Top 12 loại rượu của người dân tộc nhất định bạn phải nếm thử một lần

0

Uống rượu – một trong những nét văn hóa có từ xa xưa của người Việt ta. Theo quan niệm, khi uống rượu thì cũng chính là lúc con người bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, nỗi niềm, suy tư mà bấy lâu nay vẫn cố gắng chất chứa trong lòng. Rượu ở đâu cũng có nhưng cõ lẽ rượu ở vùng Đông – Tây bắc là đa dạng và đặc sắc nhất. Mỗi vùng, bà con dân tộc lại có một cách nấu rượu khác nhau với muôn vàn thứ nguyên liệu từ chính nông sản thu hoạch được của họ. Đối với bà con dân tộc thì chén rượu là điều không thể thiếu; chén rượu xuất hiện hàng ngày trong những bữa cơm đạm bạc, trong những ngày mùa bội thu, trong lễ hội và các dịp trọng đại khác. Cùng Review.tip.edu.vn ghé qua các địa chỉ rượu ngon nổi tiếng đó nhé!

Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Nếu là một người yêu thích rượu chắc chắn bạn không thể không biết món rượu Mẫu Sơn nổi tiếng với hương vị đặc biệt khiến người ta nếm thử một lần là không thể quên được. Rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn hay còn gọi là Mẫu Sơn Đỉnh là một loại rượu nổi tiếng của người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn. Đây là loại rượu đã được truyền qua rất nhiều đời người Dao. Nguyên liệu để người ta chưng cất rượu Mẫu Sơn cũng rất đặc biệt, ngoại trừ việc lấy được nước suối chảy ra từ những ngọn núi có độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển đã là một sự vất vả khó miêu tả thành lời. Ngoài nước suối thì men rượu cũng là những loại lá rừng đặc biệt sinh sống trên địa hình đồi núi cheo leo, men lá được người Dao chế biến từ hơn 30 loại thảo dược vô cùng quý hiếm như: Trầu rừng, rễ dây nước, dây ngọt… Chính vì sử dụng nhiều loại thảo dược nên rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn có nhiều tác dụng như chữa phong thấp, đau lưng, làm lành vết thương, đau lưng…

Rượu Mẫu Sơn sau khi được chưng cất lại sẽ được đem đựng trong thùng gỗ sồi. Gỗ sồi bên cạnh việc làm cho chất andrehit thẩm thấu, khuếch tán nhanh hơn còn làm cho hương vị rượu nồng say hơn, chất phenol trong gỗ sồi khi kết hợp với rượu sẽ tạo ra vị thơm ngọt ngào. Những thùng gỗ sồi sau khi đã chứa đầy ắp rượu lại được cho vào hầm xây bằng đá với một nhiệt độ ổn định trên đỉnh núi Mẫu Sơn đã tạo ra sự êm dịu, sâu lắng cho từng giọt rượu Mẫu Sơn.

Rượu Mẫu Sơn của người dân tộc Dao được người ta truyền tai nhau bằng cái tên “Đệ nhất danh tửu” xứ Lạng, mang hương vị đặc trưng, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc miền núi xứ Lạng mà hễ ai đã từng một lần uống thì mãi không thể quên được. Rượu Mẫu Sơn Lạng Sơn là một sự tinh túy hoàn hảo kết hợp giữ con người và đất trời Mẫu Sơn. Tiếng lành đồn xa, rượu Mẫu Sơn nổi tiếng đã được lan rộng ra khỏi phạm vi làng bản, vươn ra các địa phương khác và minh chứng cho sức hút đó chính là thương hiệu rượu Mẫu Sơn đã đoạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” từ năm 2002. Ghé thăm Lạng Sơn, du khách không nếm thử và mua hũ rượu làm quà thì thật đáng tiếc.

Các loại rượu Mẫu Sơn - Lạng Sơn
Các loại rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Rượu ngô Bản Phố – Bắc Hà

Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái. Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế mang hương thơm nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần.

Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây “pa” còn gọi là cây Hồng Mi(?) Người H’Mong dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước sôi, nhào thật nhuyễn, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió đến khi những quả men khô, chuyển thành màu trắng y như chiếc bánh bao thì mang bỏ vào thúng, rổ để lên gác bếp bảo quản để dùng dần. Người Mông nơi đây cho rằng: “uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà những lúc khác không có rượu chưa nói được”

Rượu là một trong những thức uống không hề có hại nếu như bạn biết cách sử dụng nó đúng cách. Biết cách uống rượu, thưởng rượu thì mới có thể cảm nhận được hết cái ngon, cái ngọt, cái tinh hoa của rượu. Nếu như có dịp đi du lịch, bạn có thể uống thử những loại rượu đặc sản này, đây sẽ là một trải nghiệm thú vị cho bạn khi đến vùng Đông – Tây Bắc đó.

Rượu ngô Bắc Hà
Rượu ngô Bắc Hà

Rượu Bó Nặm – Bắc Kạn

Rượu Bó Nặm – Bắc Kạn là loại rượu nổi tiếng của bà con dân tộc thiểu số sống tại Bắc Kạn. Bó Nặm theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là nguồn nước. Loại rượu này lên men từ ngô và các thảo dược quý, được chưng cất theo phương thức gia truyền thủ công truyền thống từ hàng chục năm nay. Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm hấp nhất và vị hơi ngọt, vì được chưng cất theo phương pháp thủ công nên màu hơi đục nhưng vẫn giữ nét riêng của loại rượu này. Rượu ngô này không tinh tế bằng rượu chưng cất từ nếp cẩm, nhưng lại có chất mạnh mẽ, phóng khoáng và hoang dã của núi rừng Việt Bắc. Vượt ra khỏi thị trường rượu trong nước, rượu Bó Nặm hiện nay đang được xuất khẩu sang các nước Đông Âu và được đánh giá cao về chất lượng, hương vị.


Rượu Bó Nặm được lên men chính là ngô và các loại thảo dược quý hiếm, được chưng cất theo phương thức gia truyền thủ công truyền thống từ hàng chục năm nay. Người Dao sống trên núi cao nổi tiếng với nhiều vị thuốc lạ. Hàng trăm loại lá được họ lấy về rồi trưng cất thành men lá để nấu rượu lên có hương vị tinh khiết của núi rừng, rượu uống mềm môi mà say như ru ngủ, khi tỉnh dậy không thấy đau đầu như các loại rượu pha cồn khác. Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm hấp nhất và vị hơi ngọt. Rượu Bó Nặm có nhiều loại với các độ cồn và dùng men khác nhau và được sử dụng tùy theo từng dịp. Những loại có độ cồn cao thường được chưng cất hơn một lần. Rượu Bó Nặm nấu theo phương pháp thủ công truyền thống có màu hơi đục do quá trình chưng cất thủ công không loại trừ hết được các hạt tinh bột siêu nhẹ và các chất đường. Rượu Bó Nặm này tuy không tinh tế bằng rượu chưng cất từ nếp cẩm, nhưng lại có chất mạnh mẽ, phóng khoáng và hoang dã như núi rừng Việt Bắc.

Rượu Bó Nặm - Bắc Kạn
Rượu Bó Nặm – Bắc Kạn

Rượu nếp Sán Lùng – Lào Cai

Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu Sán Lùng (San Lùng) được ủ và cất từ thóc mẩy đều hạt, theo một quy trình độc đáo và công phu. Theo truyền thuyết của dân tộc Dao bản địa thì rượu San Lùng nấu để cúng thần tiên, trời đất, vì vậy rượu được nấu hết sức tỉ mỉ cẩn thận, không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa riêng biệt của vùng miền. Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh, chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu. Loại rượu được chế biến qua bàn tay của người Dao đỏ sống tại thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát. Rượu Sán Lùng hay văn hóa nấu rượu, thưởng rượu của bà con dân tộc Dao là một đặc sản của vùng mà ai tới đây cũng mong được trải nghiệm một lần.

Đến Lào Cai một trong những đặc sản mà bạn đừng bỏ qua, dù chỉ là một chút nhấp môi thì cũng nên một lần uống thử rượu Sán Lùng (San Lùng). Tương truyền rằng, thứ rượu mang tên Sán Lùng này đã khiến bao người phải ngất ngây, quyến luyến khi đến thăm các bản làng người Dao ở Lào Cai. Là thứ “mỹ tửu”. Được trời đất ban cho, uống một giọt lại muốn uống thêm giọt nữa, những giọt rượu ngon không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc về ẩm thực mà nó còn mang ý nghĩa lớn về văn hóa đối với đồng bào người Dao.

Rượu Sán Lùng không như những loại rượu khác được chưng cất từ gạo, ngô hay sắn và ủ men, nó lại được chế biến rất công phu, nguyên liệu từ thóc nương và hạt cao lương đỏ luộc chín, ủ bằng loại men lá gia truyền có đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm, có vị làm lưu thông khí huyết… Rượu nấu bằng cách chưng cách thuỷ. Rượu Sán Lùng có màu trong vắt hơi ngả xanh, khi chén rượu mới chỉ kề môi là bạn đã có thể cảm nhận được hương thơm tinh khiết nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu. Rượu Sán Lùng hay văn hóa nấu rượu, thưởng rượu của bà con dân tộc Dao là một đặc sản của vùng mà ai tới đây cũng mong được trải nghiệm một lần.

Rượu San Lùng nguyên chất có hương thơm nồng tinh khiết là kết tinh của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc
Rượu San Lùng nguyên chất có hương thơm nồng tinh khiết là kết tinh của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc

Rượu táo mèo – Sapa

Rượu táo mèo là thứ rượu đặc sản của người H’Mông Sa Pa, cùng với rượu San Lùng và rượu ngô Bắc Hà là 3 danh tửu nức tiếng của Lào Cai. Cây táo mèo hay còn gọi là sơn tra mọc hoang rất nhiều trên dãy Hoàng Liên Sơn, đây là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người H’Mông nơi đây. Chính vì thế rượu táo mèo ra đời với hương vị đặc trưng và có tác dụng an thần, chữa được nhiều loại bệnh về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt… Đến Sa Pa, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của táo mèo.

Để có thể làm ra một bình rượu táo mèo ngon đòi hỏi sự tỉ mẩn và kì công rất cao. Những quả táo được chọn không được quá to, phải lấy những quả nhỏ chỉ nhỉnh hơn quả trứng chim cút một tí. Nó hai má, một má màu hồng, một má màu vàng, ngâm được rượu nó rất là ngon. Táo càng chín thơm, càng vàng, đỏ thì ngâm rượu mới có vị thơm. Chọn táo để ngâm rượu đã khó đến công đoạn ủ rượu cũng thật cầu kỳ. Táo cần được phải rửa thật sạch, cắt hai đầu rồi lấy rượu ngô rửa lại, sau đó để thật ráo nước mới được mang đi ngâm. Khi táo đã róc nước đem xếp vào đến quá nửa bình, đậy nắp kín lại, ủ qua một đêm. Đến tối hôm sau mở bình là mùi hương đã tỏa ra nức mũi thì lấy rượu ngô đổ vào để ngâm. Ba ngày sau, táo sẽ ngả thành màu vàng óng, sau đó là ngả màu nâu. Đến độ tầm 15 – 20 ngày thì màu rượu có màu đẹp như mài hổ phách. Ngâm càng lâu thì màu rượu lại càng đẹp, uống càng ngon, càng thấm. Du lịch Sapa, bạn sẽ không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên đất trời, sức hấp dẫn không thể chối từ của những món đặc sản mà còn đến từ hơi men say trong ly rượu táo mèo thơm nồng.

