Phân tích đoạn thơ dưới đây trong thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
Phân tích đoạn thơ dưới đây trong thi phẩm Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.
những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha
áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Trong thi tập sáng tác của mình Lor-ca đã từng viết: Thơ không chấp nhận trạng thái bàng quan cho thấy không thể chỉ làm thơ bằng óc, thuần túy bằng sự tỉnh táo của lí trí phán đoán và phân tích mà thơ đòi hỏi phải đưa vào đó toàn bộ con người cảm xúc. Muốn cảm thơ và hiểu thơ tất yếu cũng không thể chỉ nhìn thấy phần tư tưởng mà phải chạm đến phần gợi cảm nhất của thơ đó là chất thơ. Nói như vậy để một lần nữa khẳng định ràng Thanh Thảo có một mảng thơ viết về đề tài cuộc đời các nhà nghệ sĩ. Ông đã có các bài thơ viết về Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, A-Ra-Gông, Pa-xtec-nac, Ga-xi-a Lor-ca… Thanh Thảo không chỉ am hiểu văn hóa Tây Ban Nha mà còn gắn kết nền văn hóa phương Tây xa xôi đó với văn hóa phương Đông… Viết về một nhân sĩ bên trời Tây, Thanh Thảo một mặt vẫn giữ được nét văn hóa đặc thù của xứ sở sinh ra người anh hùng, mặt khác ông đã kéo nền văn hóa đó lại gần với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Thanh Thảo là một nhà thơ có mối quan tâm đặc biệt đối với những con người có nhân cách và nghĩa khí dù so phận có thể ngang trái. Trong mạch cảm hứng ấy, nhà văn đã viết Đàn ghi ta cùa Lor-ca. in trong tập Khối vuông ru-bích (1985). Đây được xem là thành công nhiều mặt của Thanh Thảo mà ngay đoạn đầu cùa bài thơ cũng đã rất đặc sắc:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mõi mòn.
Ngập tràn trong thi phẩm là tiếng đàn ghi ta, mở đầu là chuỗi âm li-la li-la li-la, giống như người nghệ sĩ vuốt những sợi tơ đàn chuẩn bị cho khúc nhạc cất lên. Theo đó, tiếng đàn trở thành sự sống muôn màu. là khí quyển gắn với cuộc đời, sự nghiệp Lor-ca. Tiếng đàn. biểu hiện tâm hồn nghệ sĩ của Lor-ca là tình yêu cuộc sống và khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hòa nhập trái tim mình với con người và cuộc sống.
Đoạn thơ gợi lên khung cảnh chính trị, văn hóa Tây Ban Nha mà quan trọng hơn là gợi lên một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lorca – nhà thơ lớn nhất Tây Ban Nha thế kỉ XX và cũng là một chiến sĩ dũng cảm trong cuộc chiến chống phát xít. Ông được nhiều người biết đến qua câu thơ nổi tiếng: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” (Câu mở đầu bài thơ Ghi nhở). Có lẽ vì vậy mà Thanh Thảo đã chọn ngay tiếng đàn để mở đầu cho bài thơ viết về Lor-ca:
những tiếng đàn bọt nước.
Câu thơ nghe thật lạ lùng làm sao? Nhưng lại đầy sức gợi. Âm thanh “những tiếng đàn” hay chính là sự nghiệp sáng tác mà cũng là cuộc đời của nghệ sĩ Lor-ca. Nhưng sao lại là những tiếng đàn bọt nước? Ta thấy ở đây “bọt nước” đã không được dùng với chức năng vốn dĩ là danh từ nữa mà trở thành một tính từ để bổ nghĩa cho “những tiếng đàn”. Hình ành “bọt nước” gây cho ta ấn tượng mạnh về sự nhỏ bé, mong manh, dễ vỡ… cứ như cuộc đời Lor-ca vậy, sao mà ngắn ngủi quá! Nếu như trước đây, câu thơ tiếng đàn xưa đứt ngang dây của Tô Hữu viết về Nguyễn Du vốn đã tội nghiệp, thì đến đây những tiếng đàn bọt nước của Thanh Thảo viết về Lor-ca lại càng tội nghiệp hơn. Câu thơ đọc lên nghe mà xót xa! Cả sự hụt hâng nữa! Thế thì, ta đánh hướng nhìn qua một góc độ khác, lạc quan hơn, rằng “bọt nước” đúng là nhỏ bé, là mong manh, dễ vỡ thật, chính vì thế mà cần phải tan hòa vào đại dương mênh mông. Và rồi những tiếng đàn bọt nước trở thành âm vang của trái tim khát khao giao hòa với cuộc sống rộng lớn hay khát khao sự đồng điệu chăng?
