Top 5 Bài thuyết minh về bánh chưng ngày Tết hay nhất

0

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp. Những bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày tết sẽ giúp các bạn trẻ có thêm những kiến thức về phong tục cổ truyền này của đất nước ta. Hãy cũng Review.tip.edu.vn tìm hiểu qua những bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày Tết này bạn nhé!

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 1

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Theo những câu chuyện đã truyền lại thì bánh chưng có từ thời các vua Hùng. Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ 6, khi tìm người kế vị ngai vàng, ông đã yêu cầu các hoàng tử dâng lên một món ăn mà họ cho là ngon nhất. Món ăn của ai ngon sẽ được chọn làm vua. Hầu hết các hoàng tử đều chọn làm các món sơn hào hải vị và dĩ nhiên là chúng rất ngon. Chỉ có Lang Liêu là làm bánh chưng bánh dày. Chiếc bánh chưng bánh dày làm từ gạo tượng trưng cho đất và trời đã thuyết phục tất cả mọi người và chàng được chọn lên làm vua kế vị.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Chiếc bánh chưng có hình vuông đẹp mắt, gói bên ngoài bằng những chiếc lá dong xanh mướt. Người ta dùng những chiếc lạt để buộc bánh chưng lại cho chặt. Những nguyên liệu để làm bánh chưng là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Nhân bánh được làm từ gạo nếu, đậu xanh và thịt lợn. Ngoài ra còn có thêm một vài loại gia vị nữa như muối, hạt tiêu, hành,… Lá dong dùng để gói bánh thường là lá dong bánh tẻ. Có như vậy thì bánh mới ngon, bánh luộc lên lá vẫn xanh và khi bóc thì không bị dính. Lạt được chẻ và tước mỏng ra từ những cây giang. Lạt giang chẻ phải thật mỏng, đủ mềm để buộc bánh dễ dàng. Lạt chẻ có màu vàng ngà khi gói với lá dong xanh sẽ tạo thành hai màu đối lập nổi bật trông rất đẹp. Gạo dùng để nấu bánh trưng nên là gạo nếp cái hoa vàng bởi đây là loại gạo ngon, thơm. Muốn nấu bánh được dẻo thì gạo phải ngâm trước từ đêm với nước nóng khoảng 8 tiếng sau đó đem vo lại rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh dùng loại đã đãi vỏ hoặc mua loại có vỏ về ngâm với nước nóng rồi tự đãi vỏ. Thịt lợn thường dùng loại thị 3 chỉ vì có cả nạc cả mỡ. Thịt xắt miếng to cỡ nửa bàn tay sau đó ướp với gia vị cho ngấm. Chọn lá dong to đẹp rồi đem rửa sạch và lau khô trước khi gói. Khi tiến hành gói bánh chưng bạn đặt tất cả các nguyên liệu cần thiết xung quanh. Cần có thêm một chiếc kéo để cắt lá dong. Đặt lá dong lên bề mặt phẳng, sạch, người Việt thường đặt lên mâm. Khoảng 3-4 chiếc lá dong sẽ gói được một chiếc bánh chưng. Đầu tiên múc một bát gạo đổ vào giữa lá dong, dàn đều rồi cho nửa bát đỗ, 2 miếng thịt, nửa bát đỗ và thêm 1 bát gạo nữa. Đãi gạo sao cho gạo che kín đỗ và thịt. Lúc này nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức. Sau cùng dùng lạt buộc chặt chiếc bánh lại. Nếu muốn đẹp có thể dùng khuôn để gói bánh. Sau khi gói hết chỗ nhân đã chuẩn bị thì buộc bánh theo từng cặp và xếp vào nồi to, mang ra bếp củi đun trong khoảng 8-10 tiếng. Trong quá trình đun phải canh để lửa cháy đều và thêm nước nóng vào nồi luộc bánh nếu như thấy nước cạn. Đó là lý do vì sao ta thấy người Việt luôn đặt một ấm nước bên cạnh nồi luộc bánh chưng.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người. Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mùi thơm bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 1
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 1
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 1
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 1

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 2

Nước Việt Nam ta từ bao đời nay có nhiều truyền thống đạo lý tốt đẹp. Cha ông ta đã giữ gìn những nét đẹp ấy và rồi truyền lại cho con cháu đời sau tiếp tục nối tiếp và lưu giữ những truyền thống ấy. Trong số đó, không thể không nhắc đến bánh trưng, một loại bánh mà sự ra đời của nó là cả một câu chuyện li kì, hấp dẫn.

Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Riêng người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu (tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho) rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.” Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần dặn. Ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho trời, gọi là bánh dầỵ. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi dịp đến Tết cổ truyền, thì dân chúng đều làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên, trời đất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong. Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh. Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Trong những ngày rằm, mùng 1 hay ngày lễ Tết, giỗ chạp, trên mâm cỗ cúng của người Việt không thể nào thiếu được chiếc bánh chưng. Loại bánh này đã đi sâu vào truyền thống văn hóa của dân tộc và trở thành món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Bánh chưng là biểu tượng cho đất nơi mà con người sinh ra và lớn lên. Trong những ngày Tết cổ truyền, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn nên mọi nhà có thể tự làm hoặc được mua. Nhưng cho dù mua hay tự làm thì bánh chưng vẫn là một nét đẹp lâu đời không gì thay thế được trong văn hoá tâm linh của người Việt. Trong tâm khảm của những người Việt xa quê, bánh chưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa và sức sống mãnh liệt của nó. Ngay tiểu bang California ở Mỹ là nơi có nhiều người Việt sinh sống. Vào đầu năm ngoái, Việt kiều ở đây rất vui khi được Ban Y tế California nhận định: “Bánh chưng là một loại văn hoá ẩm thực ngàn xưa của người Việt Nam”, nên Ban này đã thông qua dự luật AB-2214 về việc cho phép bán bánh chưng.

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 2
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 2
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 2
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 2

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 3

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “bánh chưng”.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê… Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất, đặc trưng của các món ăn Việt Nam. Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu. Ngoài ra, những chiếc bánh chưng còn được dùng làm quà để đi biếu, làm quà mỗi dịp Tết. Đây cũng là một phong tục của người Việt Nam. Tết đến, mọi người sẽ đi tết những người thân trong gia đình, những người bạn bè những món quà chúc Tết, và trong món quà ấy, nếu có những chiếc bánh chưng thì người nhận sẽ cảm thấy rất vui. Bởi không phải giá trị vật chất mà người nhận ở đây đã cảm nhận được một món quà tinh thần đầy ý nghĩa, nó gần gũi và rất mực thân quen như chính mối quan hệ gắn bó giữa người tặng và người nhận vậy. Trong bữa cơm ngày Tết, những miếng bánh chưng thơm dịu hương vị của lúa nếp, vị ngọt thanh của đỗ xanh, vị đậm đà của những miếng thịt mỡ khiến cho bữa cơm ngày tết thêm ấm áp, chan hòa không khí sum vầy, đoàn viên.

Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 3
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 3
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 3
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 3

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 4

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng một lần được nghe kể về sự tích “Bánh chưng, bánh dày”, hai loại bánh mà Lang Liêu đã sáng tạo ra để dâng lên vua cha, và nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu đã được vua cha tin tưởng và nhường lại ngôi báu cho chàng. Cũng từ đó mà hai loại bánh này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, người dân thường làm bánh vào các dịp lễ hội, trong những ngày tết thì càng không thể vắng mặt. Ngày nay, ngay cả khi xã hội đã vô cùng phát triển, đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, song vào những ngày tết, chiếc bánh chưng vẫn là một loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ Tổ tiên, trong bữa ăn ngày Tết.

Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao chiếc bánh chưng lại mang không thể thiếu được trong ngày Tết bằng cách tìm hiểu nguồn gốc của nó Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh giầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”. Các con trai đua nhau kiếm của ngon vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần đến bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh giầy bánh chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội, dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh giầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Bánh chưng là loại bánh được ngon dẻo, thơm bùi được làm từ gạo nếp- một sản phẩm nông sản độc đáo của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Để làm ra một chiếc bánh chưng, cần những nguyên liệu chính như: gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ và các nguyên liệu khác như: hạt tiêu, lá dong, nạt tre hoặc nạt giang. Trong đó, gạo nếp được ngâm cho nở, cho dẻo; đỗ xanh được đãi cho sạch lớp vỏ xanh bên ngoài; thịt sẽ được trộn gia vị như: mắm, tiêu… sao cho phù hợp với khẩu vị của mỗi gia đình.

Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đã đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. Khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau mà thôi.

Sau khi chiếc bánh chưng đã chín, nó sẽ được vớt ra để nguội, sau đó mang lên bàn thờ ngày tết. Có những gia đình cẩn thận hơn thì sẽ dùng những chiếc lá dong tươi gói lại bên ngoài chiếc bánh để có được màu xanh hút mắt của lá dong. Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc, vì theo sự tích Lang Liêu khi xưa thì bánh chưng có hình vuông là biểu tượng cho mặt đất. Vì vậy, đặt những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên như cách để ghi nhớ, tôn kính, biết ơn của mình đối với những người thân đã khuất của mình.