Rượu táo mèo có màu nâu và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được
Rượu táo mèo có màu nâu và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được

Rượu cần – Tây Nguyên

Uống rượu cần là nét văn hóa độc đáo trong phong tục của người dân Tây Nguyên từ xưa đến nay. Ngoài ý nghĩa tâm linh, là vật hiến dâng cho thần (Yàng), nó còn biểu hiện đầy đủ tính tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của gia chủ khi khách đến nhà. Khi uống rượu, nam nữ có thể múa hát, những người già kể chuyện cổ tích, trường ca, sử thi bên đống lửa và những chóe rượu cần… Men rượu cần nhẹ nhưng cũng tạo cảm giác say, uống vào luôn có cảm giác nồng ấm, sảng khoái rất dễ kích thích tâm trạng con người cởi mở, vui vẻ, hòa đồng với nhau. Sự góp rượu của các gia đình trong các dịp lễ, hội hè là điều phổ biến trong các buôn làng nơi đây. Với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì rượu cần đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Bởi vậy, đến thăm nơi đây mà chưa thưởng thực rượu cần thì coi như bạn chưa hiểu hết vùng đất này!

Rượu cần là đặc sản Tây nguyên đặc trưng và phổ biến. Với du khách đây là đặc sản có thể mua về làm quà, nhưng với những đồng bào dân tộc Tây Nguyên có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Họ rất kỵ sẽ làm vỡ chóe rượu cần khi uống nên họ thường buộc chóe vào cột. Bên cạnh đó họ quan niệm rằng rượu cần có thần coi giữ và do Yàng bày cho cách làm. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách. Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, dù là nhà rông của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng một mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ.

Nguyên liệu làm rượu cũng chỉ là những loại ngũ cốc thông thường… Song bí quyết chính là ở chất gây men. Chất gây men được làm từ lá rừng và thường được giữ kín, không tiết lộ cho người ngoài sắc tộc. Về cách chế biến thật đơn giản nhưng độc đáo men và tinh bột được trộn đều, cho vào ché, bên trong phủ lớp trấu dùng để ủ. Sau đó, thay vì mang đi chưng cất bằng nhiệt như các loại rượu thường, người ta đem chóe chôn sâu xuống đất đúng 100 ngày. Dĩ nhiên, thời gian chôn càng lâu rượu càng thơm ngon, quyến rũ. Ðiểm nữa, trước khi uống phải đổ đầy nước suối vào ché với mục đích hòa tan chất cồn trong nước đầu tiên này gọi là nước cốt. Nước cốt màu vàng sánh, có mùi hương lan tỏa tuyệt vời hết sức đặc trưng.

Du khách quốc tế thích thú khi nếm thử rượu cần
Du khách quốc tế thích thú khi nếm thử rượu cần

Rượu Bàu Đá – Bình Định

Bình Định xưa nay không chỉ nổi tiếng là một vùng đất võ mà còn nổi tiếng với nét ẩm thực độc đáo, say lòng người. Một trong những đặc sản nổi tiếng nơi đây chính là rượu Bầu Đá. Theo tương truyền, những bà con dân nghèo sinh sống ở gò Cù Lâm, thôn Bàu Đá trong quá trình kiếm kế sinh nhai đã nấu rượu và nguồn nước được lấy từ khe nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Đá. Khi trưng rượu và đem ra thưởng thức, hương vị thơm ngon và rất đặc biệt. Từ đó, rượu Bàu Đá được mệnh danh là ngự tửu dùng để tiến vua và dùng cho các buổi tiệc linh đình của vua chúa, ngày nay loại rượu này càng nổi tiếng và lan rộng ra các khu vực khác.

