Top 15 Sự kiện công nghệ thông tin nổi bật nhất

0

Năm 2021 đã kết thúc với hàng loạt những biến động và lĩnh vực công nghệ thông tin cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều, thế giới công nghệ 2021 chứng kiến nhiều biến động lớn. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện công nghệ nổi bật nhất đã diễn ra trong năm 2021 nhé.

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Ngày 15/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây là một bước ngoặt quan trọng của công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số của Việt Nam nói riêng.

Nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển Chính phủ số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Nền tảng được tạo ra bởi những doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc, cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngay dưới dạng dịch vụ thay vì phải tự đầu tư, tự vận hành.

Việc thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số sẽ làm thay đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp, từ đó làm giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Đồng thời, chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

Bê bối nội bộ của Facebook

Vào tháng 5, cựu quản lý Frances Haugen viết đơn xin nghỉ việc tại Facebook. Nhưng trước khi nghỉ, bà bí mật sao chép hàng nghìn trang tài liệu nội bộ của mạng xã hội rồi chia sẻ cho giới truyền thông và ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ đầu tháng 10. Đây được xem là “ác mộng tồi tệ nhất” trong lịch sử mà CEO Mark Zuckerberg và Facebook đối mặt.

Tài liệu cho thấy mạng xã hội lớn nhất thế giới biết rõ những tác động tiêu cực của Instagram đối với trẻ vị thành niên, sự tồn tại của các nhóm kích động bạo lực, hay cách những kẻ buôn người dùng Facebook như một công cụ giao dịch… Nhưng thay vì giải quyết vấn đề, công ty chọn cách phớt lờ hoặc xử lý hời hợt vì ưu tiên lợi nhuận. Ngoài Haugen, một số cựu nhân viên khác cũng đứng ra tố cáo công ty cũ. Nội bộ Facebook trở nên hỗn loạn khi nhiều nhân viên của mạng xã hội bày tỏ sự bất mãn trên workplace, cũng như nghỉ việc do lo ngại uy tín cá nhân bị giảm sút nếu tiếp tục ở lại.

Bê bối nội bộ của Facebook
Bê bối nội bộ của Facebook
Bê bối nội bộ của Facebook
Bê bối nội bộ của Facebook

Phong trào chơi game blockchain kiếm tiền

Game blockchain theo hình thức chơi để kiếm tiền (play-to-earn) bắt đầu xuất hiện cách đây vài năm, nhưng phát triển âm thầm cho đến khi Axie Infinity thu hút sự chú ý trên toàn cầu vào tháng 5.

Axie Infinity là dự án game kết hợp công nghệ blockchain do công ty Sky Mavis có trụ sở tại TP HCM phát triển. Đồng tiền số trong trò chơi đã tăng giá trị hơn 26 lần trong năm nay, trở thành tiền mã đầu tiên do người Việt phát triển có mức vốn hóa vượt 8 tỷ USD.

Hàng loạt dự án game blockchain cũng nở rộ trên toàn cầu trong năm nay. Nhiều công ty trò chơi truyền thống tuyên bố blockchain là “cuộc cách mạng tiếp theo” mà họ không muốn bị bỏ lỡ. Xu hướng này khác biệt so với game truyền thống ở tính phi tập trung, khi tài sản trong trò chơi được phân bổ giữa người chơi thay vì được kiểm soát tập trung bởi một máy chủ.

Game blockchain được nhận định đang thay đổi cuộc sống của nhiều người, nhất là tại Đông Nam Á, khi giúp họ có thêm nguồn thu nhập, thậm chí thay cho công việc chính.

Phong trào chơi game blockchain kiếm tiền
Phong trào chơi game blockchain kiếm tiền
Phong trào chơi game blockchain kiếm tiền
Phong trào chơi game blockchain kiếm tiền

NFT nở rộ

Năm 2021, giới công nghệ bất ngờ khi hình ghép kỹ thuật số của 5.000 bức tranh có tên Everydays: The First 5000 Days được mua với giá 69 triệu USD – mức cao kỷ lục tại nhà đấu giá Christie’s. Tác phẩm của nghệ sĩ Beeple này được gắn mã NFT (non-fungible token), còn gọi là token độc nhất, được mã hóa dữ liệu nhận dạng và được lưu trữ, trao đổi dựa trên blockchain.

