Top 12 Đặc sản ngon nhất vùng Bắc Trung Bộ
Contents
Vùng Bắc Trung Bộ là nơi gắn kết hai miền của đất nước, con người nơi đây lam lũ, chịu khó, cuộc sống còn khá bấp bênh ở một số nơi. Tuy nhiên, con người nơi đây vẫn luôn giữ được những bản sắc văn hóa vùng miền, nhất là ẩm thực vùng Bắc Trung Bộ nức tiếng đó đây. Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại một số đặc sản nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ nhé.
Nem chua Thanh Hóa
Nem chua Thanh Hóa là một đặc sản nổi tiếng miền Trung, nó là một món quà biếu mỗi khi có dịp ghé qua đây. Nem chua có nhiều loại: Nem dài, nem vuông, nem cối, nem thính, nem nướng, …
Nem chua được làm từ bì lợn thái chỉ, thịt mông nạc, thính gạo, gói cùng lá đinh lăng hoặc lá ổi bánh tẻ và các gia vị đặc trưng như tỏi, ớt là có thể hoàn thành chiếc nem ngon, và cũng phụ thuộc vào tay nghề gia truyền của người làm ra nó nữa. Thịt mông nạc chọn phải ngon, không dính mỡ và gân, sau đó thái thật mỏng cho vào cối xay nhuyễn, bì lợn thì lấy phần ở lưng và hông để có độ dày và giòn. Bì lợn phải lọc hết mỡ, thái chỉ nhỏ để trộn vào thịt nạc, nêm nếm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, hạt tiêu, mì chính và cả thính.
Hoàn thành xong các công đoạn này là đã có được thành phẩm là những chiếc nem chua ngon, tuy nhiên, nem chua cần phải có thời gian lên men nên khi làm xong không được ăn luôn.
Với giá cả bình dân, từ 3.500 đến 4.000 đồng một chiếc, người xứ Thanh dù đi đâu cũng mang theo vài chục quả nem làm quà hay đơn giản là góp phần làm đa dạng mâm cơm hàng ngày của gia đình.
Bánh canh cá lóc (Quảng Trị)
Bánh cá lóc khiến người ta gợi nhớ đến phở Hà Nội, cũng chỉ với những nguyên liệu đơn giản đã tạo nên mùi vị vùng miền đặc trưng. Đây là món ăn vô cùng dân dã được làm từ bánh canh, thịt cá lóc và hành ớt dưới bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, nó có tác dụng giải nhiệt, với đặc điểm của miền Trung khô hạn thì món canh này vô cùng phù hợp.
Bánh cá lóc luôn được người dân nơi đây tạo ra từ những thứ nguyên liệu tuy đơn giản nhưng luôn đảm bảo độ tươi ngon của nó, những sợi bánh canh được làm từ bột gạo tẻ và bột gạo lứt để cho một ùi vị đặc trưng, còn đối với cá phải là loại cá lóc tươi ngon sau khi luộc chín và lóc xương ra thì được rim, xương cá thì không vứt bỏ mà được giã nhuyễn để nấu nước dùng, chính vì thế mà nước dùng khi ăn chúng ta cảm nhận được sự thanh mát và vị ngọt tự nhiên. Đây là món đặc trưng đậm đà từ hương vị đến thấm nhuần nét văn hóa và điều kiện sống của nơi đây.
Một món góp phần làm nên mùi vị rất riêng của bánh canh cá lóc Quảng Trị là củ nén (nơi khác có nơi gọi là hành tăm). Cũng thuộc họ hành nhưng lá nén mảnh và nhỏ hơn, củ màu trắng chỉ to bằng hột nhãn, mùi mạnh, cay nồng. Quảng Trị cũng là xứ ăn cay, đi kèm tô bánh canh còn có đĩa tiêu xanh, hũ ớt bột, hoặc ớt trái ngâm cùng nước mắm… Nhiều quán dọn thêm trứng cút để khách nếu muốn thì cho thêm vào.
Người Quảng Trị tha hương, chẳng ai là không nhớ món bánh canh – cháo bột quê mình. Dân dã quê mùa mà ngon chi lạ. Bột thì thơm, cá thì ngọt, nén thì cay, tiêu thì nồng… răng mà quên!
