Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số không nhiều những nữ sĩ đã ghi lại được ten tuổi của mình trong vàn học trung đại Việt Nam. Thơ ca của bà cho đến ngày nay chỉ còn lại sáu tác phẩm nhưng bài nào cũng hay và được đánh giá cao. Tiêu biếu nhát có thế kế đến bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Đèo Ngang là con đèo chạy qua khúc ruột miền Trung của Tố quốc. Xưa, thời các vua chúa còn tranh giành quyền lực, con đèo từng là ranh giới chia đôi giang san thành Đàng Trong, Đàng Ngoài gây nên cảnh loạn li, chia ha đau xót. Bà Huyện Thanh Quan, nhân trên đường rời quê hương Thăng Long vao kinh đô Phú Xuân (Huế) bái kiến vua Nguyễn, đi qua Đèo Ngang mà chạnh lòng buồn thương cho lịch sử, cho cảnhị cho người và cả cho mình.
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tỉnh riêng ta với ta”.
Thời gian đã ngả về chiều, bước chân con người đã phải dừng lại đẻ nghỉ ngơi: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”. Cảnh chiều tà thường gợi cho lòng người nỗi buồn thương vơ vẩn. Huống chi, đây lại là buổi chiều tha hương, vậy nên câu thơ đầu tiên đã gợi nên một nỗi buồn cô đơn, hiu hắt.
Cảnh Đèo Ngang hiện lên qua những chi tiết đầy sức gợi: cỏ cây, hoa lá, dãy núi, con sổng, cái chợ, mấy túp nhà, tiếng chim quốc, chim đa đa, vài chú tiều phu. Thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sông củá con người nhưng rất hoang sơ:
“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.
Thiên nhiên hoang sơ không có sự chăm sóc của bàn tay con người. Từ chen” được lặp lại hai lần nằm giữa các từ chỉ sự vật cỏ cây, hoa, đá đã nhân mạnh sự um tùm, rậm rạp của sức sống hoang dại nơi này. Nhưng thiên nhiên càng hoang sơ thì sự sống con người càng heo hắt. Thật vậy, con người thì ít ỏi, thưa thớt quá, chỉ có “vài” chú tiều đang lom khom nhặt củi. “mấy” nhà chợ lác đác bên sông. Các phụ từ “vài”, “mấy” kết hợp với hai từ láy lom khom, lác dác đã diễn tả sự thưa thớt, vắng vẻ của sự sống nơi này. Bức tranh Đèo Ngang không phải là bức tranh tĩnh lặng. Đó đây củng vang lên những âm thanh nhưng đáng buồn thay đó không phải là tiếng “lao xao chợ cá làng ngư phủ” (thơ Nguyễn Trãi) mà lại là tiếng chim kêu thê thiết: quốc quốc, đa đa. Tiếng kêu của hai loài chim dại càng làm cho cảnh vật vắng vẻ, quạnh quẽ đến xót thương. Đặc biệt, ở đây, tác giả còn dùng biện pháp chơi chữ rất tài tình. Tiếng chim quốc được gắn với nỗi nhớ nước “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc”. Tiếng chim đa đa được biến âm thành “gia gia” để cùng nghĩa với nỗi nhớ nhà: “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Tiếng thương nước, nhớ nhà là của chim hay của chính tác giả vậy? Không chỉ vậy, ở cả bôn câu thơ độc đáo này, nữ sĩ còn dùng biện pháp đảo ngữ đưa các từ “lom khom”, “lác đác”, “nhớ nước”, “thương nhà” lên đầu câu đế nhấn mạnh nội dung cần biêu đạt. Đó là sự vất vả của đời sông người lao động, là sự hiu hắt, buồn vắng của sự sống và tâm trạng đau xót, cảm thương của tác giả.
Cánh Đèo Ngang là cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.
Có thế thấy, ẩn sâu lún trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ.
Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiêng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính là tiếng lòng tha thiết nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê. Và nhà thơ đã khép lại tấm lòng bằng hai câu hạ bút:
“Dừng chân dứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
Giữa cảnh trời, non, nước và một mảnh tình riêng có quan hệ đối lập nhau.
Cảnh càng rộng lớn thì tình càng cô đơn, con người càng nhỏ bé. Như thế, rõ ràng cảnh góp phần khiến nỗi cô đơn của tác giả càng lớn hơn, nặng nề hơn. Trong hai câu thơ cuối bài xuất hiện cụm từ “ta với ta” khá quen thuộc. Nó gợi đến cái “ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nhưng trái ngược với Tam Nguyễn Yên Đổ, “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan là bản thân ta đôi diện với chính mình, không phải là cái ta chúng ta vui vầy, ấm áp “Bác đến chơi đây ta với ta”. Và bởi thế, “ta với ta” của Bà Huyện Thanh Quan vang lên cô đơn, bơ vơ và tội nghiệp đến nhường nào!
“Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một áng thơ Đường luật xinh xắn, mẫu mực, vận dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật: đảo ngữ, chơi chữ, lặp từ… Cùng với số ít những bài thơ còn lại của bà, tác phẩm là nhân chứng sống động về một tài năng, một nhân cách đáng trân trọng trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam.