Top 6 Bài soạn “Nhân hóa” lớp 6 hay nhất
Contents
Trong văn chương hay trong đời sống hàng ngày, mọi sự vật tồn tại đều có một linh hồn, một sự sống tiềm ẩn mãnh liệt dù nó có là hòn đá thô cứng hay một con chim hót lứu lo. Con người nhận thức được điều đó nên càng tin tưởng mà thổi vào những sự vật quanh mình một sức sống mãnh liệt, những diễn biến sống động. Dần dần trong văn chương, tác giả sử dụng biện pháp đó và cho nó một cái tên: Nhân hóa. Nếu một tác phẩm văn học muốn tránh khỏi quy luật của sự băng hoại thì chúng phải mang một sức sống mãnh liệt. Biện pháp nhân hóa là thủ thuật cần thiết để tạo nên sức sống ấy. Vì thế trong chương trình Ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh được học về biện pháp nhân hóa. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Nhân hóa” hay nhất mà Review.tip.edu.vn đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.
Bài soạn “Nhân hóa” số 1
I. Nhân hoá là gì?
Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 2):
Phép nhân hóa trong khổ thơ:
+ Ông trời mặc áo giáo đen ra trận
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2):
– Cách diễn đạt của Trần Đăng Khoa gần gũi, sinh động khiến cho thế giới vô tri khác trở nên có hồn hơn.
II. Các kiểu nhân hóa
Câu 1 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Sự vật được nhân hóa Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay
b, Sự vật: Gậy tre, chông tre, tre
c, Trâu
Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Sự vật được nhân hóa bằng việc sử dụng từ hô gọi: lão, cô, bác, cậu
b, Dùng từ chỉ hoạt động của con người “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
c, Nói chuyện với con vật như nói chuyện với người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đối tượng được nhân hóa: con tàu (tàu mẹ, tàu con), xe (xe anh, xe em)
-> Nhân hóa giúp người đọc tưởng tượng ra một cách sinh động cảnh lao động hối hả nhưng tươi vui ở bến cảng. Mọi sự vật, hiện tượng trở nên có hồn hơn, sự vật có đời sống như chính con người.
Bài 2 (trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa
+ Chỉ đơn thuần là đoạn văn miêu tả, kể lể thuần túy.
+ Không gợi được sự sinh động, gần gũi hay mối liên hệ mật thiết giữa con người với thế giới sự vật.
Bài 3 (trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cách gọi tên có sự vật có sự khác biệt:
Cô bé Chổi Rơm (gọi tên như người): Chổi rơm
Xinh xắn nhất (tính từ miêu tả người): Đẹp nhất
Chiếc váy vàng óng (trang phục chỉ có ở con người): Tết bằng nếp rơm vàng
Áo của cô (trang phục chỉ có ở người): Tay chổi
Cuốn từng vòng quanh người (sử dụng từ “người” gọi tên bản thể): Quấn quanh thành cuộn
– Cách 1 viết sinh động, hấp dẫn hơn khi sử dụng phép nhân hóa, phù hợp với giọng văn bản miêu tả.
– Cách 2 viết trung thực, khách quan phù hợp với văn bản thuyết minh
Bài 4 ( trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Hô gọi với sự vật (núi ơi) như đối với người.
-> Coi vật trở thành người tri âm, tri kỉ để bộc lộ tình cảm, giãi bày suy nghĩ, tình cảm trong lòng
b, Dùng các từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người: tấp nập, xuôi ngược, cãi cọ, gầy vêu vao, bì bõm lội bùn… để chỉ tính chất của sự vật.
-> Miêu tả bức tranh đời sống của động vật sống động như chính đời sống của con người.
c, Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người (trầm ngâm, nhìn, vùng vằng, chạy về) để chỉ hoạt động, tính chất của vật (những chòm cổ thụ, nước)
-> Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.
d, Cây xà nu được nhân hóa thể hiện sức sống kiên cường, bất khuất của con người và cây cối nơi đây
Bài 5 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nàng Thu dịu dàng nhường chỗ cho cô em gái út tinh nghịch tới, nàng Đông. Ông mặt trời từ từ chui vào chăn ấm ngủ một giấc miết mải. Cũng vì lẽ đó mà bộ váy của chị mây dần chuyển sang gam màu xám nhẹ, còn những bạn gió nay đã bớt ham chơi, quay về cần mẫn thay lớp lá già úa cho cây cối.
