Văn nghị luận: Chị em Thúy Kiều
I. Cảm nhận của em về bức tranh ”Cảnh ngày xuân” trong “Truyện Kiều”.
Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Có phải không, sau bức chân dung giai nhân là bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thúy Kiều? Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” gồm có 18 câu, từ câu 39 đến câu 56 của “Truyện Kiều” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của thi hào Nguyễn Du. Một vẻ đẹp thanh xuân, một niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, cứ lan tỏa, rồi lắng dịu mãi trong lòng ta khi đọc đoạn thơ này.
1. Bốn câu thơ đầu, mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, hữu tình, nên thơ. Giữa bầu trời bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như “đưa thoi”. Cánh én mùa xuân thân mật biết bao. Hai chữ “đưa thoi” rất gợi hình, gợi cảm. Cánh én như con thoi vút qua, vút lại, chao liệng; thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh. Câu thành ngữ – tục ngữ: “Thời gian thấm thoắt thoi đưa, như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu” đã nhập vào hồn thơ Tố Như tự bao giờ?
Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi “chín chục đã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật là hay và ý vị. Nào là “xuân hướng lão” (úc Trai), nào là cảnh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi. Nào là cánh bướm rối rít bay trong thơ Trần Nhân Tông. Còn là “xuân hồng” (Xuân Diệu), “mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử), v.v… Với Nguyễn Du là mùa xuân đã bước sang tháng ba, “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Hai chữ “thiều quang” gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” Nguyên tiêu” — Hồ Chí Minh).
Còn là sắc “xanh” mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải dài, trải rộng như tấm thảm “tận chân trời”. Là sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc khoe hương “một vài bông hoa”:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài hông hoa.”
Vần cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: “Phương thảo liền thiên bích – Lề chi sổ điểm hoa”. Hai chữ “trắng điểm” là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa; bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: trên cái nền xanh của cỏ non là một vài bông lê “trắng điểm”. Giữa diện và điểm, giữa nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én “đưa thoi”, là màụ hồng của ánh thiều quang, là “khát vọng mùa xuân” ngây ngất, say đắm lòng người:
“Nhìn hoa đang hé tưng bừng,
Khao khát mùa xuân yên vui lại đến”.
(Ca khúc “Khát vọng mùa xuân” – Mô-da)
“Cảnh mùa xuân” là bức tranh xuân hoa lệ, là vần thơ tuyệt bút của Nguyễn Du để lại cho đời, điểm tô cho cuộc sông mỗi chúng ta. Phải chăng, thi sĩ Chế Lan Viên đã học tập Tô’ Như để viết nên vần thơ xuân đẹp này:
“Tháng giêng hai xanh mướt cỏ đồi,
Tháng giêng hai vút trời bay cánh én…?”
(Ý nghĩ mùa xuân)
2. Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trẩy hội mùa xuân: “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” trong tiết tháng ba. Điệp ngữ: “lễ là… hội là…” gợi lên những cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay: “Tháng giêng là tháng ăn chơi – Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”… (Ca dao). Cảnh trẩy hội đông vui, tưng bừng, náo nhiệt. Trên các nẻo đường “gần xa” những dòng người cuồn cuộn trẩy hội. Có biết bao “yến anh” trẩy hội trong niềm vui “nô nức”, hồ hởi, giục giã. Có biết bao tài tử, giai nhân “dập dìu” vai sánh vai, chân nối chân nhịp bước. Dòng người trẩy hội tấp nập ngựa xe cuồn cuộn “như nước”, áo quần đẹp đẽ, tươi thắm sắc màu, nghìn nghịt, đông vui trên các nẻo đường “như nêm”. Các từ ngữ: “nô nức”, “dập dìu”, các ẩn dụ so sánh (như nước, như nêm) đã gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt đang diễn ra khắp mọi miền quê đất nước. Trẻ trung và xinh đẹp, sang trọng và phong lưu:
“Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.”