Rượu Bàu Đá là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố. Đầu tiên đó là sự thừa hưởng dòng nước ngọt ngào của ngọn nguồn sông Kôn được ủ lạnh, lọc trong từ những hộc đá ngầm ở Vực Bà, Nước Miên, Nước Trinh, sông Kxôm, Hầm hô…Tiếp đến là sự khéo léo, cần mẫn của con người vùng “đất võ trời văn”. Sự cộng hưởng giữa thiên nhiên và tài hoa con người đã tạo nên thứ rượu đậm đà. Cái tên rượu Bàu Đá như một câu chuyện dân gian kể mãi theo thời gian, nhưng lại bắt đầu từ xóm “Tân Long”.

Xóm có tên gọi Tân Long, (thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), tại xóm Tân Long có một cái bàu rộng khoảng 3 sào của ông xã Lựu, trong bàu có nhiều hòn đá to, hằng năm ông xã Lựu tổ chức một ngày giậy bàu vào mùa hè, mọi người gần xa về đây bắt cá đông vui, ai bắt bao nhiêu cá cũng được, ông xã Lựu chỉ lấy một con gọi là “xâu”, vì vậy đã trở thành ngày hội bắt cá định kỳ ở cái bàu có đá xóm Tân Long và được dân gian gọi là xóm Bàu Đá. Từ khi xóm Bàu Đá nấu rượu và phát triển kinh doanh nghề rượu người ta lấy tên xóm Bàu Đá đặt cho tên rượu gọi là “rượu Bàu Đá”. Về Bình Định mà chưa được thưởng thức món chim mía Tây Sơn; chim se sẻ, nem chợ huyện Tuy Phước nhâm nhi với chén rượu Bàu Đá coi như chưa về Bình Định. Rượu Bàu Đá thường được dùng trong những ngày giỗ chạp, lễ nghi, hội hè, đình đám, nhất là những ngày Tết cổ truyền.

Rượu Bầu Đá
Rượu Bầu Đá

Rượu La Pán Tẩn – Yên Bái

Du khách lên Yên Bái không chỉ ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng bát ngát mà còn có cơ hội thưởng thức ly rượu thơm ngon ngây ngất, mê hoặc lòng người. Nghề nấu rượu thóc của người Mông xã La Pán Tẩn – Mù Cang Chải có từ lâu đời. Những hạt thóc vàng kết tinh sự cần mẫn và sáng tạo của người Mông chính là nguyên liệu quý để làm ra rượu thóc – một đặc sản riêng có của người Mông nơi đây. Họ có bí quyết để làm men rượu trở nên đặc biệt. Men để làm ra sản phẩm rượu thóc phải là men lá. Không giống với những loại men nấu rư­ợu khác nó đ­ược đặc chế rất công phu, mất nhiều công sức đòi hỏi phải có sự khéo léo, tinh tế thì mới đạt chất lượng. Men lá được đồng bào tổng hợp từ 15 loại cây, hội tụ đủ các vị thảo dư­ợc của núi rừng như­: hạt thảo quả, rễ cây ớt rừng, củ riềng… Được chọn theo bí quyết gia truyền chỉ có những người đàn ông lớn tuổi trong gia đình mới biết và mới có thể chế biến những vị thảo dược thành thứ men lá để ủ thứ rượu rất riêng của mình. Những loại này khi ủ thành men sẽ tạo thành những vị thuốc quý như­: Phòng chống lạnh, trừ cảm, có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, không gây đau đầu.

