Top 10 ngôi chùa nổi tiếng nhất châu Á hiện nay

0

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng và cũng là niềm tự hào của người dân địa phương nơi ấy. Đa số các ngôi chùa này tập trung ở khu vực châu Á vì truyền thống tín ngưỡng của số đông những quốc gia ở phương Đông chính là đạo Phật. Hãy cùng toplist điểm danh đó là những ngôi chùa nào nhé!

Chùa Hương (Việt Nam)

Chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể tôn giáo – văn hóa Việt Nam bao gồm hàng chục các ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp, vài ngôi đền thờ Thần. Ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm là ngày khai hội chùa Hương, và nó kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch, hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội). Vào dịp lễ này, hàng triệu phật tử trên cả nước cùng du khách 4 phương lại nô nức đi trẩy hội chùa Hương, hành trình về với miền đất Phật, là nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành.

Chùa Hương nổi tiếng với phong cảnh đẹp lay động lòng người với một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến gồm tập hợp nhiều đền chùa gắn liền với núi rừng, sông nước và hang động. Khi du lịch tại đây bạn có thể chọn cho mình các tour tham quan với 4 tuyến đường đi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi non hùng vĩ.


Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn:

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Hiện tại Ban quản lý đã xây dựng hệ thống cáp treo, từ ga Thiên Trù lên động Hương Tích thuận tiện hơn cho khách tham quan khi tới với Hương Sơn.


Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội – cách trung tâm Hà Nội 60 km

Giá vé: 130.0000 đ – 180.000đ / vé.

Thời gian mở cửa: Mở cả ngày các ngày trong tuần.

Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù
Người đi lễ Chùa Hương
Người đi lễ Chùa Hương

Chùa Wat Arun (Thái Lan)

Chùa Wat Arun hay có tên gọi là chùa Bình Minh, là một trong những ngôi chùa đẹp nhất và cổ kính nhất ở Thái Lan, thu hút một lượng khách du lịch đáng kể cho thủ đô Bangkok. Chùa tọa lạc bên bờ Thonburi, trên dòng sông Chaophraya thơ mộng thuộc tỉnh Nakhon Sawan.

Hình ảnh chùa được mô phỏng dựa theo kiến trúc “Núi vũ trụ Meru” của người Ấn Độ. Được biết, tháp Phra Prang là tháp cao nhất trong chùa với chiều cao lên tới 79m và được trạm bằng sành sứ Trung Hoa. Chùa Wat Arun có 4 góc là 4 tháp nhọn, tượng trưng cho ngọn núi Tu Di – ngọn núi năm đỉnh linh thiêng trong vũ trụ học của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ở mỗi góc của chùa đều được xây dựng những ngôi đền nhỏ dựa theo kiến trúc Khmer. Đặc biệt, chùa có vẻ đẹp lung linh và vô cùng lộng lẫy nhất là vào lúc hoàng hôn. Lúc Mặt Trời lặn, ánh sáng hoàng hôn chiếu lên các ngon tháp tạo nên khung cảnh rực rỡ chưa từng thấy. Buổi tối là khoảng thời gian ngôi chùa được thắp sáng rất lung linh, huyền ảo.

Một nét độc đáo nữa của chùa Wat Arun là được bao phủ bởi từng miếng gốm sứ. Từng mảnh kính bao phủ các tòa tháp của ngôi chùa, dát nên những màu sắc nhẹ nhàng, tạo nên những hiệu ứng đẹp tuyệt vời mỗi khi được ánh sáng chiếu rọi. Đến Wat Arun, bên cạnh việc đi lễ, bạn có thể dành thời gian sống ảo bởi màu sắc và kiến trúc của ngôi chùa khi lên ảnh rất đẹp. Việc chinh phục các bậc thang dốc dẫn lên các ngọn tháp cũng là một trải nghiệm thú vị.

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: 158 Thanon Wang Doem, Wat Arun, Bangkok Yai, Bangkok, Thái Lan

Giá vé : khoảng 37.000 đồng.

Thời gian mở cửa: từ 08:30 đến 17:30.