Bài soạn “Nhân hóa” số 2
Phần I: NHÂN HÓA LÀ GÌ?
Trả lời câu 1 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Trả lời:
– Phép nhân hoá:
+ Ông trời mặc áo giáo đen ra trận
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
– “Ông” thường dược dùng để gọi người, ở đây được dùng để gọi trời.
– Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay được dùng để tả bầu trời trước cơn mưa.
– Từ “múa gươm” để tả cây mía, “hành quân” để tả kiến.
Trả lời câu 2 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ của Trần Đăng Khoa hay ở chỗ nào?
– Bầu trời đầy mây đen.
– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
– Kiến bò đẩy đường.
Trả lời:
So sánh cách diễn đạt trên với cách miêu tả trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, là cho các sự vật, việc được miêu tả gần gũi hơn với con người.
Phần II: CÁC KIỂU NHÂN HÓA
Trả lời câu 1 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong các câu dưới đây những sự vật nào được nhân hoá?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)
Trả lời câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
Trả lời:
1. Những sự vật được nhân hoá:
– Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay
– Câu b: tre
– Câu c: trâu
2. Các nhân hoá những sự vật trong các câu văn, thơ:
– Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật (câu a): lão, cô, bác, cậu
– Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật (câu b): “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người (câu c).
Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhận hóa trong đoạn văn sau:
Bến càng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)
Lời giải chi tiết:
Các nhân hoá có trong đoạn văn được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm:
– Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
– Các nhân hoá có tác dụng làm cho quang cảnh bên cảng được miêu tả sống động hơn; người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng.
Trả lời câu 2 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn tàu bé lúc nào cũng đậu mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Lời giải chi tiết:
– Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa:
+ Chỉ đơn thuần là đoạn văn miêu tả, kể lể thuần túy.
+ Không gợi được sự sinh động, gần gũi hay mối liên hệ mật thiết giữa con người với thế giới sự vật.
– Đoạn văn ở câu 1 có nhiều phép nhân hoá hơn, nhờ vậy mà sinh động và hấp dẫn hơn.
Trả lời câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
– Cách 1:
Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xăn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
– Cách 2:
Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tau chổi được tết săn lại thành sợ và quấn quanh thành cuộn.
Lời giải chi tiết:
Sự khác nhau trong hai cách viết:
– Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô.
– Cách 2: Không dùng nhân hoá.
-> Vậy có thể dùng cách viết 1 cho văn bản biểu cảm, cách viết 2 cho văn thuyết minh.
Trả lời câu 4 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
a) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày này bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếc mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trút xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng)
d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.
Lời giải chi tiết:
a) núi ơi: trò chuyện, xưng hô với vật như người.
⟶ Coi vật trở thành người tri âm, tri kỉ để bộc lộ tình cảm, giãi bày suy nghĩ, tình cảm trong lòng
b)- (cua cá) tấp nập; (cỏ, vạc, sếu, le …) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật;
– họ (cò, sếu, vạc, le …), anh (cò): dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
⟶ Miêu tả bức tranh đời sống của động vật sống động như chính đời sống của con người.
c) (chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn; (thuyền) vùng vằng: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.
⟶ Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.
d) (cày) bị thương; thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, bộ phận của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
⟶ Cây xà nu được nhân hóa thể hiện sức sống kiên cường, bất khuất của con người và cây cối nơi đây.
Trả lời câu 5 (trang 59 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng phép nhân hoá.
Lời giải chi tiết:
Trong vườn, những bông hoa đua nhau khoe sắc. Nụ hồng mỉm cười chúm chím. Hoa thược dược vươn cao trong bộ áo vàng, tím, đỏ. Cả những cành lay ơn khoe áo đẹp dưới ánh nắng ban mai. Cánh hoa trắng mịn màng, tinh khiết như đang nói với các bạn rằng:” Tôi là loài hoa mang đến niềm hạnh phúc cho mọi người”.
Bài soạn “Nhân hóa” số 3
I. Nhân hóa là gì?
Câu 1. Tìm phép nhân hóa:
– Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận
– Cây mía – múa gươm
– Kiến – hành quân
Câu 2. Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nó cho người đọc thấy dường như là con người đang hành động, không phải sự vật, con vật làm. Hơn nữa, nó còn thể hiện được tình cảm của tác giả vào bài thơ đó.