Để làm nên sản phẩm rượu ngon ngoài những nguyên liệu chính trên, thì những dụng cụ khác không thể thiếu trong quy trình nấu rượu như: Bếp lò được đắp bằng đất nung; thùng đun cách thuỷ làm bằng lõi cây gỗ quý lấy ở trên rừng, có đường kính khoảng 60 – 70cm, chiều cao khoảng 01m có thể chứa đư­ợc 30kg thóc mỗi lần; sàng để đổ thóc lên trên khi đun cách thủy; ống nứa để dẫn những giọt rượu sau khi đư­ợc tiết chế; chảo đựng nư­ớc đun cách thuỷ được làm bằng gang, có đường kính khoảng 01m. Với quan niệm r­ượu là hư­ơng của trời, của đất nên trước đây đồng bào chỉ dùng để cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, c­ưới hỏi và để đãi bạn hiền. Còn hiện nay, được sự hỗ trợ bảo tồn nghề truyền thống của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, nghề nấu rượu thóc của đồng bào La Pán Tẩn đã từng bước được phát triển trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân và khách du lịch. Đã có không ít du khách khi ghé thăm nơi đây đặc biệt có những vị khách là người nước ngoài cũng đã mua rượu thóc La Pán Tẩn mang về như một món quà dành tặng cho bạn bè và người thân. Quý vị và các bạn khi ghé thăm Yên Bái hãy nhớ đến với đồng bào Mông La Pán Tẩn huyện Mù Cang Chải nhâm nhi một chén rượu thóc để cảm nhận thêm về hương vị độc đáo của loại đặc sản này.

Rượu thóc La Pán Tẩn
Rượu thóc La Pán Tẩn

Rượu Sâu chít

Sâu chít vốn là một loại côn trùng trong thân cây chít, mọc khắp nơi trên núi rừng Tây Bắc. Sâu chít rất giàu đạm, một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong loại sâu này có hàm lượng axit béo cao – là thành phần tạo ra chất có hoạt tính sinh hoặc cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Để biết cây nào có sâu chít, người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa ( đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh ). Người dân bắt sâu chít bằng cách chẻ đôi ngọn chít ra để moi sâu. Sâu bắt về, rửa sạch bằng nước rồi lại một lần bằng nước muối để làm sạch các tạp vật, sau đó để ráo và cho vào bình đổ rượu trắng vào ngâm. Khoảng 2 – 3 giờ là có thể uống được. Rượu này ngâm càng lâu thì uống càng tốt, càng bổ, càng thơm.

Theo y học cổ truyền, sâu chít có vị cam, ôn, đại bổ phế, thận và mệnh nôn. Các nhà khoa học đã nhận định sâu chít rất giàu đạm, một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể. Theo số liệu khảo cứu cho thấy, loài đông trùng hạ thảo này có lượng Protein chiếm 25 – 32 % trong cơ thể. Chúng chứa 17/20 loại axit amin cần cho cơ thể và 58,37% lượng Acid béo không no. Rượu Sâu Chít là thuốc bổ Đông Y, bồi bổ, nâng cao sức khỏe cơ thể. KHÔNG PHẢI LÀ RƯỢU UỐNG CHO SAY. Rượu Sâu Chít xưa nay vốn nổi danh vì sự công hiệu, hiệu nghiệm của nó đối với việc cải thiện đời sống sức khỏe sinh lý của nam giới, tăng cường sức khỏe cho người già, bồi bổ cơ thể cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh nở!

Rượu Sâu chít
Rượu Sâu chít

Rượu tà vạt

Rượu Tà Vạt là thứ rượu khai vị không thể thiếu trong gia đình và dịp lễ hội Tết của đồng bào Cơ Tu ở đây. Đến chơi nhà những người Cơ-Tu thân thiện và hiếu khách bạn sẽ được thưởng thức món rượu thơm mát và kì lạ này kèm với những trái cây sẵn có trong vườn nhà như Chôm Chôm Rừng, Bòng, bưởi. Ngồi dưới những tán cây Tà Vạt thưởng thức món rượu này mọi mệt mỏi sẽ tan biến mất. Nếu đến đây đúng vào dịp lễ hội Đâm Trâu hay Tết Nguyên Đán ta còn có cơ hội thưởng thức các món ngon khác như: Cơm Lam, Chà Rá, Bánh Sừng Trâu sau món rượu Tà Vạt khai vị. Thật tuyệt vời khi được thưởng thức men nồng Tà Vạt trong ánh lửa bập bùng trên sàn nhà Rươi giữa những điệu múa Tung Tung Dá Dá của người CơTu hoặc nghe những câu chuyện dân gian rất kỳ thú gắn liền với cuộc mưu sinh của họ.

