnh Mỹ đã đoạt giải Osca năm 1984. Có thể bạn chưa biết Tuol Sleng đã từng là một trường học, nhưng Khmer Đỏ đã biến các phòng học thành các phòng giam nhỏ để tra tấn các tù nhân, biến nơi đây trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Vào năm 1975, trường học được chuyển đổi thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.

Địa chỉ: Phnom Penh, Campuchia.

Cánh đồng chết Choeung Ek
Cánh đồng chết Choeung Ek
Cánh đồng chết Choeung Ek
Cánh đồng chết Choeung Ek

Holiday Palace Casino Resort

Vương quốc Campuchia là điểm đến du lịch phổ biến của khu vực Đông Nam Á, thu hút du khách đến từ khắp nơi trên thế giới bởi những khu di tích cổ kính như quần thể di tích Angkor Wat hay Angkor Thom, cảnh thiên nhiên kì vĩ như Biển Hồ Tonle Sap và sông Mekong, cùng với những bãi biển, hòn đảo tuyệt đẹp như Sihanoukville, Koh Rong, Koh Thmei. Du lịch Campuchia là trải nghiệm tuyệt vời đối với những tín đồ Phật giáo, những người thích khám phá tàn tích của quá khứ cũng như những du khách mê đắm cảnh đẹp hoang sơ của tạo hóa. Holiday Palace Casino Resort nằm ở thành phố Sihanoukville, là nơi có chỗ nghỉ hiện đại, yên bình với Wi-Fi miễn phí trong tất cả các phòng nghỉ. Tại đây có các hồ bơi ngoài trời, quầy lễ tân hoạt động 24 giờ, nổi tiếng với các sòng bạc và chỗ đậu xe miễn phí trong khuôn viên.

Không chỉ là một điểm đến thú vị tại Campuchia, Holiday Palace Casino Resort mang đến cho du khách những kiến thức về lịch sử và văn hóa. Các thành phố ven biển Sihanoukville có nhiều bãi tắm trắng tuyệt đẹp và hoang sơ như bãi biển Otres, bãi biển Serendipity, bãi biển Ochheuteal… là các nơi lý thú để du khách đến khám phá. Nếu bạn muốn ở lại trong thành phố, nhưng vẫn muốn thưởng thức hương vị của đại dương thì nơi tốt nhất cho bạn là Holiday Palace Casino Resort, nơi không chỉ có giá cả phải chăng, những thực phẩm tốt, hồ bơi vô cùng xinh đẹp và một sòng bạc nơi bạn chắc chắn có thể thử vận may của mình khi đến Campuchia. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một số cuộc phiêu lưu xa bờ, bạn có thể đi thuyền cho một chuyến đi 1 – 2 giờ để đến hòn đảo lân cận Koh Rong.

Địa chỉ: 2 Thnou St, Preah Sihanouk 18000, Campuchia.

Holiday Palace Casino Resort
Holiday Palace Casino Resort
Holiday Palace Casino Resort
Holiday Palace Casino Resort

Chợ đêm Angkor

Chợ đêm Angkor là một điểm đến thú vị và sôi động, là một khu mua sắm sầm uất đem lại nhiều sự tò tò và hào hứng cho du khách. Đây là kiểu chợ rất nổi tiếng ở Siem Riep, thường chỉ mở vào ban đêm. Giờ hoạt động chính là từ cuối 4 giờ chiều kéo dài hơn 12 giờ đêm. Hầu hết các sản phẩm bày bán là đồ lưu niệm, đồ ăn, trang sức… những mặt hàng và khách du lịch ưa chuộng. Chợ đêm Angkor chủ yếu là khách đến du lịch, muốn khám phá những giá trị văn hóa truyền thống của người dân nước này. Điều mà du khách có thể đặc biệt an tâm là chợ rất an toàn, không hề xảy ra các tình trạng ăn cắp hay cướp giật. Bởi lẽ có rất nhiều cảnh sát thường xuyên đi kiểm tra và túc trực ngay trong chợ để kịp thời xử lý những vấn đề không mong muốn giúp du khách. Những quầy hàng được bán riêng lẻ, xếp ngay ngắn gọn gàng theo từng kiot, đường đi cho khách rộng rãi, thoải mái. Đôi khi bạn có thể bắt gặp những người chào bán hay giới thiệu sản phẩm nhưng đó là những lời giới thiệu thân thiện. Họ không hề chèo kéo hay tỏ thái độ ép khách phải mua hàng.