Cơm hến Huế
Cơm hến ngon nhất chỉ có ở Huế. Cơm hến tuy là món ăn dân dã có khắp mọi nơi dù ở thôn xóm hay đường quê, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín và để nguội. Người ta cho phần thịt hến cùng các phụ gia, thêm tóp mỡ được chiên giòn. Cơm hến có thêm chút mắm ruốc Huế vừa bùi, chát, cay và hăng.
Cơm hến theo như người xưa kể lại, nó bắt nguồn từ việc tận dụng cơm canh còn lại của hôm trước để tránh lãng phí, sau một thời gian món ăn này được phổ biến trong cung đình và trở thành một đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Chính vì thế, món cơm hến ngày nay để ngon vẫn làm theo cách truyền thống là sử dụng cơm nguội để qua đêm làm cho rau có độ giòn và tạo được hương vị khi nêm nếm.
Hến và măng khô được xào chung với cả thịt ba chỉ cắt sợi. Còn ruốc sống, đậu phộng, mè rang, da heo chiên giòn, tóp mỡ và bánh tráng bóp vụn để cho vào cơm chiên. Rau sống được làm từ thân hoặc bắp chuối thái mỏng và trộn với môn, bạc hà, khế, rau thơm thái nhỏ, cùng với nước hến nóng hổi chan vào cơm. Tất cả đều hòa quyện với nhau tạo nên một món Huế đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.
Người ta thưởng thức cơm hến, cảm nhận vị ngon ở cái chất bình dị. Chẳng cần quán xá, mà chính những gánh hàng rong buổi ban trưa mới là nơi cho chúng ta bát cơm hến ngọt ngào.
Cao lầu Hội An
Cao lầu Hội An là món ăn đặc sản từ xa xưa, người dân Quảng Nam đã có câu ca dao:
“Ai qua phố cổ Hội An
Ghé thăm Phúc Kiến mà ăn cao lầu”
Có dịp đến thăm Hội An bạn sẽ được mời chào thưởng thức các món ăn đặc sản tại nơi đây, tuy nhiên, có lẽ để lại ấn tượng nhất từ tên gọi cho đến hương vị và cách chế biến thì người ta nhớ mãi món Cao lầu Hội An.
Món cao lầu được làm từ mì tươi, mì khô chiên giòn, rau sống, xá xíu xắt lát, còn nước sốt được tạo ra từ nước luộc thịt. Các sợi mì tươi được tạo ra từ gạo thơm sau khi ngâm nước tro, lọc kỹ, xay, bòng và rã nước rồi nhồi, hấp nhiều lần, cuối cùng để phơi khô. Nếu ăn thì mì đó sẽ được tráng qua nước sôi để giữ độ dai, giòn của nó. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn của sợi mì khô cắt vuông đã được chiên giòn, vị sần sật của những sợi mì tươi, vị mềm thơm của xá xíu hòa quyện với nhau tạo ra một hương vị đậm đà khó quên.
Nước để nhào bột làm cao lầu phải được lấy từ giếng cổ Bá Lễ, bởi độ phèn trong nước pha vào bột mới làm cho sợi cao lầu dẻo và chắc. Nhiều chủ hàng cao lầu khi chuyển đi khỏi Hội An dù muốn làm món ăn này để bán cũng không thể được vì không có thứ nước giếng độc đáo kia.
Có thể nói thưởng thức Cao Lầu giúp thực khách đánh thức mọi giác quan từ tiếng sựt sựt của sợi mì, hương thơm của mắm, nước tương, mùi ngầy ngậy của tép mỡ hòa cùng vị thơm ngọt của tôm, thịt xá xíu, quyện cùng đủ mùi vị cay nồng, đắng, chát của rau ghém. Một dư vị món ăn chỉ có thể tìm thấy ở Cao Lầu Hội An.
Mắm ruốc Huế
Ai đã từng đến Huế và có cơ hội thưởng thức mắm ruốc Huế, thì có lẽ sẽ vô cùng ấn tượng và nhớ mãi hương vị đặc biệt này. Đây được xem là món ăn truyền thống lâu đời của người dân xứ Huế.
