Truyền thống nhân đạo… nửa đầu thế kỷ XIX. Em hãy giải thích và chứng minh hiện tượng trên dựa vào những điều đã được học về thời đại và về sáng tác của Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, …

0

Đề bài: Truyền thống nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam đã phát triển thành hẳn một trào lưu mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ vào nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Em hãy giải thích và chứng minh hiện tượng trên dựa vào những điều đã được học về thời đại và về sáng tác của Phạm Thái, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du.

Bài làm:

Chủ nghĩa nhân đạo là một trong những truyền thống tư tưởng lớn của nền văn học Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. Truyền thống ấy đến khoảng cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX đã đươc phát huy mạnh mẽ trở thành hẳn một trào lưu văn học lôi cuốn hàng loạt cây bút đấy bản lĩnh và tài năng: Phạm Thái, Đặng Trấn Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ….

Hiện tượng đó có cơ sở xã hội – lịch sử của nó. Đấy là sự phản ánh một thời kỳ lịch sử đầy biến động của đất nước đã lay chuyển đến tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Việt Nam. Đây là thời kỳ của những cuộc tranh giành quyến lực đẫm máu và keo dài của các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh. Trịnh – Nguyễn… Đây cũng là thời kỳ của những cuộc nối dậy của nông dân nổ ra liên tục ở khắp nơi mà đinh cao nhất là cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn đã quét sạch cả tập đoàn phong kiến đàng trong lẫn đàng ngoài, đồng thời đánh tan năm vạn quân xâm lược Xiêm La ở phía Nam và 20 vạn quân Thanh tràn xưống từ phía Bắc. Triều đại Tây Sơn tồn tại không được bao lâu. Nhà Nguyễn cuối cùng đã giành được chính quyền. Chúng muốn kéo đất nước ta trở lại chế độ phong kiến hủ bại và phản động, nhưng sự khủng hoảng của xã hội không vì thế mà có thể chấm dứt.

Những biến động trên đây tất nhiên dẫn đến sự khủng hoảng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến. Đây là thời kỳ kỷ cương và đạo lý phong kiến mất hết về thiêng liêng. Trong thực tế, có biết bao bằng chứng nói rằng đạo vua tôi, thày trò, cha con, vợ chồng, anh em đã bị đem bán rẻ vì quyền lợi cá nhân bẩn thỉu (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, Vũ trung tuy bút của Phạm Đình Hổ…). Trước tình hình đó, người ta nhận ra rằng, cái gọi là tam cương, ngũ thường của đạo lý phong kiến, lâu nay vẫn chi phối đời sống tình thẩn của con người, chỉ là giả dối, là trái với tự nhiên và lòng người. Trong khi đò, những cuộc nổi dậy của nông dân chống áp bức bóc lột khiến người ta thấy cần phải quan tâm tới sổ phận con người, đến quyền sống và hạnh phúc của nó và cần phải đấu tranh để giài phóng con người. Đó là nguổn gốc ý thức của trào lưu nhân dạo chủ nghĩa chống phong kiến nổi lên như một trận gió lớn thổi mạnh vào đời sống văn học nước ta cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kỳ này trước hết thể hiện ở sự lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đã trở nên hết sức thối nát và tàn bạo. Những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học thời kỳ này, xét ờ một phương diện nào đấy, có thể nói, đều là những bản án khác nhau về chế độ phong kiến.

Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần côn cũng như bản dịch của Đoàn Thị Điểm thực chất là một bản án đầy ai oán kết tội chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi của biết bao chinh phu, chinh phụ giữa “tuổi trẻ đương chừng hoa nở”. Lời than vãn của người chinh phụ nhiêu khi cất lên thành giọng oán trách gay gắt muốn vút lên đến tận trời xanh:

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều lại là một bàn án khác, tố cáo tội ác hoang dâm vô độ của bọn vua chúa đã đầy đọa biết bao cung nữ giữa tuổi xuân vào kiếp sống cô đơn, mòn mỏi cho đến cùng đời mãn kiếp nơi cung cấm không khác gì thân goá bụa:

Buồn vì nỗi nguyệt tà, ai trọng?