Trong đám tài tử, giai nhân “gần xa” ấy, có ba chị em Kiều. Câu thơ “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” mới đọc qua tưởng như chĩ là một thông báo. Nhưng sâu xa hơn, nó ẩn chứa bao nỗi niềm: chờ trông mong đợi, ngày lễ tảo mộ, ngày hội đạp thanh đến để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã “sắm sửa”… Có biết bao “bóng hồng” xuất hiện trong đám tài tử, giai nhân ấy? Ai đã từng đi hội chùa Hương, hội Lim, hội Yên Tử… mới cảm thấy cái đẹp, cái vui, cái tưng bừng, tươi trẻ trong hội đạp thanh mà Nguyễn Du đã nói đến.
Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Các từ ghép: “yến / anh”, “chị / em”, “tài / tử”, “giai / nhân” “ngựa ỉ xe”, “áo / quần” (danh từ); “gần / xa”, “nô / nức”, “sắm / sửa”, “dập / dìu” (tính từ, động từ) được thi hào sử dụng chọn lọc tinh tế, làm sông lại cái không khí lễ hội mùa xuân, một nét đẹp của nền văn hóa lâu đời của phương Đông, của Trung Hoa, của Việt Nam chúng ta, và nếp sống “phong lưu” của chị em Kiều.
“Ngổn ngang / gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc / tro tiền giấy bay.”
Đời sống tâm linh, phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ được Nguyễn Du nói đến với nhiều cảm thông, san sẻ. Cõi âm và cõi dương, người đang sống và kẻ đã khuất, hiện tại và quá khứ đồng hiện trên những gò đông “ngổn ngang” trong lễ tảo mộ. Cái tâm thánh thiện, niềm tin phác thực dân gian đầy ắp nghĩa tình. Các tài tử, giai nhân, và ba chị em Kiều không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm bao niềm tin, bao ao ước về tương lai hạnh phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về. Có thể sau hai trăm năm, ý nghĩ của mỗi chúng ta có ít nhiều đổi thay trước cảnh “Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”, nhưng giá trị nhân bản của vần thơ Nguyễn Du vẫn làm ta xúc động!
3. Sáu câu thơ cuối đoạn ghi lại cảnh chị em Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở về nhà. Mặt trời đã “tà tà” gác núi. Ngày hội, ngày vui đã trôi qua nhanh:
“Tà tà, bóng ngả về tây,
Chị em tho thẩn dan tay ra về.”
Hội tan sao chẳng buồn? Ngày tàn sao chẳng buồn? Nhịp thơ chậm rãi. Nhịp sông như ngừng trôi. Tâm tình thì “thơ thẩn”, cử chỉ thì “dan tay”, nhịp chân thì “bước dần”. Một cái nhìn man mác, bâng khuâng: “lần xem”… đối với mọi cảnh vật. Tất cả đều nhỏ bé. Khe suôi chỉ là “ngọn tiểu khê”. Phong cảnh “thanh thanh”. Dòng nước thì “nao nao” uốn quanh. Dịp cầu thì “nho nhỏ” bắc ngang ở cuối ghềnh. Cả một không gian êm đềm, vắng lặng. Tâm tình của chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương. Như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến, sẽ nhìn thấy? Cặp mắt cứ “lần xem” gần xa:
“Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.”
Các từ láy tượng hình: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” gợi lên sự nhạt nhòa của cảnh vật và sự rung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan, ngày tàn. Nỗi niềm man mác bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn của giai nhân đa tình, đa cảm.
Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất sống động, gần gũi, thân quen đối với bất cứ người Việt Nam nào. Không còn xa lạ nữa, vì ngọn tiểu khê ấy, dịp cầu nho nhỏ ấy là màu sắc đồng quê, là cảnh quê hương đất nước mình. Tính dân tộc là một nét đẹp đậm đà trong thơ Nguyễn Du, nhát là những vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt tác.