II. Các kiểu nhân hóa:
Câu 1. Những sự vât được nhân hóa là:
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b. Gậy tre, chông tre, tre.
c. Trâu.
Câu 2. Mỗi sự vật nhân hóa bằng cách:
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
III. LUYỆN TẬP:
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa:
– Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn.
=> Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
Câu 2. So sánh cách diễn đạt ở đoạn trên với đoạn dưới đây:
Cách 1: Có sử dụng phép nhân hóa: (bài tập 1)
Diễn đạt dạt dào cảm xúc, cảm nghĩ tự hào và sung sướng của người trong cuộc.
Cách 2: Không dùng nhân hóa (bài tập 2)
Quan sát, ghi chép, tường thuật lại sự việc, không có cảm xúc trong đó.
Câu 3.
*Hai cách viết dưới đây có khác nhau là:
Cách 1: có dùng nhân hóa bởi gọi chổi là cô bé Chổi Rơm.
Cách 2: không dùng nhân hóa
*Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh.
Câu 4. Phép nhân hóa và tác dụng:
a. Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người.
Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.
Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên hay, hấp dẫn và sinh động.
c. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: hình ảnh mới lạ, hấp dẫn bạn đọc.
d. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc.
Câu 5. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa.
– Cô Bút Chì, chú Thước Kẻ mới đẹp làm sao!
– Cô Bút Chì mặc một chiếc áo màu đỏ ánh vàng còn chú Thước Kẻ thì khoác trên mình áo màu xanh lam.
– Cả hai cô chú đều giúp tôi rất nhiều việc: Cô Bút Chì giúp tôi có thể vẽ những bức tranh đẹp trong giờ Mỹ Thuật, chú Thước Kẻ giúp tôi kẻ được những đường thẳng tắp mỗi giờ học Toán.
– Tôi yêu quý cả hai cô chú.
Bài soạn “Nhân hóa” số 4
Kiến thức cần ghi nhớ
– Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn có được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người hơn, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
– Có 3 kiểu nhân hóa mà ta thường gặp:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những tử vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chị hoạt động, tính chất của vật
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
Hướng dẫn soạn bài
I. Nhân hóa là gì?
1 – Trang 56 SGK
Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Trả lời
Có 3 phép nhân hóa trong khổ thơ trên:
– Ông trời – mặc áo giáp đen – ra trận
– Cây mía – múa gươm
– Kiến – hành quân
2 – Trang 57 SGK
So với cách diễn đạt sau, cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?
– Bầu trời đầy mây đen.
– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
– Kiến bò đầy đường.
Trả lời
Cách miêu tả sự vật, hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nó cho người đọc thấy dường như là con người đang hành động, không phải sự vật, con vật làm.
II. Các kiểu nhân hóa
1 – Trang 57 SGK
Trong các câu dưới đây, những sự vật nào được nhân hóa?
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
c)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Trả lời
Những sự vật được nhân hóa là:
a) Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b) Gậy tre, chông tre, tre.
c) Trâu.
2 – Trang 57 SGK
Dựa vào các từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hóa bằng cách nào.
Trả lời
a) Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
III. Luyện tập
1 – Trang 58 SGK
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Trả lời
Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa:
– Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tất cả đều bận rộn.
=> Gợi ra một không khí lao động, làm việc khẩn trương, phấn khởi của con người nơi bến cảng.
2 – Trang 58 SGK
Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
Trả lời
Đoạn văn của bài 2 miêu tả công việc bận rộn, tất bật của bến cảng mà không nhận thấy tình cảm gắn bó, tâm trạng lao động của người dân.
3 – Trang 58 SGK
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Trả lời
– Hai cách viết dưới đây có khác nhau là:
Cách 1: có dùng nhân hóa bởi gọi chổi là cô bé Chổi Rơm.
Cách 2: không dùng nhân hóa
– Chọn cách 1 để viết cho văn biểu cảm, chọn cách 2 để viết cho văn thuyết minh.
4 – Trang 59 SGK
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
Trả lời
a) Trò chuyện, xưng hô với núi như đối với người.
Tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.
b) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của con vật.
Tác dụng: làm cho đoạn văn trở nên hay, hấp dẫn và sinh động.
c) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: hình ảnh mới lạ, hấp dẫn bạn đọc.
d) Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, sự vật.