NFT còn được gắn vào mọi thứ từ dòng tweet đầu tiên của nhà sáng lập Twitter, avatar hình con vượn, nét vẽ nguệch ngoạc hay hình ảnh hòn đá… và được rao bán với giá từ hàng nghìn đến hàng triệu USD. Đặc biệt, cùng với xu hướng metaverse – được cho là kỷ nguyên tiếp theo của Internet, nhiều người bắt đầu đổ tiền đầu tư và thu mua bất động sản ảo dưới dạng NFT.

Cơn sốt NFT lên cao đến mức dữ liệu từ hệ thống từ điển Collins cho thấy, tần suất sử dụng từ khóa NFT đã tăng 11.000% so với năm ngoái, vượt các chủ đề nóng như Covid-19, Crypto, Metaverse để trở thành Từ của năm.

Tuy nhiên, đầu tháng này, ông Gou Wenjun, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Giám sát Chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cũng cảnh báo tính phi tập trung và ẩn danh khiến NFT có thể thành công cụ của tội phạm và khủng bố.

NFT nở rộ
NFT nở rộ
NFT nở rộ
NFT nở rộ

Cuộc đua sức mạnh máy tính lượng tử

Sau cuộc cách mạng về AI, BigData, 5G, công nghệ lượng tử được đánh giá là đường đua mới của thế giới năm nay. Ngày càng nhiều hệ thống tính toán với sức mạnh vượt trội để đạt ưu thế lượng tử.

Vào tháng 3, dữ liệu Valuenex cho thấy Trung Quốc đang thắng thế trong cuộc đua công nghệ lượng tử, còn Mỹ đang đổ nhiều tiền vào nghiên cứu nhằm rút ngắn khoảng cách. Trung Quốc đang nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế về công nghệ này, gấp đôi so với Mỹ và gấp ba lần Nhật Bản.

Tháng 7, Trung Quốc tuyên bố lập kỷ lục về điện toán lượng tử với máy tính Zuchongzhi đạt 66 qubit (nhưng chỉ sử dụng 56 qubit). Tháng 10, nước này tiếp tục khẳng định đã phát triển thành công Jiuzhang 2.0 với 66 qubit. Cả hai vượt Sycamore của Google – thiết bị đạt 54 qubit vào năm 2019.

Đến tháng 11, IBM giới thiệu Eagle, chip lượng tử mạnh nhất thế giới với 127 qubit. Trong khi đó, startup công nghệ QuEra của Mỹ cũng chế tạo hệ thống đạt 256 qubit, mạnh nhất từ trước đến nay. Đội ngũ đứng sau QuEra là các chuyên gia tại Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Máy tính lượng tử được kỳ vọng sẽ vượt qua những giới hạn của máy tính thông thường. Với sức mạnh tính toán vượt trội, giới khoa học kỳ vọng nó sẽ hữu ích trong nghiên cứu, như lập bản đồ các cấu trúc phân tử phức tạp, hay phản ứng hóa học.

Cuộc đua sức mạnh máy tính lượng tử
Cuộc đua sức mạnh máy tính lượng tử
Cuộc đua sức mạnh máy tính lượng tử
Cuộc đua sức mạnh máy tính lượng tử

Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức vận hành

Chỉ trong thời gian hơn 1 năm với tinh thần khẩn trương, cấp bách, trải qua 3 giai đoạn với từng bước đi cụ thể, Bộ Công an đã xây dựng thành công 2 dự án vào trước ngày 1/7/2021. Dù là 2 dự án độc lập, Bộ Công an đã chỉ đạo lồng ghép tối đa 2 dự án để bảo đảm đồng bộ tránh lãng phí, qua đó giảm được mức dự toán so với ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng.

Đến nay, đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống hơn 98 triệu nhân khẩu, qua đó đã đồng loạt tiến hành cấp mã số định danh cho công dân trên toàn quốc vào ngày 18/6/2021, đây là cơ sở quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

Từ 1/3/2021 đến nay, toàn quốc đã thu nhận được trên 54 triệu hồ sơ để cấp thẻ căn cước hoàn thành vượt mục tiêu đề ra trước 1 tháng so với kế hoạch. Công tác bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn, đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4 và các phương án bảo mật đã được bố trí từ Trung ương đến cấp xã.