Chùa Wat Arun vào buổi tối
Chùa Wat Arun vào buổi tối
Kiến trúc độc đáo của chùa Wat Arun
Kiến trúc độc đáo của chùa Wat Arun

Chùa Pha-that-luang (Lào)

Chùa Chùa Pha-that-luang nằm tại thủ đô Viêng Chăn, được xem là di tích quốc gia quan trọng nhất của Lào và cũng là biểu tượng tiêu biểu cho Phật giáo. Chùa đã được xây dựng từ năm 1566 dưới triều đại vua Setthathirat dựa theo hình một nậm rượu dát vàng. Ngoài ra, ngôi chùa có rất nhiều bậc thang với nhiều mức độ đại diện cho những giai đoạn giác ngộ khác nhau của Đức Phật. Trong đó, nơi cao nhất là đại diện cho thế giới hư vô, nơi thấp nhất là đại diện cho thế giới vật chất.

Pha That Luang là một bảo tháp Phật giáo khổng lồ có chiều cao 45 mét được xây dựng theo hình kim tự tháp và được bao quanh lần lượt bởi 30 bảo tháp nhỏ hơn. Đỉnh của bảo tháp Pha That Luang được phủ 500 kg vàng lá cho nên mới có được một màu vàng ấn tượng như vậy, biểu tượng cho sự huy hoàng của Lào.

Pha That Luang được đánh giá như một công trình kiến trúc văn hóa mang tính tôn giáo đặc sắc, là biểu tượng của trí tuệ và sự sáng tạo. Hằng năm cứ vào trăng tròn tháng 11 dương lịch, hội tại That Luang được tổ chức ba ngày ba đêm với các nghi thức long trọng như lễ tắm Phật, lễ Dâng Cơm, lễ Cầu phúc, …. trong thâm tâm người Lào, That Luang được xem như ngọn lửa vàng. Luôn cháy sáng thắp cho họ sự cuồng nhiệt, lòng tin vào cuộc sống và niềm tự hào lịch sử.

Để tham quan hết được nét đẹp của ngôi chùa vàng ấn tượng này, có thể chia thành hai khu vực: khu vực bên ngoài và khu vực ngôi đại tháp. Khu vực bên ngoài bao gồm những cảnh quan tiêu biểu như khu vườn, chùa, đài kỷ niệm, các bức tượng phật, và ngôi điện Wat Neua That Luang, các ngôi chùa nhỏ xung quanh. Khu vực bên trong ngôi đại tháp dành cho chiêm bái. Được mệnh danh “tháp ngọc trên thế giới” nên chắc chắn các bạn sẽ không phải thất vọng khi đến chùa Pha-that-luang

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: Viêng Chăn, Lào

Giá vé: 5.000 kip (khoảng 13.000 VNĐ)

Thời gian mở cửa: Sáng: 8h00 đến 12h00, Chiều: 13h00 đến 16h00.

Trung tâm tháp Pha That Luang
Trung tâm tháp Pha That Luang
That Luang - nét độc đáo trong kiến trúc cổ,
That Luang – nét độc đáo trong kiến trúc cổ,

Chùa Shwedagon (Myanmar)

Chùa Shwedagon nằm trên đỉnh đồi Singuttara của thành phố Yagon, trải rộng trên diện tích 50.000 m2. Chùa Shwedagon được xem là niềm kiêu hãnh và là niềm tự hào của người dân Myanmar, và cũng là chốn linh thiêng bậc nhất trong những ngôi chùa ở Myanmar. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 6 tới thế kỷ thứ 10. Chùa gồm hàng trăm ngôi đền lấp lánh và các bảo tháp rất nhiều màu sắc, đặc biệt nhất là bảo tháp cao tới 99m được bao phủ xung quanh hoàn toàn bằng vàng và đỉnh tháp được nạm tới 4531 viên kim cương. Ngoài ra, chùa cũng là nơi lưu trữ các di sản kiến trúc, văn hóa nghệ thuật bậc nhất của đất nước này.

Toàn bộ khu vực chùa đều có các tòa tháp Phật giáo dát vàng với kiến trúc tinh xảo, nhưng tòa tháp chính khổng lồ vẫn là trung tâm chú ý của mọi tín đồ và du khách. Tháp nằm trên một nền vuông cách mặt đất 6,4 m, nổi bật hẳn so với các tháp xung quanh. Quanh tháp chính có 4 tháp nhỏ hơn ở bốn hướng và hơn 60 tháp nhỏ rải rác. Và với ngọn tháp cao đến 99m nên dù đứng ở đâu trong thành phố Yangon bạn cũng có thể nhìn thấy công trình Phật giáo linh thiêng này. Tháp chính có chiều cao 112m, thiết kế theo hình chuông, bên trong xây bằng gạch và dát vàng bên ngoài. Đáy tháp có chu vi 432,8m, cao 99,4m. Đỉnh tháp nạm 7.000 viên đá quý và kim cương lớn, trong đó có 4531 viên kim cương, một viên nặng tới 76 carat. Tháp có một chiếc chuông lớn được dát vàng toàn bộ, mỗi năm chuông lại được dát một lớp mới.

