Mạch lập luận và bố cục của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

0

Tác phẩm “bản tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một trong những tác phẩm hết sức quan trọng mang ý nghĩa nghệ thuật lớn cũng như ý nghĩa chính trị và ý nghĩa thực tế cao. Văn bản tuyên ngôn độc lập và ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập.

1. Bố cục tác phẩm

Bố cục: 3 phần 

– Phần mở đầu (từ đầu đến “không ai chối cải được”): Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

– Phần nội dung (“thế mà … phải được độc lập”): Tội ác của thực dân Pháp và quá trình nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.

– Phần kết luận: (còn lại): Lời tuyên ngôn độc lập và tuyên bố giữ vững nền độc lập dân tộc bằng tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải.

2. Mạch lập luận của tác phẩm.

– Mục đích của bản “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ để tuyên bố độc lập mà còn phải đánh địch, bẻ gãy luận điệu xảo trá của kẻ thù. Vì vậy bản tuyên ngôn phải xác định cơ sở pháp lí, điểm tựa vững chắc, thuyết phục cho mạch lập luận ngay từ phần mở đầu.

– Đây là căn cứ thống nhất để vạch tội kẻ thù chỉ ra tính chất phi nghĩa của chúng, là cơ sở để khẳng định tính chính nghĩa theo “lẽ phải” của ta (phần nội dung)

– Từ đó mới đanh thép hùng hồn khẳng định xóa bỏ hết chế độ quân chủ ở Việt Nam.

Mạch lập luận thuyết phục người đọc ở tính lô gic chặt chẽ: Từ cơ sở lý luận, đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp, đích đáng không thể không công nhận.

3. Tính khôn khéo trong cách trích dẫn

Cách trích dẫn thể hiện sự khôn khéo mà kiên quyết của Hồ Chí Minh.

Khôn khéo vì tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của chính kẻ xâm lược.

Kiên quyết vì dùng lập luận “gậy ông đập lưng ông” lấy lí lẽ thiêng liêng của chúng để phê phán và ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng.

Ngầm thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc: Đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang nhau.

Câu văn khép lại phần mở đầu thật đanh thép, kiên quyết. Đây là câu chốt quan trọng trong mạch lập luận. Nó khẳng định những điều được trích dẫn và suy rộng ra ở trên là “lẽ phải”, là “chân lí” và nó trở thành một tường thành vững chắc sừng sững được dựng lên, những điều được nói phía sau mới có sức nặng thuyết phục và giá trị pháp lý.

Leave a comment