Để làm rượu tà vạt, người ta chọn những cây thân to, mập mạp, làm một cái giàn dưới gốc để có thể leo đến các buồng trái cho dễ dàng. Thường, mỗi cây tà vạt cho 4-5 buồng, nhưng mỗi lần lấy rượu chỉ chọn lấy nước của 1 buồng có trái cỡ bằng ngón tay cái trở lên vì sẽ cho nhiều nước và phẩm chất rượu ngon. Cứ 3-4 ngày một lần, leo lên giàn giáo đập nhẹ, đều xung quanh cuống. Mỗi lần đập khoảng 1-2 giờ. Sau khoảng 4-5 lần đập, cắt ngang cuống buồng trái, dùng cọng và lá cây môn nước đã giã dập, bịt đầu vừa cắt rồi buộc lại. Công đoạn này gọi là nhử nước. Theo dõi thấy mặt vết cắt có nhỏ giọt nhanh, đều thì gạt bỏ lớp chất nhử, treo ống nhựa, lồ ô hoặc can để hứng. Chờ dung dịch này lên men, lấy vỏ cây chuồn có vị đắng, dần cho mềm đưa vào dung dịch, theo liều lượng thích hợp. Muốn rượu có nồng độ cao, vị đắng nhiều thì vỏ chuồn nhiều và ngược lại. Thời điểm rượu chảy nhiều nhất, mỗi ngày đêm cho ra khoảng 10 đến 15 lít/cây. Trung bình mỗi cây tà vạt lấy được chừng 400 lít rượu.

Rượu tà vạt
có vị ngọt, đắng nhẹ, khay khay, làm tê tê đầu lưỡi. Loại rượu này rất thơm ngon và bổ dưỡng, dùng làm rượu “khai vị” rất tuyệt và không thể thiếu trong gia đình, những dịp lễ hội, ngày tết của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Rượu tà vạt thường được dùng “lai rai” với món chà vá. Chà vá là món được làm từ thịt hoặc cá… cùng quả, trái, rau, ớt, tiêu rừng… cho vào trong ống lồ ô và đốt bên ngoài, bên trong ống dùng cọng mây có gai thọc cho nhuyễn, khi chín ăn thơm, béo, bùi… khá ngon. Trong mâm dọn đãi khách quý đến thăm nhà của người Cờ Tu, luôn có mặt hai món đặc sản này.

Rượu Tà Vạt
Rượu Tà Vạt

Rượu hoẵng

Rượu hoẵng là loại rượu truyền thống trong ngày Tết và những ngày lễ truyền thống của người Dao Tiền. Rượu không chỉ nổi tiếng bởi vị ngon mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Rượu hoẵng là loại rượu truyền thống trong ngày Tết và những ngày lễ truyền thống của người Dao Tiền. Rượu không chỉ nổi tiếng bởi vị ngon mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Gọi là rượu hoẵng, nhưng rượu được làm chủ yếu từ men gạo không pha trộn bất cứ thứ gì. Rượu được nấu từ gạo nếp nương, vo sạch cho vào nồi đã đun sôi nước; chờ đến khi nồi cơm sôi, dùng đũa đảo qua 1 lần cho đều rồi chắt hết nước và vần xuống than cho đến khi cơm chín. Khi cơm chín thì rải đều cho nguội, cách làm rượu hoẵng khá lạ so với những gì tôi biết về nấu rượu ở các vùng miền đó là trước khi ủ thì phải rửa qua nước để các hạt cơm nó rời ra, hay là phải ủ ngoài từ vài ba ngày trước khi đưa vào ủ chính thức và chính những điều này đã làm cho rượu Hoẵng của dân tộc Dao có những hương vị riêng. Sau khi cơm đã lên men đủ độ thì sẽ được cho vào chum hoặc xô, thùng. Sau đó dùng một cái chai đục thủng nhiều lỗ và nén xuống ở giữa để khi có rượu sẽ chảy vào đấy.