Ngoài ra, ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi này còn là nơi lưu trữ 4 báu vật Phật giáo: Cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn; Dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm; Mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Thời điểm đẹp nhất để tham quan chùa Shwedagon là vào buổi chiều hoàng hôn.

Một số lưu ý khi đến đây các bạn không được mặc áo phông không có tay và quần đùi, tốt nhất là nên ăn mặc lịch sự (không lộ ngực, không mặc đồ xuyên thấu hay quần legging). Ngoài ra, bạn cần che vai và đầu gối, bỏ giày và tất ra trước khi vào các đền chùa.

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: Ar Zar Ni, Road Pha Yar Gyi Ward, Yangon, Myanmar (Miến Điện)

Thời gian mở cửa: cả ngày

Chùa Shwedagon - Myanmar
Chùa Shwedagon – Myanmar
Bình minh ở chùa Shwedagon
Bình minh ở chùa Shwedagon

Chùa Borobudur (Indonesia)

Borobudur cái tên đã quen thuộc một số bạn đọc có dịp đi du lịch về Á châu, tìm hiểu về những thánh tích Phật giáo hay nói đúng hơn là du lịch tâm linh. Chùa Borobudur được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và được xây trong khoảng 100 năm.

Ngôi chùa này là một kỳ quan Phật giáo vô cùng tinh xảo và lớn nhất trên thế giới, nó được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8 và thứ 9 của vương triều Sailendra. Ngôi đền được xây dựng theo hình thức chùa tháp gồm một tòa nhà Phật giáo và 72 tháp. Toàn bộ công trình cao tới 43m, gồm 5 tầng thềm hình vuông, 3 tầng thềm hình tròn, phía trên cùng là bảo tháp lớn được tạc bằng 2 triệu khối đá núi lửa mè càu xám được khai thác từ đảo Java.

Điểm đặc biệt là kiến trúc và đá của công trình được bố trí tự nhiên, không tuân theo một quy luật nào cũng không sử dụng bất kỳ loại xi măng hay vữa nào để xây dựng. Ở mỗi tầng đều được trạm khắc trang trí vô cùng tinh tế với các hoa văn mang dấu ấn bản địa. Các mảng phù điêu này mô tả hoạt cảnh của cuộc sống trần tục, những hoạt động trong đời sống hàng ngày, cũng như dục vọng tầm thường của chúng sinh trong tam giới, mô tả các tích truyện về cuộc sống của con người và tu sĩ, sự tích Đức Phật…

Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java. Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà: các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Chùa Borobudur đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1991.

Thông tin liên hệ:

Đia chỉ: Jl. Badrawati, Kw. Candi Borobudur, Borobudur, Kec. Borobudur, Magelang, Jawa Tengah, Indonesia ( Trung Java của Indonesia)

Thời gian mở cửa: từ 06.00 am – 17.00 pm

Chùa Borobudur nhìn từ trên cao.
Chùa Borobudur nhìn từ trên cao.
Chùa Borobudur lúc hoàng hôn.
Chùa Borobudur lúc hoàng hôn.

Chùa Vàng Kinkakuji (Nhật Bản)

Chùa Vàng ở Nhật Bản hay còn gọi là chùa Kinkakuji, tọa lạc ở miền Bắc Kyoto. Lúc đầu, chùa là một khu nhà nghỉ của tướng Ashikaga được xây dựng từ những năm 139. Sau khi ông qua đời, nhà đã trở thành một ngôi chùa được dát toàn bộ bằng vàng lá. Bạn có biết, nét đặc trưng nhất về sự tinh xảo và độ cầu kỳ của chùa Vàng đó chính là một vị thế vô cùng ấn tượng giữa những tán xanh của cây lá um tùm và ánh sáng phản chiếu đến tinh khiết của một hồ nước tĩnh lặng. Tượng Phật Shaka và Yoshimitsu đã được lưu trữ ở tầng đầu tiên của ngôi chùa. Có thể nói, chùa vàng là một biểu tượng có cả giá trị về mặt tinh thần và vật chất của người dân Kyoto.

