Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ. Theo anh (chị) nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào

0

Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, dân gian đã đúc kết nên câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn.

Cái khó là những khó khăn trong thực tế cuộc sống, là sự trói buộc, cái khôn là khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người. Bằng một cách nói hình tượng, dân gian đã mang đến cho chúng ta nhiều điều đáng để suy nghĩ. Trong cuộc sống, những khó khăn thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Điều này đúng nhưng đồng thời cũng có mặt chưa đúng.

Chưa đúng vì nó còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người. Trên thực tế, có rất nhiều người dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn nỗ lực vươn lên để học tập tốt hoặc hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao… Nhưng câu tục ngữ cũng đưa ra một thực tế khách quan: Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập, (thời gian, tài liệu, thầy giỏi, bạn tốt…) thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế. Từ đây, ta nhận ra những bài học đáng quí cho bản thân mình. Hoàn cảnh càng khó khăn, ta càng phải quyết tâm khấc phục. Khó khăn chính là môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. Trong hoàn cảnh nào cũng cần đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách và vươn tới thành công.

Leave a comment