Bộ Công an đã tiến hành chạy thử nghiệm kết nối tích hợp dịch vụ chia sẻ với các bộ ngành, địa phương; thử nghiệm kết nối các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Hiện CSDLQG về dân cư đã sẵn sàng chia sẻ và kết nối, đáp ứng các yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử.

Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức vận hành
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức vận hành
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức vận hành
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức vận hành

Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép cho 3 nhà mạng viễn thông gồm Viettel, VNPT và Mobifone triển khai thí điểm dịch vụ này. Như vậy, Viettel là đơn vị thứ 3 sau VNPT và Mobifone chính thức được cấp phép để triển khai Mobile Money.

Dịch vụ Mobile Money cho phép khách hàng dùng tài khoản viễn thông để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như: thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền trực tiếp tại hệ thống cửa hàng… mà không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng, không yêu cầu phải sử dụng smartphone, không cần kết nối internet.

Trong những năm qua, hạ tầng kỹ thuật thanh toán bao gồm Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp, hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt và được mở rộng kết nối đến tất cả các địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp và bối cảnh giãn cách xã hội do tác động của dịch Covid-19.

Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng
Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng
Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng
Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng

Ra mắt PC COVID – ứng dụng quốc gia phòng chống dịch COVID-19

Đây là sản phẩm được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhằm xây dựng một ứng dụng thống nhất phòng chống dịch COVID-19 trên cả nước, để giảm thiểu những khó khăn, phiền nhiễu cho người dân khi sử dụng; tạo luận lợi đối đa cho công tác phòng chống dịch; đồng thời tiết kiệm các nguồn lực và tận dụng tối đa các giải pháp, nền tảng công nghệ.

Theo đó, ứng dụng PC-COVID quốc gia sẽ có các nhóm chức năng: Hiển thị “thẻ COVID-19” tùy theo điều kiện do Bộ Y tế quy định; khai báo di chuyển nội địa; tra cứu thông tin tiêm vaccine COVID-19, kết quả xét nghiệm; khai báo y tế những nơi đã đến; hỗ trợ truy vết; hiển thị thông tin về mật độ di chuyển, bản đồ nguy cơ, xu hướng lây nhiễm; hiển thị thông tin về chiến lược tổng thể phòng dịch.

Ứng dụng này cũng được liên thông để thực hiện đối soát, xác thực với 4 nguồn dữ liệu lớn, quan trọng, đó là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý), Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý), Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêm chủng phòng COVID-19 (do Bộ Y tế quản lý) và Cơ sở dữ liệu về xét nghiệm COVID-19.

Ra mắt PC COVID - ứng dụng quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Ảnh: VOV)
Ra mắt PC COVID – ứng dụng quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Ảnh: VOV)
Ra mắt PC COVID - ứng dụng quốc gia phòng chống dịch COVID-19
Ra mắt PC COVID – ứng dụng quốc gia phòng chống dịch COVID-19

Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc

Ngày 29/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo với 1.060 xã, phường, thị trấn tại 20 tỉnh, thành phố.

Tại cuộc họp, Thủ tướng giao Bộ TT&TT chỉ đạo, đôn đốc Viettel và VNPT triển khai ngay việc kết nối hệ thống hội nghị trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Bộ TT&TT đã yêu cầu VNPT và Viettel phải thực hiện nhiệm vụ này thần tốc để đảm bảo kết nối đến 2.594 điểm cầu xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Ngay sau đó, Viettel, VNPT đã thực hiện chỉ trong 3 ngày gồm triển khai mạng lưới, thiết bị và hướng dẫn các tuyến xã, phường, thị trấn sử dụng. Quá trình kết nối đến các tuyến xã, phường, thị trấn trong một thời gian rất ngắn có nhiều khó khăn, nhưng Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp quyết tâm thực hiện hoàn thành đúng tiến độ Thủ tướng giao.

Đến chiều ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Cuộc họp được kết nối tới toàn bộ 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước để đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp trọng tâm phòng chống dịch.

Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc
Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc
Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc
Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc

Ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử

Đầu tháng 7/2021, Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 chính thức vận hành và hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với năng lực đáp ứng 5 triệu mũi tiêm/ngày.

Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia do Viettel xây dựng và phát triển, bao gồm 4 hệ thống: Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử; Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19; Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng quốc gia; Trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.

