Top 13 Đặc sản khi đến với Phú Thọ bạn không nên bỏ qua

0

Đất tổ Phú Thọ, cội nguồn dân tộc là nơi sản sinh nhiều món ăn dân tộc đặc sản hấp dẫn, ai lỡ nếm một lần sẽ nhớ mãi không quên. Phú Thọ không chỉ là nơi đất tổ của các vị vua Hùng mà còn là mảnh đất của nhiều đặc sản độc đáo khó có thể tìm thấy được ở những nơi khác trên cả nước. Món ăn của Phú Thọ là sự giao hòa của ẩm thực hiện đại, truyền thống và dân tộc thiểu số mang màu sắc văn hóa lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Cùng Review.tip.edu.vn thưởng thức những món ngon hấp dẫn này nhé.

 

Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua là một đăc sản của người Mường vùng Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thịt để làm món này ngon nhất là loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ và trái cây rừng. Nếu ai đã từng thưởng thức chắc hẳn sẽ không quên hương vị đặc trưng của nó, vị vừa ngot vừa thơm lại vừa miệng.

 

Thường ăn thịt kèm với các loại lá như: lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm… chấm kèm với tương ớt sẽ cảm nhận được hết hương vị vô cùng độc đáo, mới lạ mà món ăn đem lại. Với những người sành nhậu thì đừng quên làm một vài “vại” bia hay một vài “bom” rượu nhé. Sẽ tuyệt lắm đấy! Giá khoảng từ 30-40k/1 hộp.

Thịt chua Thanh Sơn
Thịt chua Thanh Sơn

Thịt chua Thanh Sơn – Phú Thọ

 

Cơm nắm lá Cọ

Cơm nắm lá cọ vốn là món ăn dân dã nhưng vẫn cần đến những bàn tay khéo léo của người tạo nên.Cứ vào đúng mùa cọ, người ta lại lên đồi chặt những tàu lá cọ vẫn còn bánh tẻ về để nắm cơm. Những tàu lá cọ non còn chưa xòe hết, xanh mướt như uống trọn cái nắng ấm áp miền trung du.

Lá cọ đem về hơ qua lửa cho mềm, lau sạch rồi nắm với cơm. Kỹ thuật nắm cơm dường như chỉ có được ở những phụ nữ khéo tay. Gạo đầu mùa vừa được thu hoạch là ngon và dẻo nhất. Từng nắm cơm với những viền sọc được tạo hình từ lá cọ đượm thơm mùi gạo quê quyện với chút hương của lá cọ. Bẻ đôi nắm cơm chấm với muối vừng lạc mới thấy hết được vị ngon của món ăn dân dã này. Cái vị ngai ngái của lá cọ như gửi trọn vào trong nắm cơm nho nhỏ ấy.

Cơm nắm lá Cọ
Cơm nắm lá Cọ

Cơm nắm lá Cọ

 

Cọ ỏm

Cọ ỏm là thứ quà rất nhiều du khách muốn thưởng thức khi đến Phú Thọ. Chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn. Người khéo léo sẽ cho mẻ cọ có màu nâu sậm, sau khi ỏm xong, nồi cọ có một lớp váng giống như váng mỡ nổi quanh nồi.

 

Cọ ngon thường là giống cọ nếp, cọ nếp sau khi om sẽ trổ màu vàng đẹp mắt, ăn mềm và dẻo. Người sành ăn nhìn qua là có thể chọn được những quả cọ tròn, cùi dày, có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp thấy dẻo thì chính là quả cọ nếp. Bên cạnh cọ ỏm, người Phú Thọ còn có thể là dưa cọ, hoặc muối cọ có vị mặn, bùi ngậy chan chát. Đây là món ăn ngon, hấp dẫn, lạ miệng trong mâm cơm. Người Phú Thọ dùng những đĩa cọ muối hoặc cọ om để thiết đãi khách phương xa tới thăm và làm quà cho người quen. Khi mùa cọ đến nhiều người miền xuôi thường đặt mua cọ vì hương vị béo ngậy, bùi bùi của loại đặc sản này.

Cọ ỏm Phú Thọ
Cọ ỏm Phú Thọ

Cọ ỏm Phú Thọ

 

Bưởi Đoan Hùng

Ở Đoan Hùng, bưởi của xã Chí Đám và Bằng Luân là ngon nhất. Chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất khiến ta tưởng chừng như vị bưởi như đang tan vào tận ruột gan, da thịt.