Buồn vì điều hoa rụng, ai nhìn?

(…) Suy di dẫu biết cơ trời,

Bỗng không mà hoá ra người vị vong…

Nỗi oán hận có khi lên đến cực điểm bộc lộ ở thái độ quyết liệt của người cung nữ:

Dang tay muốn dứt tơ hồng

Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.

Đanh thép và dứt khoát hơn nữa là những bản án của Hồ Xuân Hương. Nhà thơ như muốn ném ra một quan niệm đạo đức đối lập với luân lý phong kiến, xuất phát từ quyền sống con người, hạnh phúc con người, đặc biệt là quyền sống và hạnh phúc của người phụ nữ. Nử sĩ cực lực phê phán chế độ đa thê (Làm lẽ), ngang nhiên bênh vực người đàn bà không chồng mà chửa (Không chồng mà chửa), lên án quan niệm trọng nam khinh nữ, đánh vỗ vào mặt những “hiển nhân quân tử” vốn là linh hồn và bộ mặt cao đạo của chế độ phong kiến, vạch trần bản chất dốt nát và đạo đức giá của chúng (Mắng học trò dốt, Vịnh cải quạt, Đèo Ba Dội, Đề đền Sầm Nghi Đống.v.v..,)

Nhưng qui mô và toàn diện hơn cà là bàn án Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du. Qua cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều, nhà thơ lên án xả hội phong kiến đã dày xéo lên tài và sắc, đà phá tan hạnh phúc lứa đôi tuyệt đẹp của một cặp giai nhân tài tử. Một xã hội thối nát đến mức đổng tiền có thể mua được tất cà, dù là chân lý hay công lý “Trong tay sẵn có đồng tiên, Dầu lòng đổi trắng thay đen, khó gì?”, “Một ngày lạ thói sai nha, làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền!” Một xã hội đầy rẫy những quan lại độc ác, những lưu manh côn đồ, những bọn buôn thịt bán người có tên là Hồ Tôn Hiến, là “họ Hoạn danh gia”, là Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạch Hạnh, Sở Khanh. Khuyến Ưng, Khuyến Phệ… Cả một lũ đầu trâu mặt ngựa đào Hồ, giăng bẫy đẩy cô Kiều vào “Hết nạn nọ đến nạn kia”, “Làm cho sống dọa thác đày, Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!”.

Trong xã hội ấy cực nhục nhất là người đàn bà vì ho phải chịu nhiêu tầng áp bức hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã nhiều lần thốt lên:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung…

Phương diện thứ hai là chủ nghĩa nhân đạo chống phong kiến thế hiện ở thái độ trân trọng con người, không phải xuất phát từ những tiêu chuẩn của đạo lý phong kiến, mà từ sự phát hiện những phẩm chất người và vẻ đẹp có tính chất trần thế trần tục của con người, nhiều khi đối lập hẳn với quan điểm đạo đức và thẩm mỹ phong kiến.

Bài Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái chẳng hạn có thể xem là lời thân tiếc đến đứt ruột của tác giả trước cái chết của một người tình tài hoa rất mực, nhan sắc tuyệt vời, đã phải “oan thác” giữa “tuổi trăng rằm, hoa nụ” vì lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Truyện Kiều cũng vậy, Nguyễn Du đã dành những vần thơ trân trọng nhất để ca ngợi tài và sắc của Thuý Kiều, cũng như khí phách ngang tàng của Từ Hài đối lập hẳn với đạo cương thường của Khổng Mạnh. Bằng ngòi bút táo bạo, Hồ Xuân Hương đã vẽ nên hỉnh ảnh đầy xuân tình, xuân sắc của người phụ nữ trong các bài Tranh tố nữ hay Cô gái ngủ ngày:

Lược trúc chải cài trên mải tóc

Yếm đào trễ xuống dưới nương long…

Cao Bá Quát cũng tỏ ra có một quan niệm khá cởi mở khi ghi lại hình ảnh một người đàn bà Tây phương nũng nịu bên chồng mà ông bắt gập nhân một chuyến đi sứ (Dương phụ hành)…