Ngoài ra, những chiếc bánh chưng còn được dùng làm quà để đi biếu, làm quà mỗi dịp Tết. Đây cũng là một phong tục của người Việt Nam. Tết đến, mọi người sẽ đi tết những người thân trong gia đình, những người bạn bè những món quà chúc Tết, và trong món quà ấy, nếu có những chiếc bánh chưng thì người nhận sẽ cảm thấy rất vui. Bởi không phải giá trị vật chất mà người nhận ở đây đã cảm nhận được một món quà tinh thần đầy ý nghĩa, nó gần gũi và rất mực thân quen như chính mối quan hệ gắn bó giữa người tặng và người nhận vậy. Trong bữa cơm ngày Tết, những miếng bánh chưng thơm dịu hương vị của lúa nếp, vị ngọt thanh của đỗ xanh, vị đậm đà của những miếng thịt mỡ khiến cho bữa cơm ngày tết thêm ấm áp, chan hòa không khí sum vầy, đoàn viên.

Như vậy, chiếc bánh chưng không chỉ là một loại bánh truyền thống của dân tộc, không chỉ được kích thích vị giác bởi sự thơm ngon, đậm đà mà từ rất lâu rồi, chiếc bánh chưng cùng với cành đào hồng đã trở thành những biểu tượng, những vật không thể không có trong mỗi gia đình khi Tết đến, xuân sang. Nhắc đến Tết ắt hẳn hình ảnh chiếc bánh chưng xanh vuông vức sẽ ngay lập tức xuất hiện trong sự liên tưởng của mỗi người.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 4
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 4
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 4
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 4

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 5

Đã từ lâu, bánh chưng là thứ không thể thiếu vào ngày Tết của mỗi gia đình. Từ xa xưa, trong câu chuyện về các vua Hùng, bánh chưng được coi là thứ tượng trưng cho đất, thể hiện sự biết ơn của con người gửi tới tổ tiên, các vị thần với ước mong mùa màng bội thu.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.

Để có thể gói được một chiếc bánh chưng, nguyên liệu cần chuẩn bị vô cùng đơn giản, trong đó không thể thiếu là lá bánh. Lá để gói bánh có thể là lá dong hoặc lá chuối nhưng gói bánh bằng lá dong sẽ giúp bánh thơm và xanh hơn. Tiếp đến là lạt buộc được chẻ khéo léo từ cây tre bánh tẻ (cây tre không quá non hay quá già), giúp cho việc buộc bánh được dẻo dai và chắc. Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất là gạo. Gạo làm bánh phải là gạo nếp thơm, hạt tròn đều, chắc mẩy, giúp cho bánh thêm dẻo và mang trọn hương vị đồng quê. Đỗ xanh, thịt lợn cũng là những nguyên liệu không thể thiếu. Thịt lợn thường được dùng là loại thịt ba chỉ, lí do dùng loại thịt này là bởi khi ăn, bánh sẽ có độ béo vừa phải. Ngoài ra, bánh chưng còn có thêm một số loại gia vị như muối, hạt tiêu… Tất cả sẽ góp phần tạo nên một món ăn truyền thống đặc biệt và khó quên.

Quy trình gói một chiếc bánh chưng đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo. Lá bánh sẽ được rửa sạch và phơi khô cho ráo nước, sau đó tước bỏ phần cuống cứng để không làm rách lá khi gói. Đỗ và gạo được vo rồi ngâm thật kĩ, nhặt bỏ những hạt bị hỏng, sau đó để ráo nước. Thịt lợn có thể được ướp gia vị như muối và hạt tiêu cho mùi vị thêm hấp dẫn. Sau khi khâu chuẩn bị đã hoàn tất sẽ đến quy trình gói bánh. Bánh có thể gói bằng tay hoặc khuôn cho vuông vắn. Lá bánh được xếp so le lên xuống, rồi người ta bắt đầu đổ miệng bát gạo san đều, tiếp đến là một bát đỗ rồi đặt thêm hai miếng thịt, tiếp tục rải đỗ và gạo chồng lên. Gói bánh phải thật khéo tránh để gạo và đỗ rơi ra ngoài. Chiếc bánh được cố định bằng lạt. Bánh gói xong được đem luộc trong thời gian khoảng 10-12 tiếng. Bánh sau khi vớt ra khỏi nồi phải để một ngày cho bánh ráo nước và bớt dính, sau đó có thể sử dụng.

Bánh chưng là một món ăn đặc trưng của chúng ta, luôn luôn được sử dụng vào dịp lễ Tết, là một món ăn mang đậm nét đẹp văn văn hóa dân tộc. Dù có đi đâu hay làm gì thì vào mỗi dịp Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam cũng không thể thiếu món bánh chưng để cúng ông bà Tổ Tiên.

Dù hiện nay có muôn vàn loại bánh ngon nhưng bánh chưng vẫn mãi là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Là một người con Việt Nam mỗi chúng ta nên giữ gìn món bánh cổ truyền ấy.

Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 5
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 5
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 5
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết bài 5

Leave a comment