Vợ nhặt của Kim Lân và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đều là những tác phẩm viết về số phận người dân lao động với khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn. Hai tác phẩm có nét giống và khác nhau gì trong phương diện thể hiện

0

Văn học bao giờ cũng thể hiện và bám sát tình hình thay đổi của đất nước, nó phản ánh từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc. Giai đoạn 1954 – 1965, đất nước ta đang sôi nổi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, chính bởi vậy mà các tác phẩm văn học thời kì này thể hiện sâu sắc bước chân của người lao động trong hành trình mới từ bóng tối đi ra ánh sáng, con đường giác ngộ của nhân dân lao động và cách mạng, về Đảng. Tiêu biểu cho chủ đề ấy chính là những khuynh hướng khai thác hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.

Vợ nhặt của Kim Lân và Vợ chồng A Phù đều là những tác phẩm viết về số phận người dân lao động với khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn. Hai tác phẩm có nét giống và khác nhau gì trong phương diện thể hiện?

Mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện qua cái nhìn riêng tư và bối cảnh câu chuyện khác nhau, tuy nhiên cả hai tác phẩm đều đề cập đến vấn đề chung là đổi đời của nhân dân về cách mạng. Mỗi cặp vợ chồng trong một tác phẩm đều thể hiện tình yêu quê hương đất nước và khát vọng sổng bang các cách khác nhau. Mị và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ khi lên đến Phiềng Sa thì đã đứng lên cùng với người dân quê hương giải phóng cuộc đời, xây dựng quê hương yên ấm. Còn vợ chồng Tràng trong Vợ nhặt thì trong chi tiết cuối truyện khi ăn ngồi trong bữa ăn ngày đói đã hình dung về đoàn người đi phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo, đó cũng chính là tư tưởng giải phóng nhen nhóm trong đầu những người dân có số phận nghèo khổ.

Một nội dung thống nhất được cả hai tác giả hướng tới xuyên suốt cả câu chuyện đó chính là sự ý thức về thân phận người lao động vô cùng cực khổ và không hạnh phúc. Một bên là số phận bị bủa vây bởi nạn đói và ám ảnh bởi cái chết đói, còn một bên số phận cực nhục như trâu như ngựa cho nhà thống lí Pá Tra. Song tất cả họ đều hướng đến cách mạng và cách mạng đã giải phóng cho cuộc đời họ.

Vợ nhặt của Kim Lân: mạng người rẻ như rơm như rác, cái chết và sự sống được giới hạn bằng một ranh giới không rõ ràng, vì đói mà con người ta có thể xa lìa cuộc sống bất cứ lúc nào. Ngay cả con người, cái tên cũng không có trong cái xã hội đói rách ấy. Chỉ vì miếng ăn, mấy câu đùa tầm phào, vài tô bánh đúc mà một chàng trai ngụ cư xấu xí đã khiến người đàn bà rách rưới, gầy còm nhom theo không anh về làm vợ. Chính sự đồng cảm về số phận đã khiến họ có sự đồng cảm về số phận. Thân phận người ở cái xã hội ấy rẻ rúng hơn bao giờ hết. Ngay trong cái tên đề bài cũng đã giúp người đọc hình dung được số phận con người ấy.

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: khám phá một khía cạnh khác của cuộc sống, người dân lao động vẫn phải chịu những số phận trâu ngựa không hơn không kém. Điển hình là hai nhân vật chính là Mị và A phủ. Từ một cô gái đẹp, tài năng, yêu đời có khát vọng về cuộc sống, từ một chàng trai khỏe mạnh và có ý chí, họ đều trở thành thân phận nô lệ lầm lũi khổ cực. Họ bị chà đạp và tước đi quyền sống còn.

Hai nhà văn đi khai thác hai khía cạnh khác nhau của cuộc sống nhưng đọng lại trong tâm trí người đọc vẫn là số phận con người khổ cực cả về thể xác lẫn tinh thần mà xã hội bất công nô lệ đem đến. Và chỉ có ánh sáng cách mạng mới soi sáng được cuộc đời họ.

Leave a comment