Trái với quan niệm phong kiến không coi trọng sự độc đáo của cá nhân, cá tính, văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã ném ra hàng loạt tính cách đẩy bản lĩnh, ngang nhiên khẳng định cá tính riêng của mình, như Phạm Thái một tình nhân đắm say lãng mạn, như Hồ Xuản Hương tài hoa và ngỗ ngược, như Cao Bá Quat, Nguy ôn Cống Trứ ngang tàng khí phách, v.v…

Biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa nhân đạo chống phong kiến là yêu cầu giải phóng con người, là đấu tranh cho quyền sống, nhân phẩm và hạnh phúc của con người văn học Việt Nam cuối thé kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã dũng cảm nêu cao tình thần ấy. Trước hết nó đòi giải phóng tình cảm của con người, đặc biệt trong quan hệ tình yêu nam nữ. Bản thân mối tình đắm say của Phạm Thái – Trương Quỳnh Như và nỗi đau đớn của đôi tình nhân phải chịu cảnh sinh ly tử biệt là một tiếng kêu thống thiết đòi quyền tự do luyến ái cho nam nữ thanh niên:

“Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẫn trăng rằm!

(…) Ta hăm hở chí trai hồ thì, bởi đợi tình cho nấn ná nhân duyên; mình long dong thân gái liễu bồ, vi giận phận hoá ngang tàng tính mệnh.

Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát chân chim, chua xót cũng vì đâu? Não nuột cũng vì đâu?”

(Văn tế Trương Quỳnh Như)

Cần chú ý điều này: đối với xã hội phong kiến, tự do luyến ái giữa nam và nữ không chỉ là vấn để của quan hệ cá nhân, của hạnh phúc cá nhân, đó là sự công phá trực tiếp vào nền tảng của đạo lý phong kiến, của trật tự xã hội phong kiến. Có hiểu như thế mới đánh giá được đầy đủ tình thần phản phong táo bạo của Nguyễn Du khi ca ngợi mối tình tự do của Kim – Kiều. Khi người con gái họ Vương, nhân cha mẹ vắng nhà, đã “Xăm xăm băng lối vườn khuya một minh” sang tình tự với cậu học trò họ Kim bên hàng xóm, thì có nghĩa là cô đã thực hiện một hành vi phiến loạn không thể tha thứ được đổi với phép tắc kỷ cương phong kiến. Tình thần phản phong của tác giả còn được đẩy lên cao hơn nửa khi ông ngợi ca Từ Hài, con người bất chấp trật tự phong kiến, “Nghênh ngang một cỗi biên thuỳ”, đường hoàng thực hiện công lý của nhân dân giữa thanh thiên bạch nhật:

Phong trần mài một lưỡi gươm,

Những phường giá áo túi cơm sá gì!

Đấu tranh cho quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phu nữ. không gì táo bạo hơn là nhưng văn thơ cùa Hồ Xuân Hương. Đổi lập với quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ, nữ sĩ đặt mình không phải ngang hàng, mà lên trên những đấng nam nhi:

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

Kia đền Thái Thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sư anh hùng há bấy nhiêu!

Nhà thơ còn ngang nhiên bênh vực những phụ nữ không chồng mà chửa “Không có, nhưng mà có, mới ngoan’, và đường hoàng khẳng định cá tính ngang ngược của mình như một thách thức đối với xã hội phong kiến:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lả bạc như vôi.

(Mời trầu)

Có thể nói thơ Hồ Xuân Hương là một chuỗi cười vừa trẻ trung sảng khoái, vừa quyết liệt dữ dội, ném thẳng vào xã hội phong kiến Việt Nam dả bước vào thời kỳ suy tàn mạt vận.

Quan tâm tới số phận con người, tìm tòi khám phá phẩm chất của nó và những khát vọng của nó, ấy là nhiệm vụ trọng yếu nhất và vinh quang nhất của văn chương nghệ thuật. Đó là lý do vì sao trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa nửa sau thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX đã phát triển mạnh mẽ với những thành tựu phong phú và rực rỡ chưa từng có trong lịch sử văn học nước ta ờ những thời kỳ trước đó

Leave a comment