Văn mẫu lớp 8: Nụ cười và chiếc đinh; Bước chân và tiếng rao

0

NỤ CƯỜI VÀ CHIẾC ĐINH

Hai người đang sánh vai trên đường, một người ủ rũ với chiêc đinh rỉ trong tay, còn người kia trông rất rạng rỡ. Người cầm chiếc đinh rỉ được hỏi:

– Sao trông anh ủ rũ thế?

– Là tại tôi, vui miệng dọa đứa bé đang cười, vô tình giẫm phải chiêc đinh rỉ này – còn anh, có gì vui mà trông rạng rỡ thế?

– Tôi thì ngược lại, đã khêu được nụ cười trên môi đứa bé đang buồn.

BƯỚC CHÂN VÀ TIẾNG RAO

– Lần đầu tiên, khi nghe ca sĩ Phương Thanh hát bài “Tiếng rao” của Võ Thiện Thanh, tôi đã chạnh lòng nghĩ đến chị. Bởi một lần gánh hàng qua con hẻm nhỏ gần nhà tôi, chị lại cất tiếng rao lanh lảnh: “Ai… cóc, xoài, ổi… nước mắm đi!”

Bất kể trời mưa, nắng hay gió bão, cứ thấy bóng chị đâu đó là tôi lại được nghe tiếng rao thân quen ấy, nghe riết đôi khi thành… chán! Nhiều lúc vừa chợp mắt nghỉ trưa một lát, nghe tiếng rao của chị, tôi bực bội càu nhàu. “Rao gì mà… nhão nhẹt!”. Nếu không được một lần trò chuyện với chị, chắc tôi sẽ vẫn còn bực mình mỗi khi nghe tiếng rao ấy cất lên giữa buổi trưa yên ắng…

Quê ở Bình Định, chị vào Sài Gòn kiếm sống cả chục năm rồi bằng gánh hàng rong như thế. Chị ngậm ngùi kể rằng ngày ấy, gia đình chị đang sông ở quê yên ổn thì một người đàn bà khác bỗng dưng chen vào cuộc đời của chồng chị. Từ đây, những bất hòa liên tiếp cứ xảy ra giữa vợ chồng chị và kết cục là cuộc li hôn. Đứa con gái hơn 10 tuổi của chị theo mẹ về quê ở với bà ngoại. Chia tay chồng, mất đi chỗ dựa về kinh tế, trong lúc vừa hụt hẫng, vừa buồn chán, chị đã gởi con cho mẹ rồi “khăn gói” vào Sài Gòn. Những ngày mới vào thành phố còn chân ướt chân ráo, chị gặp vài người quen đồng hương ở trọ gần ga Sài Gòn, mỗi người một hoàn cảnh khó khăn đã phải “bỏ quê ra phố” để kiếm sông. Họ mưu sinh bằng đủ nghề: người bán vé số, người bán chè, người bán báo dạo… Thế rốì chị nhập cuộc với họ bằng gánh hàng trái cây kèm theo ít món đặc sản ở quê như bánh tráng, nước mắm…

Vừa mỏi chân, mỏi miệng, nhưng bước chân và tiếng rao ấy đã theo chị gần 10 năm nay trên con đường mưu sinh. Gần 10 năm con gái chị ở quê đã lớn lên bằng đồng tiền của mẹ gởi về mỗi tháng. Giờ đây, cứ mỗi lần nhắc đến con, chị không dâu được niềm hãnh diện: “Con gái tôi mới tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quy Nhơn. Ra trường nó cũng xin được chỗ dạy, làm cô giáo rồi!…”. Chưa hết hãnh diện, chị còn bảo từ khi con gái mình ra trường đi làm, con bé chỉ muôn mẹ về quê để khỏi phải nhọc nhằn, bươn chải ở chôn tha phương. Tết này, chị sẽ về quê thăm mẹ và con, không biết có còn vào Sài Gòn với gánh hàng rong nữa không, chị nói với vẻ đăm chiêu: “Đi hoài thấy mỏi cũng muốn nghỉ ngơi nhưng biết đâu khi nghỉ ngơi rồi, lại thấy nhớ cái mỏi, biết đâu lại muốn đi tiếp…”.

Leave a comment