Bạn có thể tự do dạo quanh, nâng lên cầm xuống cho đến khi tìm được một sản phẩm vừa ý miễn là bạn không làm hư hỏng đồ đạc. Những người bán hàng khá niềm nở thân thiện, giá cả được cập nhật rõ ràng, không có tình trạng cò cưa từng giá, thét giá, thể hiện sự khó chịu làm khách hàng phải hứng chung. Ở chợ đêm Angkor, bạn hoàn toàn làm chủ, bạn có thể trả giá tự do, thoải mái mua hàng. Có lẽ vì điều này mà chợ ngày càng được yêu thích. Bạn sẽ dễ dàng gặp nhiều khách du lịch Việt Nam giống như cái cách mà bạn đang đi du lịch vậy. Ở chợ đêm Angkor có đầy đủ các món ăn ngon phục vụ thực khách từ ăn vặt đến ăn chính. Các món ăn ở đây cũng đa dạng, đan xen giữa các món ăn cổ truyền với món ăn nổi tiếng của nhiều nước như Anh, Nhật, Hàn, Việt Nam… Chính vì lẽ đó mà thực khách tại các quán ăn rất đông. Giá cả ăn uống tại các chợ cũng khá phải chăng, phù hợp với túi tiền người đi du lịch. Giá dao dộng của món ăn là từ 50 nghìn đến 200 nghìn đồng. Đối với các thức uống sẽ là từ 30 nghìn đến 70 nghìn đồng. Với chi phí cân đối như vậy, thật dễ dàng để du khách tìm thấy một quán ăn ngon theo sở thích của mình mà không cần để ý quá nhiều tới túi tiền.

Địa chỉ: Angkor Night Market Street, Steung Thmei, Krong Siem Reap, Campuchia.

Chợ đêm Angkor
Chợ đêm Angkor
Chợ đêm Angkor
Chợ đêm Angkor

Khu khảo cổ Angkor

Angkor là thủ đô của vương quốc Khmer, được xây dựng năm 802 trước công nguyên trên núi Kulen, khi vua Jayavarman II lên trị vì. Ngày nay, điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Angkor là Angkor Thom nơi có ngôi đền Bayon với tượng mặt cười khổng lồ khắc trên đá, hay Angkor Wat – ngôi đền Hindu lớn nhất thế giới và những ngôi đền nhỏ hơn như Ta Prohm, Preah Khan, Pre Rup và Ta Nei. Angkor là một tên thường gọi của một khu vực tại Campuchia đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ “Angkor” xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là “thành phố”. Chính xác hơn, thời kỳ Angkor có thể được định nghĩa là thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer tự xưng “vua thiên hạ” và “thiên tử” của Campuchia, cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

Phế tích của Angkor (trong đó bao gồm cả Angkor Wat và Angkor Thom và các di tích khác) nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Biển Hồ (Tonle Sap) và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24’N, 103°51’E) và là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Năm 2007, các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác để kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hóa Maya ở Guatemala, có tổng diện tích khoảng 50 dặm vuông.

Địa chỉ: Angkor, Xiêm Riệp, Campuchia.