Chùa Kinkakuji nằm ở một vị thế rất ấn tượng giữa những tán xanh của cây lá và ánh sáng tinh khiết phản chiếu của hồ nước tĩnh lặng. Chùa Vàng Kinkakuji cao ba tầng:

  • Tầng đầu tiên được xây dựng theo phong cách Shinden sử dụng cho các tòa nhà cung điện trong thời kỳ Heian, và với trụ cột gỗ tự nhiên của nó và bức tường thạch cao trắng tương phản.
  • Tầng thứ hai được xây dựng theo phong cách Bukke sử dụng trong kiến trúc nhà ở của samurai, và bên ngoài được hoàn toàn bao phủ trong lá vàng. Bên trong là một vị Bồ Tát Kannon ngồi bao quanh bởi các bức tượng của Bốn Heavenly Kings.
  • Tầng thứ ba và cao nhất được xây dựng theo phong cách của một người Trung Quốc Zen Hall, được mạ vàng từ trong ra ngoài, và bị giới hạn với một con phượng hoàng vàng.

Vào mùa xuân với nhiệt độ lý tưởng chừng hơn 10 độ C, mùa mà những bông hoa anh đào nở lác đác trên các rặng núi, cùng nhiều lễ hội đặc sắc được diễn ra. Mùa hạ khi tiếng côn trùng kêu rí rách gọi bạn cũng là một thời điểm đến thăm vãn cảnh chùa Kinkakuji thích hợp. Đặc biệt, ấn tượng nhất có lẽ là khung cảnh chùa vàng Kinkakuji lúc vào thu – mùa của lá phong đỏ. Từng rặng phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã làm cho Kinkakuji trở nên sáng bừng, đây cũng chính là thời điểm thích hợp nhất để ghé thăm Chùa vàng Kinkakuji.

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: 1 Kinkakuji-chō, Kita-ku, Kyōto, Kyoto, Nhật Bản.

Website: http://www.shokoku-ji.jp/

Giá vé vào cửa: ¥ 400

Thời gian mở cửa: 9.00h – 17.00h các ngày trong tuần.

Chùa vàng Kinkakuji nổi bật giữa màu xanh của thiên nhiên.
Chùa vàng Kinkakuji nổi bật giữa màu xanh của thiên nhiên.
Khung cảnh chùa vàng Kinkakuji vào mùa thu
Khung cảnh chùa vàng Kinkakuji vào mùa thu

Chùa Mahabodhi (Ấn Độ)

Chùa Mahabodhi hay còn được gọi là Đại Giác Ngộ tự, được xem là một bảo tháp Phật giáo nằm ở Bodh Gaya, bang Bihar, thuộc Ấn Độ, đó là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đạt được Bồ đề. Bên cạnh chùa về phía Tây đó là cây bồ đề vô cùng linh thiêng. Về tổng thể, chùa là một công trình kiến trúc tinh xảo bằng đá với 1 ngọn tháp lớn ở trung tâm và 4 ngọn tháp nhỏ được bố trí ở 4 cạnh. Chùa Mahabodhi được UNESCO công nhận di sản thế giới vào năm 2002.

Đền Mahabodhi cao hơn 50m, là ngôi đền được xây dựng đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 – 6 ở lục địa Ấn Độ, đây là ngôi đền thờ Phật đầu tiên được xây dựng toàn bộ bằng gạch từ thời kỳ Gupta cổ đến nay vẫn còn tồn tại ở Ấn Độ, có ảnh hưởng đáng kể trong việc phát triển ngành kiến trúc ở các thế kỷ sau này.

Về mặt kiến trúc, ngôi chùa thể hiện rõ nét phong cách Miến Điện, do đã được trùng tu bởi các tín đồ Phật giáo Miến Điện. Chùa Mahabodhi có hai tầng, một tầng đế và một tầng tháp, chiều cao tổng cộng 42,6 mét. Ở tầng đế có một gian thờ Phật rộng, nhưng khác với tất cả các đền tháp còn lại, gian thờ này có cửa ra vào, cánh cửa sơn son thếp vàng và được khóa bằng một ổ khóa thép chế tạo riêng cho Nữ hoàng Victoria bên Anh. Chung quanh đền có rất nhiều hốc tường nhỏ, mỗi hốc tường đều có một tượng Phật an vị, tổng cộng có 465 tượng Phật ở nhiều tư thế. Tầng tháp có bốn mặt, gồm hàng trăm bức phù điêu miêu tả cuộc đời đức Phật.

