Văn thuyết minh: Thơ

0

Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, càm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. Bàn về thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường“.

Thiên về biểu hiện cảm xúc, hàm súc cô đọng, ngôn ngữ có nhịp điệu là những đặt trưng cơ bản của thơ. Cũng trên cơ sở này mà xuất hiện khái niệm chất thơ để chỉ những sáng tác văn học (bằng văn vần hoặc văn xuôi) giàu xúc cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu.

Lí tưởng và khát vọng của đông đảo nhân dân, chủ nghĩa nhân đạo với những biểu hiện lịch sử của nó là tiêu chuẩn khách quan cho chất thơ chân chính của mỗi thời đại. Chất là điều kiện cơ bản của bài thơ, không chất thơ thì nhất quyết không có thơ hay.

Thơ là hình thái văn học đầu tiên của loài người, ở nhiều dân tộc, trong một thời gian tương đối dài, các tác phẩm văn học đều được viết bằng thơ. Vì thế, trong lịch sử văn học của nhiều dân tộc từ thế kỉ XXII trở về trước, nói đến thơ ca tức là nói đến văn học.

Tùy theo yêu cầu nghiên cứu, có thể phải chia thơ theo những tiêu chí khác nhau. Dựa vào phương thức phản ánh, có thể chia ra thơ tự sự và thơ trữ tình. Dựa vào thơ thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do. Xét về mặt gieo vần. Cũng có khi người ta phân loại theo thời đại như thơ Đường thơ Tống, thơ Lý – Trần. Ngoài ra, người ta còn phân loại theo thơ theo nội dung như thơ tình yêu, thơ triết lí, thơ chính trị, thơ đời thường v.v…

Leave a comment