 

Khi xưa, nhắc đến Bưởi là nhắc đến Bưởi Đoan Hùng. Loại Bưởi duy nhất được lựa chọn để tiến vua. Chỉ các bậc vua chúa mới được thưởng thức giống Bưởi đặc biệt này. Ngày nay người tiêu dùng đã có thêm nhiều lựa chọn chất lượng khác như: Bưởi Năm Roi, Bưởi Da Xanh, Bưởi Diễn…

Nhưng Bưởi Đoan Hùng vẫn chưa bao giờ bị lãng quên và thậm chí có thể nói là giống Bưởi quý và khó mua nhất, khó đến tay người dùng nhất trong các loại Bưởi ngon.

Bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ
Bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ

Bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ

 

Bánh tai

Bánh tai là một đặc sản mà hầu như làng quê Phú Thọ nào cũng có, đặc biệt là thị xã Phú Thọ. Sở dĩ có tên là bánh tai vì hình dáng chiếc bánh khi hoàn thành rất giống với tai. Nguyên liệu để làm món bánh tai rất đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và gia vị là có thể làm được. Giá: 3.000 – 5.000/chiếc.

 

Bánh tai Phú Thọ có màu trắng đục, thơm mùi bột quện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng.

Ẩm thực thị xã Phú Thọ thời xa xưa, bánh tai thường được ăn kèm với cháo gạo tẻ, cháo bột thái, chỉ cần chút nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo ấy cắt thêm 1, 2 cái bánh tai vào vừa dễ ăn vừa chóng no, có thể lao động suốt buổi sáng. Ngày nay, tùy khẩu vị có người mua bánh về nhà, chấm thêm nước mắm vắt chanh, quất, ớt, tiêu… mà nhấm nháp thì ăn không biết ngán.

Bánh tai Phú Thọ
Bánh tai Phú Thọ

Bánh tai Phú Thọ

 

Rau sắn

Rau sắn Phú Thọ còn nổi tiếng với món rau sắn. Món ăn này được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trồng trên những núi đồi bạt ngàn. Mỗi mùa sắn đến, người ta thường chọn lá nếp của cây sắn trắng, không già quá mà cũng không non quá đem về rửa sạch, vò kỹ, và muối.

 

Lá sắn muối có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon: lá sắn muối xào với mỡ lợn ăn tốn cơm vô cùng,lá sắn muối kho cùng tép tạo nên một hương thơm riêng biệt, ngậy ngậy, bùi bùi, hay lá sắn muối nấu canh đầu cá chua chua ngậy ngậy rất vừa miệng.

Rau sắn Phú Thọ
Rau sắn Phú Thọ

Rau sắn Phú Thọ

 

Rêu đá người Mường

Rêu đá người Mường được người Mường lấy về từ suối, trên các mỏm đá, làm sạch rồi đem trộn với tỏi thái mỏng, muối, mì chính, hành và chút mỡ lợn rồi đem gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi lá đu đủ cháy đen, khi đó hương vị rêu hòa với tỏi và các gia vị tạo ra một vị ngon đặc biệt. Bạn có thể thưởng thức miễn phí khi đến thăm các vùng cao, địa bàn sinh sống của người Mường ở Phú Thọ.

 

Rêu đá là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Mường ở nơi đây. Đang trên đường đi “hái” rêu đá, bà Hoàng Thị Lan (dân tộc Mường, ở Bản Ú, Tân Sơn, Phú Thọ) cho biết, thông thường rêu đá có vào mùa đông. Tuy nhiên, rêu đá chỉ mọc tại nơi có dòng nước suối trong, càng những nơi nước chảy siết thì nơi đó có nhiều rêu đá. Không dừng lại là một món ăn truyền thống của người đồng bào dân tộc Mường, món ăn này còn cung cấp chất dinh dưỡng, giúp lưu thông khí huyết, giải độc cơ thế, bình ổn huyết áp cho cơ thể…

Rêu đá người Mường
Rêu đá người Mường

Rêu đá người Mường

 

Xáo chuối Lâm Thao

Người Lâm Thao, Phú Thọ mỗi khi xa quê đều nhớ đến món ăn đặc sản truyền thống của quê hương mình: xáo chuối. Món ăn đơn sơ, mộc mạc nhưng mang hương vị đậm đà của quê hương.Món xáo chuối là một món ăn dân dã song lại rất sang. Nó xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ… thậm chí cả đám hiếu cũng không thể thiếu món ăn này.