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: Bodh Gaya, Bihar, Ấn Độ

Thời gian mở cửa: 5.00h – 21.00h các ngày trong tuần .

Bồ đề Đạo Tràng.
Bồ đề Đạo Tràng.
Chùa Mahabodhi
Chùa Mahabodhi

Chùa Haeinsa (Hàn Quốc)

Chùa Haeinsa hay còn gọi là Hải Ân tự, đã được xây dựng vào năm 802 trên núi Gaya, thuộc tỉnh Nam Gyeongsang. Haeinsa là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc, nằm giữa núi đồi trập trùng có sức hút kỳ lạ bởi cả giá trị tín ngưỡng và nét đẹp hoang sơ. Không chỉ là điểm du lịch Hàn Quốc ấn tượng, mà ngôi chùa Haeinsa còn là nơi những Phật tử Hàn Quốc, những Phật tử và những nhà học giả từ khắp nơi trên toàn thế giới cùng về đây hành hương khấn Phật.

Chùa Mahabodhi đã được nhiều du khách biết đến bởi không chỉ có kiến trúc nổi bật mà vì đây còn là nơi lưu giữ Tripitaka Koreana – Bộ chạm khắc kinh Phật cổ, được chạm khắc trên hơn 80.000 tấm gỗ kể từ năm 1237 đến năm 1247. Đây cũng chính là một trong những lý do mà ngôi chùa bé nhỏ lọt thỏm trong thung lũng giữa vùng núi sâu này, vẫn có được tiếng tăm hơn tất cả những ngôi chùa được xây dựng trong những thế kỷ gần đây. Haeinsa cũng là một trong ba ngôi chùa lớn nhất trên bán đảo Triều Tiên và đại diện cho Tam bảo Phật giáo, đó chính là Phật, Pháp và Tăng.

Các khu nhà cất giữ bộ sách kinh Phật gọi là khu Janggyeong Pangeon được xây dựng từ thế kỷ 15 theo kiến trúc gỗ truyền thống không những đẹp về kiến trúc mà cách bố trí rất khoa học và luôn được dùng cho một mục đích duy nhất đó là bảo vệ những phiến gỗ. Được thiết kế đặc biệt để tạo ra được độ thông gió tự nhiên cũng như điều hòa nhiệt độ và độ ẩm không khí sao cho thích nghi được với điều kiện khí hậu và vì thế, trong hơn 500 năm qua, những phiến gỗ quý giá đó vẫn tồn tại.

Chùa Haeinsa đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1995.

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: 122 Haeinsa-gil, Gaya-myeon, Hapcheon-gun, Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc.

Giá vé vào cửa: 2.000KRW/ người.

Thời gian mở cửa: 9.00h – 17.00h các ngày trong tuần.

Chùa Haeinsa - nét truyền thống của Hàn Quốc
Chùa Haeinsa – nét truyền thống của Hàn Quốc
Chùa Haeinsa – Ngôi Chùa Tuyệt Đẹp và Linh Thiêng Của Hàn Quốc
Chùa Haeinsa – Ngôi Chùa Tuyệt Đẹp và Linh Thiêng Của Hàn Quốc

Chùa Boudhanath (Nepal)

Nepal là xứ sở với nền văn hóa- tôn giáo đa dạng của hơn 100 dân tộc sinh sống, là một điểm đến, nơi tham quan hấp dẫn để du lịch, trải nghiệm và khám phá thiên nhiên hùng vỹ nơi đây. Hơn nữa đây còn là điểm dừng chân tâm linh của những đệ tử hành hương về nơi Đức Phật đản sinh-Lumbini (Lâm-Tì-Ni) hay các thánh tích Phật giáo linh thiêng như Bảo Tháp Boudhanath – nằm ở vùng ngoại ô phía Đông Bắc thủ đô Kathmandu.

Nằm tại vùng ngoại ô thủ đô Kathmandu, Boudhanath là một trong các tòa bảo tháp lớn nhất thế giới. Bảo Tháp được xây dựng theo mô hình cổ điển, hình vòm. Mỗi phần của Bảo Tháp đều có ý nghĩa tượng trưng nhất định. Trên bốn phía của Bảo Tháp nhìn ra bốn hướng chính là đôi mắt của Đức Phật- được vẽ rất lớn. Bảo tháp cao tới 36m và tồn tại kể từ thế kỷ thứ 5. Ngôi chùa này được thiết kế theo mô hình các hình vuông và hình tròn đan xen lẫn nhau. Ngoài ra, viền quanh ngôi tháp có cả 108 hình tượng hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Kể cả những luân xa cầu nguyện xung quanh ngôi tháp này cũng được khắc những câu thần chú của Đức Phật.

