Em hãy giới thiệu tác gia Nguyễn Trãi
Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi nổi lên với tư cách là một tác gia có nhiều đóng góp lớn tạo nên những bước ngoặt trong nên thi ca nước nhà.
Nguyễn Trãi tên hiệu là ức Trai, sinh năm Xương Phù thứ tư đời Trần Đế Phế (1380), tại dinh quan tư đồ Trần Nguyên Đán ở Thăng Long. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1442, tức 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba.
Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, vốn là một học trò nghèo, thi đỗ thái học sinh (tức Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc. Nguyễn Trãi quê ở làng Ngái (Chi Ngại) huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã tỏ ra thông minh hơn người. Năm 1400, ông đi thi lần đầu, đỗ ngay Thái học sinh, Sau đó, ông được bổ làm quan Ngự sử đài chánh chưởng. Khoảng cuối năm 1401 đầu 1402, cha ông cũng ra nhận chức quan Học sĩ Viện hàn lâm, sau thăng đến tư nghiệp Quốc tử giám của triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược Đại Việt, cha con Hồ Quý Ly và các triều thần bị bắt đem về Trung Qụốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, cùng em trai ìà Nguyễn Phi Hùng theo xe tù của cha. Đến ải Nam Quan
Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi quay trở về tìm cách “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, thì mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở về, nhưng vừa đến Đông Quan thì bị giặc Minh bắt giam. Trong thời gian bị giam ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đã suy nghĩ về con đường cứu nước phục thù.
Trốn khỏi Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (tức Kế sách đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dùng và trở thành quân sư số một của lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
Đuổi xong giặc nước, một năm sau (1429), Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản, truy bức, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Trần Nguyên Hãn là cháu nội quan ‘tư đồ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi cũng bị bắt, sau lại được tha nhưng không được tin dùng nữa. Nguyễn Trãi xỉn cáo quan về Côn Sơn, mấy tháng sau vua Lê Thái Tông lại vời ông trở lại triều làm việc nước.
Đang hi vọng vào một cơ hội mới được cống hiến cho đất nước thì chỉ ba năm sau, khi vua Lê Thái Tông đi tuần thú duyệt võ ở Chí Linh về ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, lúc ra về đến Lệ Chi Viên (Trại Vải), huyện Gia Bình, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, nửa đêm đột ngột qua đời, ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị vu cho mưu giết vua. Nguyễn Trãi phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Với tài năng lỗi lạc, Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hoá và văn học. Các tác phẩm về quân sự, chính trị, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập vằ Đại cáo bình Ngô – một áng “thiên cổ hùng văn”, là những tác phẩm tiêu biểu về thơ ca, ông có ức Trai thi tập – tập thơ chữ Hán và Qùốc âm thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực íục, Văn bia Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá trị cả về địa lí, lịch sử và dân tộc học.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.
Nội dung văn chương Nguyễn Trãi thể hiện nổi bật hai nguồn cảm hứng truyền thống của văn học dân tộc: yêu nước và nhân đạo. Thơ văn ông thể hiện một lí tưởng cao cả: Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược – Có nhân, có trí, có anh hùng {Bảo kính cảnh giới, bài 5) và đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương dân, gắn bó thiết tha với thiên nhiên, đất nước.
Với tư cách là nhà thơ trữ tình tiêu biểu của thơ ca trung đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trãi thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, chan chứa tình yêu thiên nhiên và con người. Hai tập thơ úc Trai thi tập và Quốc âm thi tập cho thấy Nguyễn Trãi vừa là một người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Hình tượng người anh hùng sáng lên vẻ đẹp hoà quyện giữa lí tưởng nhân nghĩa với yêu nước thương dân, vẻ đẹp ngay thẳng cứng cỏi, thanh tao của bậc quân tử. Hình tượng con người trần tục hiện ra khi Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. Ồng đau trước nghịch cảnh xã hội éo le, thói đời đen bạc. Nỗi đau ấy còn như một hệ quả tất yếu của một tấm lòng luôn trăn trở, khao khát sự hoàn thiện của con người và ước mơ thái bình, yên ấm, thịnh trị cho xã hội.
Nguyễn Trãi cũng dành tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện sinh động trong thơ ông, khi thì trang trọng đầy tính ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ. Thơ Nguyễn Trãi cũng giàu tình người; viết về nghĩa vua tôi, về tình cha con hay lòng bạn, có khi là tình quê hương… thơ ông toát lên vẻ tự nhiên, tha thiết, cảm động, thân thương.
Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi đạt đến giá trị kết tinh ở cả hai bình diện thể loại và ngôn ngữ. Ông là cây bút chính luận kiệt xuất, người khơi dòng thơ Nôm, sáng tạo thể loại thất ngôn xen lục ngôn. Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước là ngọn nguồn của vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm còn lại có thời gian ra đời sớm nhất, với số lượng bài lớn nhất, hay nhất. Có thể nói, đến Nguyễn Trãi, với Quốc âm thi tập, thơ Nôm đã thành thục và văn hộc chữ N.ôm từ đây có vị trí như là một thành phần cấu thành nên nền văn học Việt Nam.
Nguyễn Trãi cũng là người đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, sử dụng từ láy độc đáo; lại cũng là người đã sáng tạo ra hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, thể hiện tinh thần phá cách độc đáo, mạnh mẽ.
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm thấy; song cũng là người có số phận bi thương bậc nhất trong lịch sử. Ông là danh nhân văn hoá, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hoá, văn học dân tộc. Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vãn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới.