Trong truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhân vật nào nhất? Phát hiểu cảm nghĩ của em về nhân vật đó
DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG
1. TÌM HIỂU ĐỀ:
– Đây là kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn hóa. Tuy nhiên đề bài không chỉ rõ là phát biểu cảm nghĩ về nhân vật nào, trong tác phẩm nào. Cho nên, cũng có thể xem đề bài này thuộc kiểu tự do, dành quyền tự do cho người viết tự chọn lựa nhân vật mà mình yêu thích trong một truyện cổ tích nào đó.
– Trước hết, người làm bài cần phải xác định rõ nhân vật mà mình yêu thích. Phải chú ý là nhân vật trong truyện cổ tích chứ không phải là một thể loại khác.
– Ở đây, giả thiết người viết lựa chọn nhân vật Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích dưa hấu.
Trên cơ sở tìm hiểu kỹ tác phẩm và nhân vật, người viết cần phải nêu được cảm nghĩ chân thực và sâu sắc của mình qua cuộc đời của nhân vật Mai An Tiêm, người viết có thể rút ra bài học cho mình.
2. DÀN BÀI SƠ LƯỢC:
a) Mở bài
– Giới thiệu nhân vật yêu thích nhất trong truyện cổ tích
+ Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật.
b) Thân bài:
– Quý trọng những phẩm chất và nhân cách cao quý của Mai An Tiêm.
+ Mai An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người.
+ Mai An Tiêm có lòng tự trọng
– Khâm phục tinh thần vượt qua những khó khăn gian khổ của Mai An Tiêm.
+ Hoàn cảnh sống trên đảo rất khó khăn, thiếu thốn
+ Mai An Tiêm đã khắc phục được những khó khăn.
– Trân trọng và biết ơn công lao của Mai An Tiêm tìm ra giống dưa quý.
c) Kết luận
Khẳng định một lần nữa cảm nghĩ chung về nhân vật Mai An Tiêm.
4. DÀN BÀI CHI TIẾT:
a) Mở bài
– Giới thiệu nhân vật Mai An Tiêm, nhân vật mình yêu thích nhất trong truyện cố tích Sự tích dưa hấu.
– Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật Mai An Tiêm: quý trọng những phẩm chất và tính cách cao quý, đồng thời trân trọng và biết ơn công lao của Mai An Tiêm tìm ra giống dưa quý.
b) Thân bài
– Quý trọng những phẩm chất và nhân cách của Mai An Tiêm.
+ Mai An Tiêm có tài tháo vát và có trí hơn người.
+ Mai An Tiêm có lòng tự trọng.
. Thói thường, các quan được một chút bổng lộc của vua thì nâng niu ca tụng.
. Mai An Tiêm xem thường các thứ ấy và thường nói: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”.
– Khâm phục tinh thần vượt qua những khó khăn, gian khổ của Mai An Tiêm.
+ An Tiêm cùng gia đình sống ngoài đảo trong hoàn cảnh rất khó khăn thiếu thốn.
. Chỉ có chiếc gươm cùn để hộ thân.
. Chỉ có năm ngày lương, một chiếc nồi. Phải hái quả, ăn rau dại, mò cua, bắt hến để ăn.
. Không có nhà cửa, phải sống trong hốc đá.
+ Trong điều kiện sống vô cùng gian khổ đó, Mai An Tiêm đã bộc lộ những tính chất đáng quý.
. Biết tổ chứa cuộc sống cho gia đình.
. Tin ở sức mình, dùng tài trí cùng gia đình khắc phục khó khăn.
– Trân trọng và biết ơn công lao của Mai An Tiêm.
+ Mai An Tiêm đã trồng được giống dưa quý
+ Mai An Tiêm đã tìm cách liên hệ với đất liền.
+ Mai An Tiêm được vua cho thuyền ra đón về.
c) Kết bài:
– Nhấn mạnh một lần nữa cảm nghĩ chung về Mai An Tiêm: Khâm phục và quý trọng một con người có tài trí, có nhân cách, biết vượt lên mọi khó khăn thiếu thôn, tự mình tạo lập ra cuộc sống của mình.
– Rút ra bài học thấm thía cho bản thân: phải biết tự lập, chủ động xây dựng cuộc sống của mình.
4. GỢI Ý LÀM BÀI:
a) Mở bài:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều truyện cổ tích hay. Em rất thích truyện Sự tích dưa hấu, trong đó, nhân vật Mai An Tiêm đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhân vật Mai An Tiêm, với những phẩm chất và tính cách cao quý, đặc biệt là công lao đem về cho đất nước một giống dưa quý, đã thực sự chiếm được tình cảm trân trọng và biết ơn của người đọc.
b) Thân bài:
Đọc Sự tích dưa hấu, ai cũng thấy quý trọng nhân vật Mai An Tiêm. Người con nuôi thứ mười bảy của Hùng Vương này có tài tháo vát và có trí hơn người. Chính vì thế mà An Tiêm được yêu mến và thường được vua ban cho của ngon vật quý.
Người đọc quý trọng An Tiêm không chi vì An Tiêm có tài mà còn vì ông là người có nhân cách, có lòng tự trọng, có ý thức tự lập, tự mình làm ra của cải để nuôi sống mình. An Tiêm không muốn sống ỷ lại vào người khác, không muốn nhận ơn huệ cua người khác, dẫu đó là ơn huệ của nhà vua. Thói thường, các quan được một chút lộc của vua thi nâng niu ca tụng. Trái lại. An Tiêm xem thường những thứ ấy và thường bảo: “Của biếu là cùa lo, của cho là của nợ”. Đó là một thái độ đúng, thể hiện nhân cách cao quý của một con người biết tự trọng.
Lời nói của An Tiêm đến tai nhà vua. Vua tức giận và ra lệnh đày An Tiêm và gia đình ra một hòn đảo nhỏ. Giữa hòn đảo hoang nơi biển khơi, An Tiêm chi có một chiếc gươm cùn để hộ thân. Không có nhà cửa, cả gia đình phải sống trong một cái hốc đá. Chỉ có năm ngày lương thực cùng với chiếc nồi, gia đình An Tiêm phải sống bằng rau quả, con ngao con hến và chim trời do chính mình vất và tìm kiếm và săn bắn được. Chứng kiến cảnh sống gian khổ của gia đình An Tiêm giữa một hòn đảo hoang vu, ai cũng khâm phục tinh thần khắc phục những khó khăn, gian khổ cùa An Tiêm cùng gia đình. Những phẩm chất tốt đẹp đó của An Tiêm thật đáng trân trọng.
Đọc Sự tích dưa hấu, người đọc chăm chú theo dõi quá trình tìm được giống dưa quý của An Tiêm. Khi thấy con chim ăn một mảnh dưa lạ, An Tiêm thầm nghĩ: chim ăn được có lẽ người cũng ăn được. An Tiêm lấy gươm xới đất và gieo hạt dưa. Ít ngày sau thấy dưa mọc mầm, đâm lá. Nàng Ba cũng giúp An Tiêm sớm chiều chăm sóc mấy dây dưa lạ. Người đọc cùng hồi hộp với vợ chồng An Tiêm khi hai người trông thấy “Mấy cái hoa đầu tiên hé nở, rồi còn ra hoa, kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít ngày sau đã như con chuột, rồi con lợn con”. Trong lòng mỗi người dọc chúng ta, ai cũng hân hoan khi thấy cả nhà An Tiêm mừng rờ, bồng bế nhau ra bãi “trẩy” dưa. An Tiêm và gia đình đã đổ biết bao mồ hôi và nước mắt để cho giống dưa mới lạ, “càng ngày càng sai, quá to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt”.
An Tiêm vẫn không hết hi vọng được trở về đất liền. Cứ mỗi lần trẩy dưa, An Tiêm lại lấy mấy quả đánh dấu và thả ra biển. Sau biết bao lần trăng tròn lại trăng già, quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến đảo xin giống dưa quý. An Tiêm đã đổi được thức ăn và cất được chiếc nhà xinh xinh.
Nhà vua khi được ăn dưa quý, biết là An Tiên còn sống, ngẫm nghĩ thấy mình sai, đã cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Việc An Tiêm tim ra được giống dưa quý cũng như việc ông được về sống ở đất liền đâu phải tự nhiên mà có. Hiểu rõ những ngày gian khổ, công lao vất vả cùa An Tiêm góp cho đất nước một sản vật quý hiếm, người đọc ai cũng trân trọng và biết ơn ông.
c) Kết bài:
Truyện cổ tích nhầm giải thích nguồn gốc dưa hấu này đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về nhân vật Mai An Tiêm. Người đọc khâm phục và quý trọng ông, một con người vừa có tài trí, có nhân cách, vừa biết làm chủ hoàn cảnh, vượt lên mọi khó khăn gian khổ, tự mình tạo ra cuộc sống của mình.
Từ cuộc đời của nhân vật Mai An Tiêm, người đọc có thể rút ra những bài học thấm thía cho bản thân: Không bao giờ được ỷ lại vào người khác, phải chủ động xây dựng cuộc sống cho bản thân mình.