Thi sĩ Xuân Diệu từng viết: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”. Trong “Thương nhá mười hai”, Vũ Bằng không nén nổi cảm xúc của mình mà phải thốt lên: “Mùa xuân của tôi… Cái mùa xuân thần thánh của tôi… Đẹp quá đi, mùa xuân ơi — mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến…”. Và chúng ta muốn nói thêm: “Đẹp quá đi mùa xuân của đất nước thân yêu! Vui quá đi, trẻ đẹp quá đi cảnh mùa xuân, cảnh trẩy hội xuân trong “Truyện Kiều”. Mùa xuân đem đến cho ta bao ước vọng, sắc xuân, tình xuân như nở hoa, ướp hương trong lòng ta.
Hỡi những nàng Kiều gần xa có nghe thây tiếng nhạc vàng của chàng Kim Trọng trong ngày hội xuân đẹp từ xa đang vọng tới?…
BÀI ĐỌC THAM KHẢO
Thanh minh trong tiết tháng ba
Một cuộc du xuân – đây là sự kiện mở màn cho cuộc đời thiếu nữ phong lưu và xuân sắc của Thúy Kiều. Cuộc du xuân mở đầu cho phần thứ nhất trong hệ thông ba biến cố thông thường của cốt truyện cổ điển: “Gặp gỡ – Tai. biến – Đoàn tụ”. Chúng ta sẽ bắt gặp ở đoạn thơ này một bức tranh thiên nhiên sáng tươi xinh đẹp và hội đạp thanh tưng bừng náo nhiệt. Nhưng cũng chính ở phần “Gặp gỡ” mà thông thường sẽ chưa có bóng dáng của tai họa – lại đã xuất hiện một nấm mồ, một cuộc đời và một nét cảm xưa có màu sắc bi kịch vế số phận của hồng nhan.
1. Một bức tranh thiên nhiên và một khung cảnh lễ hội.
Mặc dầu câu thơ thứ hai trong đoạn có thể đưa đến một liên tưởng, một ấn tượng nào đó về thời gian tuổi thọ, nhưng chủ yếu toàn bộ sáu câu thơ đầu tiên là một bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng và màu sắc trong trẻo của bầu trời “thanh minh”, của hình ảnh đàn chim én bay qua bay lại linh họat, nhịp nhàng, của nội cỏ mênh mông một màu tươi sáng pha hòa giữa màu xanh lá cây và màu xanh cỏ non và của một cành lê thanh tú “trắng điểm một vài bông hoa”…
Con người trong tiết thanh minh đi sửa sang phần mộ và tìm đến những bóng hình của quá khứ – đó là lễ nghi truyền thông. Nguyễn Du đã chứng tỏ tài năng bậc thầy về ngôn ngữ ngay ở câu thơ tự sự ngắn gọn về một sinh họat thông thường: “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”. Nghi lễ vào hội hè có thề có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, nhưng đó vẫn là hai hình thức sinh họat văn hóa có khác biệt: Hội đạp thanh là cuộc vui chơi trên dặm cỏ xanh của lứa tuổi xuân xanh… Hội đạp thanh là một cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng của mai sau… Trong tiết thanh minh, có hồi ức và tưởng niệm quá khứ (“Zễ là tảo mộ”) nhưng cũng có khát khao và hoài vọng nhìn về phía trước của cuộc đời (“hội là đạp thanh”).
Sau câu thơ mở đầu là một bức tranh “đượm vẻ thiên nhiên” diễm lệ và tươi sáng, vẫn chỉ là ngòi bút phác họa, chấm phá nhưng chủ yếu nhà thơ đã sử dụng từ ngữ dân tộc (trong đó có những câu thơ có thể gọi là “thuần Nôm”), đã lựa chọn những đường nét, những hình ảnh, những màu sắc đưa vào một tổng thể cấu trúc hội họa hài hòa giữa bức phông màu thiên thanh và những cánh chim én đậm màu sắc, sắc nét, giữa cành lê trong trắng trên nền cỏ mùa xuân tươi xanh…
Tiếp theo hình tượng thiên nhiên là ngôn ngữ tự sự về cảnh lễ hội. Một hệ thống danh từ và động từ kép: “gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân… nô nức, sắm sửa, dập dìu, ngổn ngang” biểu hiện những họat động nhộn nhịp, náo nhiệt, tươi vui của mọi người và đây lại là một dòng những con người trẻ tuổi “nam thanh nữ tú” với ngựa xe, trang phục đông đúc, chen chúc… Lễ viếng thăm phần mộ tưng bừng, náo nhiệt, xen kẽ ngày hội ngộ của tuổi thanh xuân đã hoàn chỉnh bức tranh mùa xuân khi cỏ cây hoa lá vẫn đang độ” tươi xanh rực rỡ, khi không trung và ánh sáng đã trở nên trong trẻo và ấm áp hơn.