Mắm ruốc Huế đây là một đặc sản độc đáo của miền Trung, nó không chỉ tạo ra vị thơm ngon cho mình mà khi kết hợp với những món ăn khác sẽ tạo vị thơm ngon cho những món đó nữa. Mặc dù có rất nhiều món mắm ruốc được tạo ra, tuy nhiên mỗi vùng miền lại được làm ra từ những bàn tay khác nhau, chính vì thế sẽ tạo ra hương vị khác nhau, đây cũng là nguyên do khiến cho những món này làm ở nơi khác không thể thơm ngon bằng việc được làm từ chính con người xứ Huế.
Mắm ruốc Huế được làm từ con ruốc, con khuyết hoặc con moi. Ruốc hay khuyết sau khi bắt hoặc mua về đem rửa sạch sau đó xào sơ qua với một ít muối hạt. Để vài giờ cho ruốc ngấm muối rồi đem rải đều ra nong nia, sân xi măng sạch, phơi chừng một tiếng rồi cho vào cối đá quệt thật nhuyễn với muối trắng mịn theo tỉ lệ 3 ruốc 1 muối. Tiếp đó đổ ra rổ rá, lấy chậu hứng nước ruốc nhỏ giọt xuống. Dặt dẽ cho bằng, rắc thêm một lớp muối bột mỏng rồi đậy vải, ni lông cho kín. Để khoảng chừng 10 ngày, mắm sẽ lên men chua, lúc nào thấy ruốc từ màu tím bầm chuyển sang màu đỏ tươi và dậy mùi hơm tức là mắm đã chín và có thể ăn được.
Qua bàn tay thuần thục, lành nghề của người dân Huế, những con mắm ruốc qua quá trình ủ nhiều ngày sẽ tạo ra một chai mắm ruốc thơm ngon, nó là kết quả của tình yêu, tâm huyết và truyền thống của người dân xứ Huế dồn hết vào đó để tạo nên một vị đậm đà, sự hấp dẫn, với mong muốn tạo ra một đặc sản ngon nhất phục vụ cho khách hàng.
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng
Món cuốn dân dã này không cần phương thức nấu nướng cầu kỳ, chỉ là món nguội đơn giản, nhưng để có được hương vị khó quên khá khắt khe từ khâu chọn lọc nguyên liệu.
Bánh tráng phải là loại phơi sương, thơm mùi gạo và không bị gãy, vụn khi cuốn. Thịt heo chọn loại ngon, luộc vừa tới rồi ngâm một chút trong nồi nước dùng, sao cho miếng thịt có độ dẻo, phần mỡ trong, phần thịt trắng nõn nà, phần bì mềm, nếu luộc quá lửa thì thịt sẽ bị khô, bì teo. Đĩa rau sống là thứ chiếm diện tích nhiều nhất của món ăn này, bởi có tới hơn chục loại tươi ngon, chủ yếu là rau vườn, có hương vị tươi mát và rất dễ kiếm dù ở bất kỳ mùa nào trong năm.
Thưởng thức món đặc sản Đà Nẵng, bạn không nên vội vàng, phải sắp xếp và cuốn sao cho miếng vừa đủ, tròn và chắc, hòa trộn được hương vị của các nguyên liệu. Trải chiếc bánh tráng ra, xếp vào đó một lát bánh phở, một miếng thịt heo, lát dưa chuột, chuối xanh, giá đỗ và các loại rau tươi: xà lách, tía tô, húng, diếp cá… rồi từ từ cuốn lại và chấm vào bát mắm nêm cay nồng.
Đây là thức chấm “chuẩn” nhất cho món bánh tráng cuốn thịt heo, không thể thay thế bằng nước chấm khác được. Nếu như thịt heo hay rau sống không có sự khác biệt nhiều với các món bánh tráng cuốn thịt heo ở các tỉnh lân cận thì điều làm nên dấu ấn riêng của món ăn chính là mắm nêm ấy. Mỗi quán hàng ở Đà Nẵng có bí kíp riêng để pha mắm chấm từ mắm nêm nguyên chất tạo nên vị đặc biệt, gây ấn tượng cho người thưởng thức. Cùng với đó quy trình làm nên mắm nêm phải thực sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự tin tưởng với những người còn e dè với các loại mắm.