Mượn hình ảnh bọt nước để nói về tiếng đàn Lor-ca quả là sáng tạo độc đáo cùa Thanh Thảo. Sáng tạo này còn được thể hiện ở câu thơ tiếp:
Tây Ban Nha ảo choàng đỏ gắt.
Câu thơ này thì rõ là mang đậm không khí Tây Ban Nha khi nhắc đến một nét văn hóa đặc sắc của đất nước này. Đó là những trận đấu bò tót mà ở đó luôn hiển hiện tấm áo choàng đò gắt của người hiệp sĩ đấu bò. Hình ảnh áo choàng đò gắt kích thích sự hung hăng của những con bò tót, nghĩa là tăng thêm phần kịch tính, là khi bước vào đấu trường, người hiệp sĩ đã chuẩn bị tinh thần cho cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Câu thơ này làm ta liên tưởng tới ý thơ nói về tinh thần và ý chí dũng cảm của người lính khi dấn thần vào con đường cách mạng:
Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là phải chịu tù đày
Là gươm kề cận cổ, súng kề tai
Là thân sống chi coi còn một nửa.
(Trăng trối-Tố Hữu,)
Trong không gian văn hóa Tây Ban Nha ấy, ta thấy như hiện lên những cuộc đấu khác: Cũng tấm áo choàng ấy, cũng tinh thần ấy, người hiệp sĩ Lor-ca bước ra đấu trường với một quyết tâm cao dù là trong cuộc chiến không cân sức với bọn phát xít Phrăng-cô; còn trên đấu trường nghệ thuật thì đó là cuộc chiến giữa nhà cách tân vĩ đại Lor-ca với nền nghệ thuật cũ kĩ, lạc hậu. già nua. Cả hai cuộc chiến đều rất cao cả, rất vĩ đại, khiến ta không khỏi cảm phục và thương mến.
Nếu như câu thơ đầu nói lên sinh mệnh ngắn ngủi của Lor-ca thì câu thơ này là sự lí giải cho sinh mệnh ấy bằng sứ mệnh cao cà của người nghệ sĩ – chiến sĩ Lor-ca. Cũng có lẽ vì sứ mệnh cao cả ấy mà nhân cách Lor-ca càng ngời sáng và tiếng đàn Lor-ca càng ám ảnh hơn:
li-la lỉ-la li-la
Chuỗi âm thanh trên có thể là sự mô phỏng âm thanh tiếng đàn gắn bó với Lor-ca. có thể là những tiếng gọi trìu mến về một loài hoa tím của đất nước Tây Ban Nha hoa Li la (Tên gọi khác là hoa Từ Đinh Hương). Dầu là gì đi nữa, thì cũng là sự tượng trưng cho cái đẹp, cho nghệ thuật. Và không biết có phải ngẫu nhiên mà trong từ “li-la” có sự đấu nối của hai nguyên âm, một ngắn là “i”, và một dài là “a”, cùng với phép lặp của từ “li-la” khiến câu thơ càng thêm miên man, du dương, bồng bềnh và đầy ám ảnh về cuộc đời ngắn ngủi và sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca? Sự trải ra của âm thanh tiếng đàn trong câu thơ này còn tạo nền để trải tiếp khoảng không gian mênh mông tiếp sau, mà trên đó, một con người cô đơn vẫn không ngừng bước đi lang thang về miền đơn độc. Câu thơ miên man với những thanh bằng khiến không gian như càng được trải rộng hơn, bao la hơn. Trên không gian ấy, người nghệ sĩ Lor-ca vẫn không ngân ngại dân bước, nhưng hỉnh như không chủ định nên mới… “đi lang thang”. Có phải vì nơi Lor-ca đến, “miền đơn độc”, không phải là một nơi chốn cụ thể nào mà chỉ là sự đơn độc của con người trong không gian? Và sự đơn độc là vì nơi đây vẫn còn hoang sơ, chưa dấu chân người?