Dường như ánh sáng mùa xuân, niềm vui lễ hội đang bao trùm tất cả nhân gian (trong đó có ba chị em họ Vương). Thông qua sinh họat du xuân của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa và một cung cách sông của gia đình viên ngoại họ Vương.
2. Một nấm mồ vô chủ và một số kiếp hồng nhan.
Thời gian đã chuyển qua, bóng dương chênh chếch xế chuềi “Tà tà bóng ngả về tây”. Nhưng đây không chỉ là hoàng hôn của cảnh vật, dường như con người cũng chìm trong một cảm xúc bâng khuâng khó tả. Trong văn học trung đại, chiều tà thường gợi lên ý niệm nhớ nhung, hoài niệm hoặc tàn tạ thê lương “Quán thu phong đứng vũ tà huy – Ai đem nhân ảnh nhuộm màu tà dương…” (Cung oán ngâm khúc). Cuộc du xuân ngoạn cảnh đã xong, đã chấm dứt lễ hội tưng bừng náo nhiệt… Tâm hồn con người dường như cũng “chuyển điệu” theo sự thay đổi của thời gian và tàn cuộc thanh minh để mang chút bâng khuâng thơ thẩn trên dặm đường về… Thời gian và tâm trạng đó báo hiệu sự biến đổi trong không gian. Ớ đây chỉ có ba hình ảnh để tả phong cảnh: một dòng suối nhỏ, chiếc cầu nhỏ và một nấm mồ nhỏ… Cũng vẫn chỉ là ngòi bút phác họa qua sáu câu thơ. Đốì lập với cảnh đông đúc ồn ào của lễ hội ở trên là một không gian cô tịch với dòng suối nhỏ uốn khúc “nao nao” nhẹ nhàng, dòng suối bé nhỏ tội nghiệp đến mức chỉ cần một “nhịp cầu nho nhỏ” bắc ngang là đủ để con người đi qua… Miêu tả dòng suôi hay là miêu tả nỗi niềm nao nao xao động của lòng người? Giữa cảnh vật và lòng người dường như không có đường viền… Cũng như vậy, Nguyễn Du dùng những trạng từ kép: “sè sề, dàu dàu…” nấm đất thấp bé gợi hình ảnh một số’ phận nhỏ nhoi. Và riêng ngọn cỏ ở đây không hề mang một màu “xanh tận chân trời” như trên, mà lại chen màu vàng úa và “dàu dàu” héo hon, ủ rũ… Những từ ngữ “thanh thanh, nao nao, dàu dàu…” biểu đạt sắc thái cảnh vật nhưng đồng thời cũng bộc lộ tâm trạng của con người.
Một khung cảnh hoàng hôn báo hiệu ngày tàn đốì lập với thiên nhiên trong tiết thanh minh tươi sáng, một nấm mồ cô quạnh, thê lương đốì lập với lễ tảo mộ đông đúc, náo nhiệt… Một bức tranh đối lập khiến con người đa cảm phải thốt lên một câu hỏi ngạc nhiên (Rằng: “Sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”). Khung cảnh hoang vắng thê lương ấy minh chứng một câu chuyện thương tâm về một con người, một cuộc đời và một kết thúc đã bị cuộc đời lãng quên…
GS. Đặng Thanh Lê
(Trích “Giảng văn Truyện Kiều”)
II. Phân tích đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” trích trong “Truyện Kiều” của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” trích trong “Truyện Kiều” của thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát đã miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân – hai tuyệt thế giai nhân – với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.
