Tả lại cảnh tượng của một buổi chợ mà em chứng kiến
Tuổi thơ những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở nông thôn hẳn ít nhiều sẽ có vài kỷ niệm gắn với những buổi chợ quê. Chợ quê tuy họp quanh năm nhưng không phải ngày nào cũng họp như thành phố và khỏng phải lúc nào cũng nhộn nhịp mua bán như nhau. Chợ quê đông nhất, vui nhất là vào dịp cuối tháng mười hai âm. Năm nào vào dịp ấy em cũng được mẹ cho đi chợ nhưng phiên chợ năm vừa rồi đã để lại cho em nhiều niềm vui hơn cả.
Hôm ấy là vào ngày hai tám tết, chợ họp trên một bãi đất rộng và họp theo ngày lẻ nhưng mấy hôm giáp tết, ngày nào chợ cũng họp đến tận quá trưa. Em lon ton theo gánh rau của mẹ vẫn với niềm vui cũ – niềm vui của một đứa trẻ con được đi chợ tết.
Tờ mờ sáng, chợ đã đông đúc lắm. Khác hẳn ngày thường, chợ tết đông nghìn nghịt, chật cứng cả lối đi khiến mấy cô, mấy chú phải gửi xe máy, xe đạp từ mãi ngoài kia. Chợ đông nhưng hầu hết chỉ có bà già, phụ nữ với trẻ em thôi. Đúng là chợ tết, người người qua lại tấp nập, đông vui như hội. Trong đó, cũng có không ít người đến chợ, chẳng phải để mua bán thứ gì cho đáng kể, mà họ chỉ đến đơn thuần là tìm hương vị Tết.
Từ xa chợ phiên ngày tết đã vô cùng bắt mắt bởi không biết bao nhiêu thứ hàng nhiều màu sắc: nào là những cô chú bán hàng vài chục chiếc bóng bay treo xanh đỏ đủ màu với cột cao cột thấp khác nhau ở hè phố, nào là những bác bán đào: đào hồng, đào trắng, nào là dãy quất phía bên kia đường ngợp mắt một màu vàng… chen mãi mới qua đám người đông đúc, em cùng mẹ đặt chân vào chợ nhưng lối đi hôm nay chật ních những người và đồ đạc. Vất vả thoát qua con đường hẹp, mẹ đến dãy hàng rau. Ởđây người bán mua đủ loại: su hào, bắp cải, rau cần, cà chua, hành tỏi., chỉ cần nhìn qua đã thấy hương vị của tết rồi.
Hôm nay chợ đông nhưng vì đã đến chợ vài lần nên em vẫn hình dung từng dãy hàng rất rõ mặc những tiếng bán mua ồn ào náo nhiệt quanh mình. Đứng từ dãy hàng rau nhìn về bên phải, chỗ mấy người phụ nữ khí người to béo đang mặc cả là dãy hàng bán thịt. Thịt cũng có đủ loại thịt lợn thịt trâu, thịt bò,… và cuối dãy là hàng mua cá. Ngày tết thứ gì cùng đắt hàng nhưng chỉ có thịt lợn ngon và cá to là dễ mua bán nhất:
– Nào! Cháu gì ơi đứng gọn vào nào!
Em giật mình quay lại, hoá ra mình đang đứng giữa đường. Em bèn nhanh chóng tránh qua bên cạnh. Lúc này mẹ cũng đã bán hết gánh rau nên mẹ đưa em đi vào khu vực trung tâm chợ – dãy chuyên bán quần áo cho tất cả mọi người. Vừa đi em lại vừa quan sát cảnh bán mua không hề chớp mắt (trong khi một tay vẫn bám vào tay mẹ). Phía bên trái đối diện với dãy
hàng thịt vừa rồi là dãy tổng hợp, bán đủ loại trên trời dưới đất. Từ những vật dụng trong nhà như: gương, lược, sách vở, ấm chén… đến cơ man nào là hoa quả đủ loại: quê có, thành phố có, hoa quả từ Trung Quốc sang cùng có…
Hai mẹ con em dừng lại ở hàng quần áo của một cô chừng ngoài ba mươi tuổi. Cô bán hàng đon đả, khéo léo, bộ quần áo trông cùng hợp mắt mà giá cả lại phải chăng nên cả hai mẹ con đều đồng ý mua ngay. Em chờ mẹ mua thêm vài thứ nữa rồi hai mẹ con cũng ra về. Đi qua cổng chợ, em còn mải mê một lúc với những bức tranh Đông Hồ và những chữ nho nhiều kiểu cách đang được một cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của tất cả mọi người.
Trời đã về trưa, chợ cũng đã vãn dần. Hai mẹ con em đang bước nhừng bước vội vã trên bờ đê để về ngôi nhà quen thuộc cho kịp bữa cơm trưa. Có một cái gì đó là lạ len trong cảm giác của em. Hình như nó gần gũi, giản dị và chân thực lắm . Nó không thật đặc sắc nhưng đã thành một thói quen. Phải chăng vì thế mà dù đã lớn nhưng năm nào em cũng đòi mẹ cho đi chợ tết.