Tác dụng: Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và lòng căm thù giặc của người đọc.
5 – Trang 59 SGK
Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
Trả lời
Anh mèo nhà tôi, mập ú, lông đen mượt, bộ ria dài cong vuốt. Từng chiếc móng sắc nhọn, vô tình cào cấu vào da thịt là chỗ ấy không ngừng quệt hồng. Trông thế thôi mà hay nghịch lắm. Mỗi lần gõ bát, chú không bao giờ vắng mặt, ngửi thấy mùi cá chú mò đến ngay. Chú mèo đáng yêu lắm, một người bạn thân thiết của tôi.
Bài soạn “Nhân hóa” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I – NHÂN HÓA LÀ GÌ?
Câu 1. Tìm phép nhân hoá trong đoạn thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Phép nhân hóa có trong bài thơ:
“trời” được nhân hoá thành ông trời với những hoạt động của con người: “mặc áo giáp”,” ra trận”;
“cây mía” được nhân hoá với hành động “múa gươm”;
“đàn kiến” được nhân hoá với hành động “hành quân”.
Câu 2. So sánh các sự vật trong những câu sau với các sự vật được miêu tả ở đoạn thơ của Trần Đăng Khoa và rút ra tác dụng của phép so sánh.
Bầu trời đầy mây đen.
Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
Kiến bò đầy đường.
Ba câu văn trên không sử dụng phép nhân hoá, vì vậy mặc dù có nội dung tương tự như đoạn thơ của Trần Đăng Khoa nhưng không có tính gợi cảm, không thể hiện được một cách sinh động hình ảnh các sự vật trong cơn mưa, không thể hiện được cái nhìn ngộ nghĩnh, hồn nhiên mà tinh tế của trẻ thơ; các sự vật mất đi sự gần gũi với con người,…
Ghi nhớ
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
II – CÁC KIỂU NHÂN HÓA
Câu 1. Trong các câu dưới đây, hững sự vật nào được nhân hoá:
a) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Các sự vật được nhân hóa: Miệng, Tai, Mắt, Chân,Tay
b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
Các sự vật được nhân hóa: Tre
c) Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
(Ca dao)
Các sự vật được nhân hóa: Trâu
Câu 2. Dựa vào các từ in đậm trên, hãy phân biệt các kiểu so sánh.
Câu a: Dùng những từ vốn gọi người để gọi các sự vật
Câu b: Dùng các từ chỉ hành động, tính cách của con người để chỉ vật
Câu c: Dùng từ chỉ cách nói chuyện của con người để chỉ con vật.
Ghi nhớ
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là :
Dùng những từ vốn có gọi người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 58 sgk ngữ vân 6 tập 2
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
“Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.”
(Phong Thu)
Bài làm:
Phép so sánh trong đoạn văn là: “Bến cảng … đông vui”, “tàu mẹ, tàu con”, “xe anh, xe em”
Tác dụng: Phép nhân hóa trong đoạn văn làm cho không khí trong bến cảng thêm sống động, chân thực với những hoạt động tấp nập, nối tiếp nhau thể hiện sự bận rộn nhưng đông vui của bến cảng.
Câu 2: trang 58 sgk ngữ vân 6 tập 2
Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn câu 1 với đoạn văn dưới đây:
“Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.”
Bài làm:
Đoạn văn trên cho ta thấy sự tấp nập, bận rộn của bến cảng một cách chân thực, không thể được tình cảm của người viết và thế giới sự vật không gần gũi với con người như đoạn văn trong câu 1.
Câu 3: trang 58 sgk ngữ vân 6 tập 2
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Cách 1:
Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
Cách 2:
Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
Bài làm:
Sự khác nhau:
Cách 1: Có sử dụng phép nhân hóa làm cho hình ảnh chổi rơm trở nên sinh động gắn bó gần gũi giống như con người.
Cách 2: Chỉ đơn thuần giải thích cách làm một cây chổi rơm.
Nên lựa chọn Cách 1 cho văn biểu cảm và Cách 2 cho văn thuyết mình.
Câu 4: trang 59 sgk ngữ vân 6 tập 2
Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
a) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.
(Võ Quảng)
d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.
(Nguyễn Trung Thành)
Bài làm:
Câu a: núi …ơi, núi …che
=> coi sự vật như người để trò chuyện, xưng hô.