 

Xáo chuối ăn ngon nhất khi còn nóng. Người ăn bị cuốn hút bởi mùi thơm lừng từ riềng tỏa ra, bởi vị ngọt của tương, chuối, xương và của tiết lợn. Sự kết hợp của năm nguyên liệu chính này cùng với vị đậm đà của gia vị đã làm nên một món ăn đặc trưng truyền thống của người dân quê hương đất Tổ. Bây giờ đời sống cao nhưng rất nhiều người vẫn nhớ và thích món ăn dân dã này.

Xáo chuối Lâm Thao
Xáo chuối Lâm Thao

Xáo chuối Lâm Thao

 

Trám om kho cá

Trám om kho cá là đặc sản có mùi vị rất đặc biệt của Phú Thọ. Cuối tháng năm, sáu âm lịch là thời điểm thu hoạch trám. Món trám om cá có vị chua giôn giốt của trám ngấm vào làm cá mềm nục, có vị ngọt của tương, miếng trám có vị chua ngọt, béo bùi.

 

Để chế biến món này cũng rất đơn giản: Trám đem ngâm nước khoảng một đến hai giờ rồi rửa lại, chà cho sạch nhựa. Nước đun sủi lăn tăn (lưu ý không để nước sôi hẳn vì nóng quá sẽ làm quả trám cứng, còn nước chưa sủi lăn tăn trám sẽ nhão, ăn mất ngon) cho trám vào chìm dưới đáy nồi, đảo đều rồi nhắc xuống đậy kín vung cho nguội dần, vớt ra cho từng quả lên mặt thớt, sau đó lấy dao tách cùi, bỏ hột.Cá thì chọn mua loại cá tươi thì mới ngon, mổ sạch ruột, nếu là cá bé để cả con, cá to xắt ra từng khúc rồi xếp vào xoong, cứ một lượt cá một lượt trám, trên cùng là lượt cá.

 

Tương loại ngon pha loãng, bảo đảm độ mặn vừa phải cho phải vào xăm xắp mặt cá, đun sôi rồi để nhỏ lửa cho cạn dần; khi nào nghe thấy tiếng lẹt xẹt ở đáy xoong là được.Trám kho với cá, có vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm nục kèm vị giôn giốt chua, còn vị ngọt của tương và chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị hết chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại hương vị chua ngọt, béo bùi. Cơm trắng gạo tẻ ngon nấu vừa chín tới ăn mà với trám kho cá còn hơi nóng, cho chúng ta một bữa ăn thật đơn giản, dân dã mà không kém phần ngon miệng để lại nhiều ấn tượng khó quên về những hương vị quê nhà.

Trám om kho cá
Trám om kho cá

Trám om kho cá

 

Cá Anh Vũ

Thịt cá Anh Vũ: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh Vũ, phần tuyệt nhất là cái khối sụn môi. Cái khối sụn này chẳng những rất giòn mà còn chữa được bệnh. Dù có chế biến theo cách nào, thì cách ngon nhất vẫn là hấp cá. Khi bắt được, người ta thường mổ và rửa sạch cá, sau đó ướp gừng và một vài loại gia vị vào bụng, thêm chút nước mắm ngon. Cuối cùng cuốn cả con cá vào một tấm lá gừng và hấp cách thủy. Cá hấp sẽ giữ được nguyên các chất bổ và thơm ngon hơn bất cứ kiểu cách chế biến khác, bởi vậy, cũng là món được ưa thích hơn cả.

 

Thịt cá Anh Vũ thường được dùng kèm với chuối xanh, khế xanh, bánh đa tráng, rau mùi tàu, tía tô, diếp cá, xương xông…Chẳng thích ăn theo lối hấp cách thủy thì cũng có thể nướng chả, kho tộ, nấu mẻ giấm với khế xanh… Món nào cũng rất hấp dẫn. Thịt cá Anh Vũ thơm ngon và cực kỳ giàu đạm.

Cá Anh Vũ - Phú Thọ
Cá Anh Vũ – Phú Thọ

Cá Anh Vũ – Phú Thọ và những cải tiến về công nghệ nuôi.

 

Tằm cọ – Đặc sản đất Tổ

Nhắc đến Phú Thọ, người ta nghĩ ngay đến vùng trung du với bạt ngàn những cây cọ xanh biếc, tỏa bóng mát trên khắp các triền đồi. Những món ăn từ cây cọ cũng gắn bó mật thiết với đời sống người dân, ví dụ như món cọ ỏm hay xôi cọ. Vậy nhưng, có một đặc sản nữa từ cây cọ mà có lẽ chỉ những người dân Phú Thọ mới biết, đó chính là tằm cọ.