Vị tươi mát của rau lẫn vị đậm đà của thịt cùng với vị mắm nêm chua cay đã khiến bao người đến và lưu luyến Đà Nẵng sau khi thưởng thức đặc sản bánh tráng cuốn thịt heo trứ danh. Nếu có dịp đến thành phố Đà Nẵng xinh đẹp, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn đậm đà này ở các nhà hàng đặc sản Đà Nẵng (hệ thống Trần, quán Mậu…) hay các quán vỉa hè, chợ Cồn, chợ Hàn.
Tương Nam Đàn
Tương là một trong những sản phẩm truyền thống của người dân Nam Đàn – Nghệ An, là loại đặc sản không thể không nhắc tới của vùng đất xứ Nghệ.
Cũng như các loại tương khác, tương Nam Đàn cũng được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc với đời sống như đỗ tương, đậu nành, nếp, muối..v..v..Tuy nhiên, tương Nam Đàn la loại tương mảnh, tức là hạt đỗ tương được giã thành mảnh chứ không nát như tương Bần, nên nhìn bề ngoài tương Nam Đàn sền sệt đặc trưng cũng là vì thế. Đây là một nét đặc trưng riêng có của loại đặc sản này.Khác với những sản phẩm tương bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Loại tương mà chúng tôi cung cấp có chất lượng cao, rất ngon, ngọt rất đậm vị, nhiều đỗ ( loại đỗ ngon nhất, không pha trộn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng) được chế biến bằng tay nghề của những người nông dân có trên 30 năm kinh nghiệm dân gian làm tương truyền thống.
Với kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh , mang lại những sản phẩm có bao bì thiết kế vừa rất truyền thống lại rất hiện đại rất thích hợp cho việc làm quà đặc sản.
Nhút Thanh Chương
Ở xứ Nghệ có nhiều nơi làm nhút, nhưng nơi làm nhút phổ biến và ngon hơn cả là ở huyện Thanh Chương bởi nơi đây nổi tiếng trồng được giống mít ngon của tỉnh Nghệ An. Thường thì mỗi năm chỉ có một mùa mít, nên nhút được muối dùng để ăn quanh năm, tùy từng mùa mà chế biến những món ăn khác nhau.
Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày. Hàng ngày trong bữa cơm, một bát nhút và nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào.
Vào mùa đông gió rét, nhút xào thịt ba chỉ nêm ớt, đường ăn với cơm nóng rất ngon, vị chua chua của nhút, ngọt của đường, cay cay của ớt, sợi nhút sánh lên quyện lấy mỡ của thịt ăn rất ngậy và giòn. Vào mùa hè, nhút có thể làm nộm tai heo nhấm rượu hay đem nấu canh cá chua, canh lạc ăn bùi bùi chua chua rất lạ miệng lại có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho cơ thể. Hay chỉ đơn giản, nhút chấm nước mắm tỏi, rau kinh giới ăn cơm canh cũng ngon không kém.
Nhút ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít, thanh ngọt của mía đường…”quyện” một vị ngon rất đặc biệt. Đến Nghệ An, ăn một bữa cơm quê dân dã với nhút du khách sẽ hiểu hơn về con người và sự đậm đà xứ Nghệ.
Bánh mướt Diễn Châu
Một ai đã từng ghé mảnh đất Diễn Châu, thưởng thức món bánh mướt – món ngon Nghệ An sẽ vương vấn mãi không quên. Bánh mướt Diễn Châu ngon nổi tiếng như bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)…Bánh mướt là Đặc sản, đồng thời cũng một món ăn dân dã đã gắn bó với người dân Diến Châu – xứ Nghệ từ rất lâu rồi. Mỗi buổi sáng ra đồng, trong những dịp đãi khách của mỗi gia đình hay những buổi trưa đãi bạn bè, bánh mướt đều là một phần không thể thiếu. Bánh mướt thoạt nhìn thì trông giống bánh cuốn của miền Bắc, bánh ướt ở miền Nam, nhưng đến khi ăn thử lại thấy hương vị riêng biệt, không thể lẫn vào đâu được.