Câu b: cua, cá… tấp nập; cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, … cãi cọ om sòm
=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;
họ, anh
=> dùng từ ngữ gọi người để gọi con vật;
Câu c: chòm cổ thụ…dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn ; thuyền… vùng vằng
=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người;
Câu d: cây… bị thương, thân mình, vết thương, cục máu
=> dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của con người để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của đối tượng không phải con người.
Câu 5: trang 59 sgk ngữ vân 6 tập 2
Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
Bài làm:
Một ngày chủ nhật nhẹ nhàng, buồn chiều nắng nhẹ, tôi cùng chú mèo con đi ra cách đồng trước nhà. Dưới cánh đồng xanh thời thiếu nữ, từng bác cua, chú ốc đang lặng lẽ kiếm ăn. Họ đào xới những chiếc tổ dành riêng cho gia đình mình. Ngồi trên bờ ngắm cảnh, tôi nhìn thấy cụ cua già đang chỉ đạo đàn con cháu xây chiếc tổ mới thay thế cho chiếc tổ nhỏ xíu trước đây bởi đứa con dâu mới về của cụ chuẩn bị sinh một đàn chắt đáng yêu cho cụ. Bên kia bờ, lại có những chị cốc dắt theo đàn con nhỏ kiếm ăn. Dường như mới lần đầu đi theo mẹ, đàn cốc bé ríu rít, ánh mắt lộ rõ vẻ hiếu kì, chăm chú nhìn xuống thửa ruộng. Bầu trời hôm nay thật đẹp, trong xanh mà mát vẻ với những đám mây trắng bồng bềnh và những làn gió nhẹ thổi qua. Trên cao, gia đình cò cùng nhau trở về tổ, họ bay chậm rãi như đang thưởng thức vài ánh nắng nhẹ nhàng của ông mặt trời. Mọi vật bận rộn với những công việc của riêng mình và cả con người cũng vậy. Bác nông dân đang nhổ đi những đám cỏ xấu xí, bé Bi đang dắt chú trâu nhà mình gặm cỏ trên đồi, mẹ tôi đang loay hoay với khu vười nhỏ xinh,… còn tôi ngồi bên bé mèo con ngắm cảnh. Cuộc sống thật vui vẻ và bình yên.
Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lặn, trong đó có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Hoàng hôn dần bao trùm cả làng quê. Những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà dần khoác trên mình tấm áo màu hồng tím sầu buồn của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng vội vã bay qua. Đồng ruộng màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Hoàng hôn buông xuống, mọi người bắt đầu trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả.
Biện pháp so sánh: Ông mặt trời- trái bóng tròn khổng lồ
Biện pháp nhân hóa: Những đám mây- khoác trên mình tấm áo màu hồng tím sầu buồn của hoàng hôn
Bài tham khảo 2:
Hoàng hôn đang dần buông trên bở biển dài rì rào từng đợt sóng vỗ xô vào bờ cát để lại những vỏ ốc, vò sò lấm tấm trắng trên nền cát nâu sẫm. Ông mặt trời như hòn than rực đỏ đang từ từ chuyển động chìm dần xuống đại dương sâu thẳm. Phía xa xa, vài chú cá phi trên mặt nước làm nổi lên những từng bọt sóng nhỏ tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ mà rất đỗi thân thuộc. Hoàng hôn, cũng là lúc thủy triều dâng, những cơn sóng thi nhau xô bờ tựa như những đứa trẻ con nô đùa mãi không bao giờ biết chán.Tít tắp ngoài khơi xa, những con thuyền đánh cá xa bờ đang trở về sau một ngày dài làm việc với biển cả, những cánh buồm trắng dương cao nổi bật trong không gian. Biển vốn đẹp là thế, nó càng thêm tráng lệ khi chiều về , đẹp đến rung động lòng người.
Biện pháp so sánh: những cơn gióng thi nhau xô bờ – những đứa trẻ nô đùa
Biên pháp nhân hóa: ông mặt trời
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa và chỉ ra những từ nhân hóa được sử dụng.