Đây là một trong những đặc sản nức tiếng của vùng đất Tổ. Thậm chí, những tín đồ ẩm thực còn cho rằng, rất hiếm khi bạn có cơ hội được thưởng thức món ăn này. Bởi vì để có món tằm cọ phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khi bắt đầu nuôi tằm béo ngậy cho tới khi chế biến. Thành phẩm khi hoàn thành phải có màu đẹp mắt, hương thơm đậm đà hương vị của núi rừng, khiến du khách thưởng thức dù chỉ một lần cũng nhớ mãi không quên.

 

Theo những người dân nơi đây, để có được món tằm cọ ngon thì trước đó người ta phải lên đồi chặt một cây cọ, rồi khéo léo thả vào thân cọ hai đến ba chục con tằm. Trong 1 tuần những con tằm đang độ ngon nhất sẽ được ăn nõn cọ trở nên béo mập, lớp da chuyển sang màu vàng trắng, con nào con nấy thân mình tròn mẩy thì mới đạt chuẩn về nguyên liệu. Tiếp đến, người ta lấy những con tằm ra khỏi thân cọ và thả vào bát giấm thanh pha loãng để tằm thật sạch. Trong lúc đợi tằm nhả bớt những chất bẩn trong thân mình, người ta chuẩn bị muối ớt, hạt tiêu, chút muối, mì chính trộn thật đều tay làm gia vị chấm. Cùng với đó, một lò đất nung chứa than hoa được đốt từ thân cây cọ già cũng được chuẩn bị sẵn sàng. Mọi thứ xong đâu đấy, người dân vùng trung du mới dùng những chiếc xiên cọ được chẻ nhỏ, vót đều từ cuống cọ tươi từ từ xiên nhẹ dọc theo thân tằm và đặt trên than hoa để nướng. Chỉ sau một phút, hương thơm của tằm nướng đã tỏa ngào ngạt khắp gian nhà nhỏ. Nhìn những con tằm chín ngả màu vàng nâu, lớp da bóng mỡ khiến ai ai cũng phải “nuốt nước bọt” cho đỡ thèm.Ngay khi tằm còn nóng hổi, người ta chấm tằm với gia vị muối ớt. Vị bùi bùi, béo béo của tằm hòa cùng chút cay nồng, mặn vừa đủ thật sự kích thích vị giác của thực khách.

 

 

Món tằm cọ ngon nhất phải ăn vào mùa đông, những ngày thời tiết giá rét. Cả gia đình quây quần bên bếp than hồng, thưởng thức xiên tằm cọ béo ngậy thì không có món ngon nào có thể sánh bằng.

Món tằm cọ
Món tằm cọ
Món tằm cọ
Món tằm cọ

 

Xôi nếp gà gáy

Ai đã từng một lần về thăm Yên Lập – Phú Thọ, hẳn khó có thể quên được hương vị đặc sản: Xôi nếp gà gáy – sản phẩm đặc trưng được trồng trên những nương lúa xa tít hay ruộng bậc thang.

 

Tương truyền rằng ngày xưa có một cô gái đến tuổi lấy chồng, trước khi đi làm dâu ngoài những vật dụng như: chăn bông, gối, vòng bạc… làm quà cho bên chồng thì người mẹ đưa cho cô con gái chiếc túi, trong đó có những hạt thóc vàng mẩy, hạt mà bấy lâu nay cô chưa thấy bao giờ, đến nhà chồng cô cẩn thận cất vào góc nhà. Hai ngày sau, mẹ chồng dặn cô dâu nhớ dậy sớm giã gạo nấu xôi để mẹ cúng thần Nông làm lễ xuống đồng. Thế rồi mải say mê với duyên mới, đôi vợ chồng trẻ đã ngủ quên. Chỉ đến khi tiếng gà gáy cất sáng, cô dâu mới giật mình tỉnh giấc, cô luống cuống tìm thóc giã gạo thổi cơm. Khi ăn, nàng dâu thảo hiền bất ngờ vui sướng đến rơi nước mắt khi nghe thấy mẹ chồng khen xôi ngon, dẻo…Nàng chợt giật mình nhớ ra trong lúc luống cuống, nàng đã lấy nhầm túi thóc mà mẹ nàng đã đưa cho nàng khi đi lấy chồng, và chỉ còn lại những hạt vương vãi. Cô đem gieo, nhân giống. Câu chuyện lan truyền nhanh ra khắp xóm làng. Chính vì thế mà loại gạo nếp đó được dân làng đặt tên là nếp Gà gáy, vừa dân dã, vừa thi vị. Giống lúa nếp này rất quý hiếm, là đặc sản nổi tiếng của huyện Yên Lập có từ rất lâu đời. Loại nếp này là giống lúa dài ngày, được trồng trên những ruộng bậc thang, hạt dài, mẩy, lúa chưa chín nhưng chỉ đi qua cánh đồng lúa người ta đã được đắm mình trong hương lúa non ngào ngạt đến mê người. Khi nấu, cơm thơm, dẻo, mùi vị ngon đặc trưng.