Từ cổng chính đi bộ vào Bảo Tháp, chúng ta sẽ bước vào biển cờ cầu nguyện Tây Tạng. Những lá cờ cầu nguyện có 5 màu, tượng trưng cho 5 nguyên tố cơ bản: màu vàng tượng trưng cho đất, xanh lá tượng trưng cho nước, đỏ tượng trưng cho lửa, trắng tượng trưng cho gió, xanh da trời tượng trưng cho không gian.


Chùa Boudhanath đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1979.

Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: Buddha Stupa, Boudhanath Sadak, Kathmand , Nepal.

Thời gian mở cửa: Mở cả ngày các ngày trong tuần.

Đại Bảo tháp Boudhanath taik Nepan
Đại Bảo tháp Boudhanath taik Nepan
Bảo Tháp Boudhanath rực rỡ về đêm
Bảo Tháp Boudhanath rực rỡ về đêm

Chùa Todaiji (Nhật Bản)

Chùa Todaiji hay còn gọi là chùa Đông Đại, được xem là một quần thể chùa Phật, và đã được xây dựng từ năm 743 và hoàn thành vào năm 751. Chùa Todai-ji có rất nhiều kiến trúc độc đáo đến mức không thể xem hết tất cả trong vòng 1 ngày.

Chùa có vị trí tại thành phố Nara, được xây dựng dưới thời hoàng đế Shomu. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ những bức tượng chạm khắc vô cùng tinh xảo, tiêu biểu cho nền nghệ thuật điêu khắc gỗ của Nhật Bản cùng hàng trăm di vật, và cổ vật quý hiếm khác. Chùa đã được UNESCO công nhận là “Quần thể đài tưởng niệm mang tính lịch sử của thời kỳ kinh đô Nara”.

Quần thể gồm Đại Phật Điện, cùng hai ngôi tháp 7 tầng, một giảng viện và khu tịnh xá. Điện chính của chùa Todaiji – Daibutsuden – (điện lớn) là điện bằng gỗ lớn nhất thế giới- nơi đặt bức tượng Phật Todai-ji Rushana cao 14.7m được làm bằng đồng. Cạnh Đại Phật điện là một cột trụ lớn tên là “cột Kuguri”, trên cây cột này có một cái lỗ. Tương truyền nếu chui được qua lỗ đó thì năm đó bạn sẽ gặp điều lành, nếu có dịp đến đây thì bạn hãy thử chui qua nhé.

Ở con đường tiến vào Todaiji có cổng Nandaimon, một chiếc cổng lớn bằng gỗ, được canh gác bằng hai chiếc tượng có ánh nhìn hung dữ. Đại diện cho 2 thần Nio, hai chiếc tượng được thiết kế để canh giữ kho báu quốc gia cùng với cổng vào.

Một điểm thú vị khác khi tham quan chùa Todaiji là bảo tàng Todaiji. Bảo tàng được công khai để tham quan vào năm 2011 và ở gần cổng Nandaimon. Ở bảo tàng trưng bày từ những bộ sưu tập của Chùa về nghệ thuật tôn giáo và kho tàng văn hóa, đến những bức tượng phật lớn.


Thông tin liên hệ:


Địa chỉ: Nara, Nara-shi, Zoshi-cho, Nhật Bản.

Website: http://www.todaiji.or.jp/.

Giá vé váo cửa: 500 yen (tham quan bảo tàng), 800 yen (tham quan bảo tàng và điện Daibutsuden).

Thời gian mở cửa:

  • Trong khoảng tháng 11 đến tháng 2 là 8:00~16:30.
  • Trong tháng 3 là 8:00~17:00.
  • Từ tháng 4 đến tháng 9 là 7:30~17:30 , tháng 10 là 7:30~17:00.
Chùa Todaiji - kiến trúc độc đáo của Nhật Bản
Chùa Todaiji – kiến trúc độc đáo của Nhật Bản
Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Nhật Bản ở Todaiji
Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Nhật Bản ở Todaiji

Leave a comment