1. Bốn câu đầu, Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: Thúy Kiều ỉà chị, em lấ Thúy Vân”, là con đầu lòng của ông bà Vương Viên ngoại. “Hai ả’tố nga” là hai cô gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc tâm hồn hoàn mĩ “mười phân vẹn mười”, tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng “mỗi người một vẻ”. Một cái nhìn phát hiện đầy trân trọng; lây mai và tuyết làm chuẩn mực cho cái đẹp, Nguyễn Du miêu tả tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ.
2. Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thúy Vân. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng… rất trang trọng quý phái. Cách ứng xử thì đoan trang. Mày nở nang, thanh tú như mày con ngài. Gương mặt xinh tươi như trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trong như ngọc. Tóc mềm, bóng mượt đến nỗi “mây thua”. Da trắng mịn làm cho tuyết phải “nhường”. Cách miêu tả đặc sắc, biến hóa. Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa tài tình:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang”
Dùng thủ pháp so sánh, nhân hóa:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
Từ ngữ: “trang trọng”, “đoan trang” là 2 nét vẽ tinh tế, gợi tả cái thần của bức chân dung ả tố nga: vẻ đẹp quý phái, phúc hậu. Một cái nhìn nhân văn đầy quý mến trân trọng của nhà thơ khi miêu tả Thúy Vân.
3. Mười hai câu tiếp theo tả sác, tài Thúy Kiều. Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau, chỉ dùng 4 câu tả Thúy Vân, dùng đến 12 câu tả Thúy Kiều. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ, Kiều không chỉ đẹp mà còn giàu tài năng, vẻ đẹp của Kiều là “sắc sảo, mặn mà”, đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Kiều là tuyệt thế giai nhân “sắc đành đòi một”. Tài năng thì may ra còn có người thứ hai nào đó bằng Kiều: “tài đành họa hai”. Nguyễn Du dùng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh kết hợp với nhân hóa thậm xưng để ca ngợi và miêu tả nhan sắc Thúy Kiều:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Mắt đẹp xanh trong như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân. Môi hồng má thắm làm cho “hoa ghen”-, nước da trắng xinh làm cho liễu phải “hờn”, vẫn lấy vẻ đẹp thiên nhiên (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp giai nhân, đó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng có thần rất đẹp, một vẻ đẹp nhân văn.
Kiều “thông minh vốn sẵn tính trời”, nghĩa là thông minh bẩm sinh, cho nên các môn nghệ thuật như thi, họa, ca, ngâm, chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành điệu, điêu luyện: “lầu bậc”, “ăn đứt” hơn hẳn thiên hạ:
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức “Zầu bậc”. Cây đàn mà nàng chơi là cây đàn hồ cầm; tiếng đàn của nàng thật hay “ăn đứt” bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một “thiên bạc mệnh” nghe buồn thê thiết “não nhân”, làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhăn – tạo nên một hệ thông ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:
“Một vừa hai phải ai ơi!
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
4. Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh 2 ả tố nga-. Tuy là khách “hồng quần”, đẹp thế, tài thế, lại “phong lưu rất mực”, đã tới tuần “cập kê” nhưng “hai ả tố nga” đã và đang sông một cuộc đời nền nếp, gia giáo:
“Em đềm trướng rủ màn che,
Tường đóng ong bướm đi về mặc ai”.
Câu thơ “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê” là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm “x” (xuân xanh xấp xỉ), phụ âm “t” (tới tuần), phụ âm “c-k” (cập kê) tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sông yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê.
Đoạn thơ nói về “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong “Truyện Kiều” được nhiều người yêu thích và thuộc. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thần. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những vần thơ ước lệ mà trữ tình, đầy chất thơ. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng quý mến, trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du mà ta cảm nhận được.