 

Để có một nồi xôi nếp Gà gáy ngon thì gạo phải được đãi sạch, không cần ngâm nước lâu nhưng xôi vẫn dẻo, mềm, thơm. Cho gạo vào trõ, lấy cám gạo tẩm ít nước vào rồi chát kín trõ xôi không cho nó phì hơi ra ngoài. Cứ thế đun khoảng 2 tiếng thì nhấc ra. Xôi nếp “gà gáy” mà ăn với muối vừng do bà con dân bản trồng trên nương thì ngon tuyệt vời. Mùi muối vừng thơm nức cùng với hương thơm ngon ngọt, nồng nàn của xôi, tất cả hòa quyện vào nhau tọa nên mọt món ăn rất đỗi gần gũi, mộc mạc mà khó quên. Xôi nếp Gà gáy được dùng để đãi khách quý, nấu rượu trong những ngày lễ lớn, quan trọng.Chắc chắn nếu có dịp thưởng thức món “Xôi nếp Gà gáy” dù chỉ 1 lần, ai ai cũng không thể quên được cái tên, cũng như vị ngon đặc biệt của nó.

Xôi nếp gà gáy
Xôi nếp gà gáy
Xôi nếp gà gáy
Xôi nếp gà gáy

 

Mỳ gạo Hùng Lô

Không giống những nơi khác, mỳ gạo Hùng Lô đậm đà mỹ vị riêng và nức tiếng gần xa bởi sợi mì nhỏ, trắng, sạch, nấu chín không bị nát. Mỳ gạo Hùng Lô (xã Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ) là một trong những đặc sản nổi tiếng của đất Tổ Hùng Vương. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những nghệ nhân miệt mài giữ nghề truyền thống của cha ông vẫn giữ nguyên được vị ngon vốn có của đặc sản có một không hai này.

 

Điểm đặc biệt là mỳ gạo Hùng Lô có quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu lựa chọn hạt gạo đảm bảo chất lượng, không sử dụng chất tẩy rửa, chất phụ gia và chất bảo quản…Gạo sau khi được vo và rửa sạch sẽ được đưa vào bể ngâm để hạt gạo nở ra, vào mùa hè, gạo chỉ nên ngâm trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tiếng, còn vào mùa đông thì thời gian ngâm kéo dài hơn là từ 6 – 7 tiếng. Nếu ngâm quá lâu, gạo sẽ bị chua, còn ngâm ít quá thì gạo không nở đủ độ, do đó mì sẽ không được mềm và dai.

 

Sau khi ngâm xong gạo cũng cần phải rửa qua một nước nữa rồi mới tiến hành cho vào cối xay thành bột. Tuy nhiên, vì không sử dụng chất tẩy rửa, nên quy trình ngâm và vo gạo diễn ra lâu hơn. Bột nước sau khi xay sẽ được cho vào lọc để loại bớt cặn bã, sau đó sẽ cho vào dụng cụ ép chuyên dụng là “vam” để loại bỏ nước, giữ lấy phần bột, đây là sáng tạo trong quá trình làm nghề của người dân đúc rút ra, làm như vậy thì quá trình lọc sẽ nhanh hơn.Mì sau khi đun thành sợi sẽ được ủ trong khoảng 13 -14 giờ, để đảm bảo cho mì có độ tơi. Sau đó sẽ tiến hành giũ các sợi mì này để đem phơi, công việc này thường được thực hiện trong khoảng thời gian sáng sớm, vì như vậy sẽ đảm bảo mì được phơi khô trong ngày.

Chính vì những công đoạn cầu kỳ trên mà Mỳ gạo Hùng Lô luôn nhỏ, trắng, sạch, nấu chín không bị nát. Điều này giúp “đánh thức” cảm giác thèm ăn của những thực khách khó tính nhất. Và nếu có dịp ghé Phú Thọ, đừng quên mua Mỳ gạo Hùng Lô về thưởng thức và làm quà nhé!

Mỳ gạo Hùng Lô
Mỳ gạo Hùng Lô
Mỳ gạo Hùng Lô
Mỳ gạo Hùng Lô
Leave a comment