Ngày nay, rượu hoãng không chỉ dùng phục vụ các lễ hội của dân tộc mà còn có trong các nhà hàng tại miền quê, các công trường, lâm trường cũng như nơi cộng đồng. Kết hợp sử dụng rượu hoẵng cùng với một số loại thuốc y học cổ truyền của dân tộc sẽ giúp chữa các bệnh như: Bênh dạ dày (rượu hoẵng hầm với nghệ đen và rễ già của dây mật gấu rừng), các bệnh về sỏi trong cơ thể con người như: Sỏi mật, sỏi thận, sỏi đường tiết liệu (một liều rượu hoẵng vừa phải hầm cùng dây già của lá)…Đặc biệt, với phụ nữ sau khi sinh có thể dùng rượu hoẵng hầm với gà ri, nghệ vàng, gừng đỏ và một số loại thuốc ở vùng dân tộc, sẽ giúp bồi bổ cơ thể, nhanh chóng phục hồi sau khi sinh và giúp phòng, chống các bệnh như: hậu sản, sa dạ con hoặc thiếu sữa… rất hiệu quả.

Rượu hoẵng
Rượu hoẵng

Rượu ngô Cốc Ngù

Nếu đến xứ Mường, bạn hãy một lần ghé thăm, uống rượu ngô Cốc Ngù được “luyện” trong hang đá Mã Tuyển. Không nức tiếng như rượu ngô Bản Phố của người Mông Bắc Hà, rượu thóc Shan Lùng của người Dao đỏ Bát Xát, nhưng rượu ngô Cốc Ngù của người Pa Dí cũng là một thức uống mang đậm hương vị của núi rừng Lào Cai. Rượu Cốc Ngù được nấu từ ngô nếp địa phương, cũng có ít hộ nấu cả ngô tẻ. Nhưng theo người Pa Dí ở Cốc Ngù thì rượu ngô nếp có vị ngon hơn hẳn, bán được giá hơn, ủ trong chum vại càng lâu lại càng ngon. Không biết nghề nấu rượu ngô có tự bao giờ, chỉ biết người Pa Dí ở Cốc Ngù hiện tại khi lớn lên, lập gia đình đều được học bí quyết từ ông bà, bố mẹ truyền lại, vẫn những công thức luộc ngô, ủ men, nhưng với bí quyết riêng của người Pa Dí đã làm nên hương vị độc đáo, hấp dẫn khác biệt của rượu Cốc Ngù.

Theo những người già trong thôn kể lại, do nguồn nước và khí hậu nơi đây khác biệt so với nơi khác nên mới tạo ra một thứ rượu ngon. Vì có không ít người Pa Dí sau khi dựng vợ, gả chồng, cũng đem theo bí quyết này đến một số thôn, bản khác trong huyện, thậm chí ngay trong xã nhưng khi nấu rượu cũng không ngon bằng nấu tại thôn Cốc Ngù – độc đáo nhất còn được nấu và ủ trong hang Mã Tuyển. Thế mới biết, mỗi địa phương, mỗi tiểu vùng khí hậu có những đặc điểm riêng tạo nên những sản vật, những món ăn mang đặc trưng riêng, không đâu có được. Trong những ngày vui như thế, men say được cất từ hạt ngô nếp nương thơm dẻo, từ bí quyết ngâm ủ của người Pa Dí, từ dòng nước mát trong ở thôn Cốc Ngù đã hoà quyện vào nhau, tạo nên một thứ tinh tuý chứa đựng nét văn hoá của người dân vùng cao.

Rượu ngô Cốc Ngù
Rượu ngô Cốc Ngù

Leave a comment