Bài làm:
Bài tham khảo 1:
Từ lâu, cây phượng đã là một trong những hình ảnh không thể thiếu đối với học sinh. Không biết từ bao giờ những khi em vào trường em đã thấy bác phượng đứng đó tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân. Lá phượng nhỏ, xanh khi nào có gió, những là già rụng xuống cứ như một trận mưa tuyết vậy nhìn rất đẹp. Hoa phượng thì đỏ tươi, em rất thích nhặt những bông hoa phượng rụng để kẹp vào nhật kí. Khéo léo một chút,có thể biến bông hoa phượng thành một chú bươm bướm dễ thương rồi. Hàng ngày, em thường cùng các bạn vui chơi, ngồi dưới gốc phượng đọc truyện vào mỗi giờ ra chơi. Cây phượng đã chứng bao nhiêu kỉ niệm khó quên của tuổi thơ em, em sẽ luôn nhớ đến cái gốc phượng yêu dấu ấy.
Câu nhân hóa: Không biết từ bao giờ những khi em vào trường em đã thấy bác phượng đứng đó tỏa bóng mát rợp cả một khoảng sân
Từ nhân hóa: Bác phượng
Bài tham khảo 2:
Hè đến, đầm sen đầu làng lại bắt đầu tỏa hương thơm ngát. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló xen lẫn trng đó là từng đoá sen hồng, đoá sen trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ trong khi sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình. Từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.
Câu nhân hóa: Từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bấy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh.
Từ nhân hóa: Từng búp từng búp sen- e thenh, ngắm nhìn, ngưỡng mộ; Các chị, các cô…
Bài soạn “Nhân hóa” số 6
I. NHÂN HÓA LÀ GÌ?
Câu 1. Tìm phép nhân hóa trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường.
– Đoạn thơ này có các hình ảnh nhân hóa: ông trời mặc áo giáp đen ra trận (hình ảnh này muốn nói đến hiện tượng mây đen phủ kín bầu trời); cây mía múa gươm; kiến hành quân.
Câu 2. So với cách diễn đạt, miêu tả thông thường: bầu trời đầy mây đen; muôn nghìn cây mía ngả nghiêng; lá bay phấp phới; kiến bò đầy đường thì các hình ảnh nhân hóa trong khổ thơ trên hay hơn ở chỗ các sự vật, hiện tượng được miêu tả trở nên thật sinh động, có sức sống như con người.
Ghi nhớ
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
I. CÁC KIỂU NHÂN HÓA
Câu 1. Trong các câu sau:
a) Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau…
– Những sự vật được nhân hóa là : Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
– Những sự vật được nhân hóa là: gậy tre, chông tre, tre.
c) Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
– Sự vật được nhân hóa là: trâu.
Câu 2. – Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay được nhân hóa bằng cách: gọi chúng như gọi những con người theo tuổi tác, theo vai vế, theo giới tính: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay.
– Gậy tre, chông tre, tre được nhân hóa bằng cách coi chúng như những chiến sĩ biết dũng cảm chiến đấu với quân thù.
– Trâu được nhân hóa bằng cách coi trâu như bạn của người, nói gì trâu cũng hiểu.
Tóm tắt:
Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:
1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
– Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước, xe anh xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
– Các hình ảnh nhân hóa : tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em.
Câu 2. Hãy so sánh cách diễn đạt trong đoạn văn trên với đoạn văn dưới đây:
Bến cảng lúc nào cũng rất nhiều tàu xe. Tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nước. Xe to, xe nhỏ nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều hoạt động liên tục.
So sánh: Trong câu 1, việc sử dụng phép nhân hóa làm cho lời văn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn, biểu cảm hơn.
Câu 3. Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm và chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
– Cách 1: Trong họ hàng nhà chổi thì cô Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông như áo len vậy.
(Vũ Duy Thông)
– Cách 2: Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
Nhận xét: Trong cách 1, tác giả dùng phép nhân hóa, khiến cho lời văn thêm dí dỏm và trở nên sinh động, biểu cảm hơn.
Nên chọn cách 1 cho văn bản biểu cảm, cách 2 cho văn bản thuyết minh.
Câu 4. Hãy cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?
a) Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!
(Ca dao)
b) Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
c) Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. […] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng)
d) Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh dưới nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.
– Ở ví dụ a: người ta gọi núi như gọi người.
– Ở ví dụ b: các loài chim được miêu tả như người: họ cãi cọ; anh cò gầy.
– Ở ví dụ c: cây đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; thuyền vùng vằng muốn quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
– Ở ví dự d: có cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình; nhựa ứa ra … và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.