Lor-ca, trên hành trình của mình, đang khai phá những miền đất mới, những chân trời nghệ thuật mới. Mà hành trang người nghệ sĩ ấy mang theo là vầng trăng chếnh choáng. Câu thơ gây ấn tượng về một vầng trăng dập dềnh, xô lệch, nhập nhòa. Và chếnh choáng hình như là một từ chỉ trạng thái hơn là một từ láy tượng hình. Một vầng trăng có tâm trạng, bời vì người nhìn nó có tâm trạng. Người nghệ sĩ Lor-ca như đang chìm trong thế giới vô thức, nơi ngự trị của cải tôi đa ngã, cái tôi chưa biết, cái tôi rất yêu tự do. Chếnh choáng, hay chính là trạng thái say mê, xuất thần trong sáng tạo thi ca?
Nhưng sao trạng thái ẩy lại diễn ra trên một yên ngựa “mỏi mòn”? Người nghệ sĩ Lor-ca vẫn đeo đuổi những khát vọng của mình, nếu có mỏi mòn thì đó là vì năm tháng dài dàng dặc trong người nghệ sĩ cô đơn mà thôi! Ta thấy liền ba câu:
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mói mòn.
Trên con đường du ca kia đều có sự song hành của sự đơn độc và sự vận động. Bức tranh hiện lên là bức tranh của những hoang mạc dãi đầy ánh trăng mà trên đó có bóng người nghệ sĩ với cây đàn ghi ta đi lang thang một người một ngựa, ôi! Sao giây phút này Lor-ca giống chàng lãng tử quá vậy.
Vậy là, chỉ với sáu câu thơ đầu, Thanh Thảo đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng gián đoạn nhưng rõ nét về Lor-ca, một chiến sĩ, một nghệ sĩ dũng cảm, yêu tự do, có sự nghiệp vĩ đại nhưng sinh mệnh ngắn ngủi và cô đơn. Đoạn thơ với những sáng tạo độc đáo, giàu chất nhạc và chất họa còn cho thấy cả những nỗ lực đổi mới thơ ca của Thanh Thảo, một con người cũng rất tâm huyết với thơ ca!
Hình tượng đàn ghi ta là một biểu tượng đặc biệt trong thơ Lor-ca người mê dân ca, chàng hát rong thời trung cổ, con sơn ca xứ An-da-ỉu-xi-a. Cây đàn từ chỗ mang hàm nghĩa nói về một định hướng sáng tạo gắn thơ với dòng nhạc dân gian, rộng ra nói về một tình yêu vô bờ và khắc khoải đối với quê hương của Lor-ca. Đến Thanh Thảo hình tượng cây đàn cất lên tiếng lòng của Lor-ca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là tinh thần thơ Lor-ca, là linh hồn và cao hơn là cả số phận của nhà thơ vĩ đại này, cho sáng tạo nghệ thuật. Theo đó, tiếng đàn không còn là tiếng đàn cụ thể nữa, nó là sự sống muôn màu hiện hình trong thơ Lor-ca và là sinh quyển văn hóa, sinh quyền chính trị xã hội bao quanh cuộc đời, sự nghiệp Lor-ca.