Soạn bài Các thành phần chính của câu (ngắn gọn)

0

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ

Câu 1:

   Các thành phần câu đã học ở bậc Tiểu học : chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

Câu 2:

   Chẳng bao lâu (trạng ngữ), tôi (chủ ngữ) đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng (vị ngữ).

Câu 3:

   – Thành phần bắt buộc có mặt : chủ ngữ, vị ngữ.

   – Thành phần không bắt buộc có mặt : trạng ngữ.

Vị ngữ

Câu 1:

   – Vị ngữ có thể kết hợp với các từ phía trước như : đã, đang, sẽ, …

   – Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi : Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?

Câu 2:

Câu Vị ngữ
a.

– ra đứng cửa hang như mọi khi → cụm động từ

– xem hoàng hôn xuống → cụm động từ

b. nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập → cụm động từ
c.

– là người bạn thân của nông dân Việt Nam → cụm danh từ

– giúp người trăm công nghìn việc → cụm động từ

Chủ ngữ

Câu 1:

   Mối quan hệ chủ ngữ và vị ngữ : chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.

Câu 2:

   Chủ ngữ có thể trả lời cho các câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?

Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Cấu tạo chủ ngữ

   (I.+ II.2.a) : tôi – đại từ.

   (II.2.b) : Chợ Năm Căn – cụm danh từ.

   (II.2.c ) : Cây tre – cụm danh từ ; tre, nứa, mai, vầu – danh từ.

Luyện tập

Câu 1:

Câu Chủ ngữ Vị ngữ
(1) tôi → đại từ đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng → cụm danh từ
(2) Đôi càng tôi → cụm danh từ mẫm bóng → tính từ
(3) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo → cụm danh từ Cứ cứng dần và nhọn hoắt → 2 cụm tính từ
(4) tôi → đại từ co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ → 2 cụm động từ
(5) Những ngọn cỏ → cụm danh từ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua → cụm động từ.

Câu 2 + 3: Đặt câu và chỉ ra vai trò chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì?

a. Em vừa giúp đỡ một cậu bé bị ngã xe. → Ai?

b. Đôi mắt bạn ấy sáng trong. → Cái gì?

c. Chú Dế Choắt là cậu hàng xóm ốm yếu của Dế Mèn. → Con gì?

giaibaitap.me

Leave a comment