Nền tảng này đã vận hành tại 63/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Đây là nền tảng giúp người dân tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện. Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm chủng với tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.

Ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử
Ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử
Ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử
Ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử

Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số

Ngày 24/9, Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử vừa được kiện toàn, đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Ủy ban có 16 thành viên, Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Ủy ban này cũng được Thủ tướng kiện toàn gồm 16 thành viên. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực TT&TT; Bộ trưởng Bộ TT&TT làm Phó Chủ tịch. Các Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, cơ quan: Công an, Văn phòng Chính phủ, KH&CN, Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, Y tế, GD&ĐT, Công Thương, Xây dựng, NN&PTNT; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thứ trưởng Bộ TT&TT.

Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng và giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam…

Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số
Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số

Thủ tướng phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Ngày 12/9/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chính thức phát động chương trình ‘Sóng và máy tính cho em’, nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, chương trình “Sóng và máy tính cho em” sẽ được Bộ TT&TT cùng Bộ GD&ĐT phối hợp triển khai. Mục tiêu chương trình nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16, đồng thời thúc đẩy phát triển xã hội số.

Các nội dung chính của chương trình bao gồm việc triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến, vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và triển khai học trực tuyến.

Ngoài ra, chương trình còn phát động việc tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.

Thủ tướng phát động chương trình
Thủ tướng phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”
Thủ tướng phát động chương trình
Thủ tướng phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”

Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam lại tăng cao chưa từng thấy với hơn 1,3 tỷ USD

Trong năm 2021, vốn đầu tư rót vào startup tại Việt Nam đã có mức tăng trưởng kỷ lục, đạt hơn 1,35 tỷ USD, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các lĩnh vực nóng bỏng thu hút nguồn vốn đổ vào là công nghệ tài chính (FinTech), Game Blockchain, Công nghệ giáo dục (edtech), Startup y tế – dược phẩm, thương mại điện tử…

Việt Nam đã có khoảng 3.800 startups, với 3 kỳ lân là VNG, VNLife, MoMo và có 11 startups được định giá trên 100 triệu USD như: Tiki, Topica Edtech… Những thương vụ đầu tư vào startup được thực hiện, gây ấn tượng mạnh với thị trường như: Tiki gọi vốn thành công như MoMo 300 triệu USD, Tiki 258 triệu USD, VNLife 250 triệu USD, Sky Mavis 152 triệu USD, Equest 100 triệu USD…

Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam lại tăng cao chưa từng thấy với hơn 1,3 tỷ USD
Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam lại tăng cao chưa từng thấy với hơn 1,3 tỷ USD
Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam lại tăng cao chưa từng thấy với hơn 1,3 tỷ USD
Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam lại tăng cao chưa từng thấy với hơn 1,3 tỷ USD

Khởi động sự kiện Techfest Việt Nam 2021

Techfest lần thứ 7 có chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Kiến tạo tương lai”, với hơn 50 sự kiện sẽ diễn ra liên tục suốt từ nay cho tới cuối năm.

Tham gia Techfest 2021 sẽ có 16 làng công nghệ (16 lĩnh vực) và khoảng 300 gian hàng. Mục tiêu được chú trọng trong chuỗi các sự kiện của Techfest Việt Nam là tạo điều kiện để các startup có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư.

Do đó xúc tiến kết nối đầu tư sẽ là điểm nhấn của Techfest 2021 như khẳng định của ông Phạm Hồng Quất, cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).

Ngoài các làng công nghệ đã tham gia Techfest những năm trước, năm nay có thêm nhiều làng công nghệ mới, qua đó cũng phản ánh sự xuất hiện và vai trò được chú ý hơn của các xu hướng phát triển kinh tế.

Một số làng mới tham gia Techfest năm nay như: Làng An toàn không gian mạng, Làng Công nghệ giải trí & truyền thông, Làng Công nghệ đô thị thông minh và công nghệ bất động sản số; Làng Công nghệ y tế và giải pháp sáng tạo chăm sóc sức khỏe; Làng Công nghệ du lịch – ẩm thực và nông nghiệp bản địa…

Khởi động sự kiện Techfest Việt Nam 2021
Khởi động sự kiện Techfest Việt Nam 2021
Khởi động sự kiện Techfest Việt Nam 2021
Khởi động sự kiện Techfest Việt Nam 2021

Leave a comment