Khu khảo cổ Angkor
Khu khảo cổ Angkor
Khu khảo cổ Angkor
Khu khảo cổ Angkor

Đền Bayon

Đền Bayon nằm ở trung tâm và cũng là ngôi đền trung tâm trong quần thể di tích Angkor Thom. Là ngôi đền có kiến trúc cực kỳ ấn tượng nằm trên đồi núi, có sự quy mô về diện tích cũng như sự đồ sộ trong cách thiết kế kiến trúc Khmer. Ngôi đền gồm có 54 tòa tháp lớn nhỏ, mỗi tháp có điêu khắc khuôn mặt thần Lokesvara biểu tượng cho sự quan sát của thần linh về 4 phía đất nước Campuchia, tháo trung tâm cao nhất 43 met có hình chữ thập như các thư viện phía trong nhưng sau đó được thiết kế lại đầy đủ với hình trụ tròn. Tên gọi của ngôi đền Angkor Thom có nghĩa là Kinh thành lớn, là thành phố kinh đô lâu đời, cũng là kinh đô cuối cùng của Vương Quốc Khmer do vua Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ 12. Đến nay là điểm đến của Campuchia thu hút du khách yêu thích văn hóa, khảo cổ. Đền Bayon các cổng thành chính Angkor Thom hơn 1 km, khu đền được trang trí chạm khắc đá. Cấu trúc của công trình này gồm ba tầng, tuy nhiên do tác động của thời gian và ngoại cảnh mà nhiều kiến trúc đã bị đổ nát, hao mòn, gạch đá đổ nát ngổn ngang.

Hai tầng phía dưới được thiết kế theo hình vuông, điểm nhấn bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được bố trí hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt thần quan sát. Dãy hành lang tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật quý, lưu giữ 11 nghìn bức phù điêu chạm khắc tường đá, kéo dài 1200 met, nội dung liên quan đến lịch sử lẫn truyền thuyết, mô tả cảnh diễu hành của vua và hoàng gia, hay các trận chiến nổi tiếng với Chiêm Thành, cũng có những bức phù điêu khắc họa cuộc sống- văn hóa của nền văn minh đã bị chôn vùi từ bao lâu. Kiến trúc của ngôi đền Bayon mang phong cách của trường phái baroque, khác với toàn thể di tích Angkor thuộc trường phái cổ điển. Sự tương đồng của các khuôn mặt chạm khắc trên tháp của Bayon và các bức tượng khác của vua Jaya VII khiến nhiều người cho rằng đây là hình ảnh của chính vị vua này. Bên trong ngôi đền có hai dãy hành lãng dẫn đồng tâm về tầng dưới, một dãy ở tầng trên. Nhìn toàn cảnh cả ngôi đền, du khách sẽ nhận ra Bayon dàn chải theo chiều ngang như một đống đá đang trong tư thế muốn vươn lên trời cao.

Địa chỉ: Di tích Angkor, Xiêm Riệp, Campuchia.

Đền Bayon
Đền Bayon
Đền Bayon
Đền Bayon

Koh Ker

Koh Ker thuộc địa phận tỉnh Preah Vihear, nằm cách thành phố Siêm Riệp 140km về phía Đông Bắc. Koh Ker là kinh đô cũ của triều đại Angkor dưới triều đại vua Jayavarman IV. Vua cho xây dựng kinh đô này trong 23 năm (921 – 944). Trong đó, công trình chính là đền Prasat Thom uy nghi nằm giữa rừng già cổ thụ và bầu trời xanh biếc. Với cấu trúc độc đáo đền được mệnh danh là Kim tự tháp của nền văn minh Angkor. Koh Ker một thời là trung tâm văn hóa của nề văn minh Angkor nhưng lại có tuổi đời “yểu mệnh” bởi sau khi hoàn thành vua Jayavarman IV đã quyết định dời đô đến một nơi khác. Cũng như bao công trình di tích lịch sử khác ở Campuchia, Koh Ker nằm yên mình trong rừng già hàng ngàn năm trước, được các nhà khảo cổ khai quật, tìm thấy và đưa vào tham quan năm 2003. Không quá ồn ào, đông đúc, Koh Ker chỉ có một vài túp lều buôn bán nhỏ lẻ và không quá đắt đỏ. Cuộc sống người dân chậm rãi, yên bình tách biệt với những di tích còn lại.