Loại bánh này làm từ gạo tẻ xay. Bánh mướt dễ ăn, chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi xắt lát cũng đã thấy ngon miệng. Nếu dùng bánh mướt để đãi khách thì có thể dùng kèm với thịt lợn nướng, bò nướng lụi, chả nem rán, bò lá lốt mỡ chài rất ngon.
Tại vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, bánh mướt chính là một món ăn được nhiều người yêu thích. Bánh mướt rất dễ ăn, bạn chỉ cần ăn kèm một chén nước mắm vắt chanh với ớt tươi cũng đã thấy ngon miệng. Nếu bạn dùng bánh mướt để đãi khách thì cũng có thể dùng kèm với bò nướng lụi, thịt lợn nướng, bò lá lốt mỡ chài, chả nem rán rất ngon. Đặc biệt, bánh mướt ăn với bò nhúng dấm, bò hấp thố, … rồi cuốn bánh tráng, ăn kèm rau xà lách cùng đủ loại rau thơm hấp dẫn.
Đặc biệt hơn, bánh mướt ăn với bò hấp thố, bò nhúng dấm… cuốn bánh tráng, kèm rau xà lách và đủ loại rau thơm hấp dẫn.
Bánh cuốn Thanh Hóa
Bánh cuốn cũng là món ăn khá phổ biến ở nhiều địa phương, tuy nhiên, bánh cuốn Thanh Hóa lại có nét đặc sắc rất riêng khiến thực khách ăn một lần đều nhớ mãi. Đó là phần nhân tôm nõn và thịt bằm thơm ngon, được cuốn trong lớp bánh tráng mỏng, mịn và mướt.
Bánh cuốn Thanh Hóa là thứ bánh cuốn nhân tôm thịt rất hấp dẫn và lạ miệng. Phần nhân ngọt thanh vị tôm tươi, lớp vỏ bánh mềm dẻo, để lâu cũng không bị cứng khô. Nước chấm bánh chỉ là mắm pha nhạt cùng vài lát ớt nhưng lại rất vừa phải, thêm miếng chả nướng nhưng khi ăn cùng bánh nóng thì không biết bao nhiêu cho đủ.
Mỗi miếng bánh được cuốn tròn đầy đặn, rắc thêm hành phi vàng giòn, ăn với nước chấm pha nhạt. Bánh cuốn Thanh Hóa có thể ăn kèm với giò, chả nướng, hoặc ăn thêm trứng hấp bánh cuốn cũng rất hấp dẫn.
Nếu đã từng một lần ăn thử, dám chắc rằng bạn sẽ nhớ mãi hương vị ấy và muốn trở lại quê Thanh để ăn thêm nhiều lần.
Mì Quảng
Mì Quảng là một món ăn đặc trưng của miền Trung là Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng, Việt Nam. Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm. Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai.
Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng. Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước.
Ăn Mì Quảng phải ăn với loại ớt xanh to thì mới ngon đúng vị. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phụng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.
Đây là món ăn được ví như cái “hồn” của ẩm thực Quảng Nam, đến miền Trung nắng gió mà không thử món này thì thật là đáng tiếc lắm đấy. Sẽ không khó để tìm thấy địa điểm ăn mì Quảng vì đâu đâu ở nơi này từ trong ngõ ngách cho tới chợ búa, làng mạc, đến khu phố nhộn nhịp, người ta có thể dễ dàng thưởng thức được tô mì thơm ngon với tôm, thịt heo tươi thái lát hay thịt gà xé miếng nhỏ, vị beo béo của dầu, hương thơm của đậu phộng, nước lèo sánh, ngọt đủ thấm và không thể thiếu bánh đa vừng giòn ngậy ăn kèm với các loại rau sống như xà lách, diếp cá, húng, rau mùi, bắp chuối,… Dù bận gì thì đã đến đây là phải thưởng thức bằng được món ăn tinh túy này nhé!