Văn mẫu lớp 9: Con cò (Trích “E-min hay về Giáo dục”)
Contents
I.Giới thiệu một vài nét về Chế Lan Viên, về thể thơ, xuất xứ và chủ đề bài thơ “Con cò”
1. Tác giả
Chế Lan Viên (1920 – 1989) là bút danh; họ và tên là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định. Năm 16 tuổi đang học Trung học nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn”.
Từ năm 1960 trở đi, thơ Chế Lan Viên có một bước phát triển mới về cảm hứng và thi pháp. Chất thơ, tình thơ, ngôn ngữ thơ mang hương sắc và ánh sáng của cách mạng và thời đại mới. Chất suy tưởng triết lí là nét độc đáo trong thơ Chế Lan Viên thể hiện qua chủ đề Tổ quốc, Nhân dân và Cách mạng.
Những bài thơ như: “Người đi tìm hình của nước”, “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”, “Tiếng hát con tàu”,… được nhiều người yêu thích, ca ngợi.
Sau “Điêu tàn”, Chế Lan Viên có các tập thơ tiêu biểu: “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày thường, chim báo bão”, “Hái theo mùa”, “Hoa trên đá”, v.v…
Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu nhát của nền thi ca Việt Nam hiện đại.
2. Thể thơ, xuất xứ, chủ đề
Bài thơ “Con cò” được Chế Lan Viên viết năm 1962, in trong tập thơ “Hoa ngày thường, chim báo bão”.
Bài thơ ca ngại tình thương con của mẹ hiền đồng thời nói lên ước mơ của mẹ về bước đường tương lai của đứa con yểu.
II. Phân tích bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên viết bài thơ “Con cò” vào năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường, chim báo bão” (1967). Bài “Con cò” mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao, dân ca một cách đằm thăm, nhẹ nhàng. 51 câu thơ tự do, câu ngắn nhất 2 chữ, câu dài nhất 8 chữ, đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình thương và ước mơ của người mẹ hiền đối với con thơ!
1. Đoạn 1, người mẹ hiền bế con thơ trên tay, cất lời ru bài “Con cò” bay lả bay la… “Con cò mà đi ăn đêm…”. Nhìn con thơ “Con còn bế trên tay – Con chưa biết con cò”, mà lòng mẹ dào dạt tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận; mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thuơng. Con được sông yên vui hạnh phúc trong lòng mẹ:
“Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ “.
Mẹ đã dành cho con thơ tất cả. Cánh tay dịu hiền của mẹ. Lời ru câu hát êm đềm của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ. Những hoán dụ nghệ thuật ấy đã tạo nên hình tượng tình mẫu tử bao la. Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa, vỗ về:
“Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi; chớ sợ!!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.
Điệp ngữ “ngủ yên”, “con chưa biết” và “con cò” láy đi láy lại nhiều lần làm cho giọng thơ trở nên đầm ấm, ngọt ngào, thiết tha.dìu dịu chan chứa hạnh phúc yêu thương.
2. Đoạn 2, mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngon: “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”. Ngắm nhìn con thơ mà lòng mẹ dào dạt mong ước. Con sẽ lớn khôn, con đến trường đi học:
“Con khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Mai sau lớn lên con sẽ làm thi sĩ. Cuộc đời con nhiều sáng tạo, mải miết chuyên cần “bay hoài không nghỉ”. Hình ảnh cánh cò trắng bay… thể hiện ước mơ đẹp của mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con. Con sẽ nối chí cha. Một câu hỏi, khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền:
“Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cảnh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn”…
3. Đoạn thơ cuối, tiếng ru con, tiếng hát của mẹ hiền cất lên dìu dặt, mênh mang. Mẹ nghĩ về cuộc đời của con mai sau, và tình thương yêu của mẹ. Như một lời nguyền của mẹ:
“Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”.
Chữ “dù”, chữ “vẫn” được điệp lại, ý thơ được khẳng định, tình mẫu tử bền chặt, sắt son. Có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển, và có gì bao la bằng lòng mẹ thương con.
Phần cuối, lời thơ thấm đượm chất triết lí trữ tình. Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, người mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé, đáng thương, trong cuộc đời:
“À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời
Vỗ cảnh qua nôi”.
Phải chăng người mẹ hiền đang bâng khuâng về câu hát: “Có xáo thì xáo nước trong – Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”? Thác trong còni hơn sông đục, ấy là ý vị “cuộc đời” đáng thương, đáng trọng xưa nay.
Bài thơ “Con cò” là một bài thơ có đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đời. Rất nhân hậu và nhân tình.