Đến với Koh Ker du khách sẽ cảm nhận được vẻ cổ xưa qua những góc thành đổ nát, phủ bụi và rêu phong mang nét trầm mặc và u buồn. Tuy chiến tranh và thiên nhiên đã tàn phá ít nhiều nhưng từng chi tiết, đường nét kiến trúc của các công trình vẫn còn đó khiến cho những ai tận mắt chiêm ngưỡng không khỏi trầm trồ ngưỡng mộ sự tài hoa của các nghệ nhân xưa. Công trình chính ở Koh Ker là đền Prasat Thom được chính phủ cố gắng lưu giữ, nhưng sự điêu tàn Koh Ker hiện lên rất rõ ở những công trình phụ đã đổ nát. Khoảng không gian xanh xung quanh ngôi đền rất đẹp với những cây cổ thụ già, tia nắng vàng chiếu qua những tán lá nhuốm màu xuống nền cỏ xanh khiến cảnh vật trở nên thanh bình hơn. Chọn cho mình một phiến đá, ngồi tựa lưng nghỉ ngơi và ngắm nhìn khung cảnh lãng mạn, trầm buồn của thành phố cổ luôn len lỏi trong mọi ngõ ngách của đền tháp sẽ là một trải nghiệm khó quên đối với du khách khi ghé thăm Koh Ker.

Địa chỉ: Preah Vihear, Campuchia.

Koh Ker
Koh Ker
Koh Ker
Koh Ker

Quần thể kiến trúc Angkor

Nằm cách Siem Reap khoảng 6 km về phía Bắc, Quần thể di tích đền Angkor được vua Suryavarman II xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XII. Diện tích của cả quần thể kéo dài hơn 248 dặm vuông (400 km2), chạy bao quanh đền là một hào nước sâu và rộng. Với thiết kế ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo nhưng sau này do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật, Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo. Quần thể di tích đền Angkor có đến trên 1.000 ngôi đền với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer. Các ngôi đền nổi tiếng là Angkor Wat và Angkor Thom, đền Bayon với vô số đồ trang trí điêu khắc. Quần thể Angkor chịu sự ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer cổ với một lối kiến trúc đặc sắc, nổi bật các giá trị nghệ thuật Khmer. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.

Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả. Một yếu tố vô cùng quan trọng khác của Angkor là hệ thống thủy lợi được xây dựng qua nhiều triều đại. Hệ thống thủy lợi của khu vực đều dựa vào các hồ chứa lớn. Các hồ chứa này không chỉ giúp cho sinh hoạt của người dân trong khu vực mà còn giúp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của thủ đô Angkor. Angkor Wat là ngôi đền có kiến trúc hoành tráng nhất trong toàn bộ quần thể có lối vào chính theo hướng Tây thẳng hướng mặt trời lặn. Đền Angkor Wat có 398 gian phòng, nối liền nhau bởi 1.500m hành lang. Bên trên, 5 toà tháp liên hoàn nhau bằng 3 tầng kiến trúc, trong đó toà tháp cao nhất lên tới 65m, 4 tháp phụ cao 40m. Con đường dẫn tới chính môn của Angkor Wat cũng làm bằng đá tảng dài 230m, rộng gần 10m và có độ cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên đền. Toàn bộ khu đền còn lưu lại dấu vết cổ đại với nhiều hình ảnh nghệ thuật chạm khắc đá như các tấm phù điêu khổng lồ, các cột, cửa, trần, tường, hành lang, lan can, mái… tất cả toát lên sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Địa chỉ: Siem Reap, Camphuchia.

Quần thể kiến trúc Angkor
Quần thể kiến trúc Angkor
Quần thể kiến trúc Angkor
Quần thể kiến trúc Angkor

Leave a comment